Chi đầu tư là gì

Chi đầu tư phát triển [tiếng Anh: Development investment expenditure] của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Hình minh hoạ [Nguồn: doanhnhansaigon]

Khái niệm

Chi đầu tư phát triển dịch sang tiếng Anh là Development investment expenditure.

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn vào các hoạt động kinh tế - xã hội để mong nhận được những lợi ích kinh tế hoặc lợi ích xã hội lớn hơn trong tương lai.

Đầu tư phát triển là loại hình đầu tư có liên quan đến sự tăng trưởng qui mô vốn của nhà đầu tư và qui mô vốn trên phạm vi toàn xã hội. 

Thông qua đầu tư phát triển, cơ sở vật chất thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế được tăng cường, đổi mới, hoàn thiện, hiện đại hoá; 

Góp phần quan trọng trong việc hình thành và điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng cao, bền vững của nền kinh tế quốc dân. 

Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều hết sức coi trọng và có những quốc sách đúng đắn về đầu tư phát triển.

Đặc điểm chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước

- Thứ nhất, chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn của ngân sách nhà nước nhưng không có tính ổn định.

Qui mô và tỉ trọng chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển trong từng thời phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và khả năng nguồn vốn ngân sách nhà nước, song nhìn chung các quốc gia luôn có sự ưu tiên ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển. 

Chi đầu tư phát triển là một khoản chi lớn của ngân sách nhà nước, có xu hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và tỉ trọng trong tổng chi ngân sách nhà nước.

Tuy vậy, cơ cấu chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước lại không có tính ổn định giữa các thời phát triển kinh tế - xã hội. 

Thứ tự và tỉ trọng ưu tiên chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước cho từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực kinh tế - xã hội thường có sự thay đổi lớn giữa các thời

Chẳng hạn, sau một thời ưu tiên tập trung đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thì thời sau sẽ không cần ưu tiên đầu tư nhiều vào lĩnh vực đó nữa, vì hạ tầng giao thông đã tương đối hoàn chỉnh...

- Thứ hai, xét theo mục đích kinh tế - xã hội thì chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước mang tính chất chi cho tích lũy.

Chi đầu tư phát triển là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích luỹ tài sản của nền kinh tế quốc dân. 

Mặt khác, cơ sở vật chất thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua các khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước chính là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. 

Với ý nghĩa đó, chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là chi cho tích lũy.

- Thứ ba, phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời .

Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển là nhằm để thực hiện các mục tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời có ý nghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. 

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm để bảo đảm phục vụ tốt nhất việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả chi đầu tư phát triển.

[Tài liệu tham khảo: Quản lí tài chính công, 2012, Đại học Thuỷ Lợi]

Diệu Nhi

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm

Sự khác nhau cơ bản giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là gì?

                  Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Tràn Thị Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Khái niệm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định khái niệm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển như sau:

Chi thường xuyên:

Là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chi đầu tư phát triển

Là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và sự trữ vật tư hàng hóa của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Nội dung 

[i] Các hoạt động sự nghiệp [kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác

[ii] Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội;

[iii] Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng Sản và các tổ chức chính trị xã hội;

[iv] Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

[v] Các chương trình quốc gia;

[vi] Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;

[vii] Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;

[viii] Hỗ trợ cho các tổ chức xã hội nghiệp theo quy định của pháp luật;

[ix] Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

[i] Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn;

[ii] Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước;

[iii] Góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước;

[iv] Chi bổ sung dự trữ nhà nước;

[v] Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

Tính chất của các khoản chi

Bản chất của chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất thường xuyên ổn định, mang tính chất tiêu dùng, phạm vi tác động ngắn hơn.

Bản chất của chi đầu tư phát triển là khoản chi nhằm ổn đinh kinh tế vi mô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội không ổn định, là các khoản chi lớn, mang tính chất tích lũy phát triển, phạm vi tác động lớn.

Hình thức chi

  • Chi thường xuyên: Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự toán.
  • Chi đầu tư phát triển: Có khoản cấp phát hoàn lại tạm ứng. Chi theo dự toán kinh phí hoặc cấp phát theo lệnh chi tiền.

Nguồn vốn chi

  • Chi thường xuyên: Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế và phí lệ phí thu trong cân đối ngân sách
  • Chi đầu tư phát triển bao gồm: Nguồn thu ngân sách từ thuế; Phí lệ phí thu trong cân đối ngân sách; Nguồn vốn vay của nhà nước.

Dự toán chi

  • Chi thường xuyên: Gồm dự toán chi hàng năm được thực hiện tương đối đều trong các tháng, quý của năm….
  • Chi đầu tư phát triển: Bao gồm tổng dự toán và dự toán bố trí hàng năm, chi thường vào thời điểm cụ thể nên có kế hoạch chi để bảo đảm nguồn

Mức độ ưu tiên

  • Chi thường xuyên: Mức độ thường xuyên
  • Chi đầu tư phát triển: Có thể bị gián đoạn

Xem thêm:  Quy định về xác định nguồn chi thuộc dự toán mua sắm thường xuyên

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thuế được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: .

Video liên quan

Chủ Đề