Chiến lược phát triển giáo dục 2011 2023

Trường TH Tân Bình  nằm cặp quốc lộ 54. Trường có diện tích 7600 m2.

Trường  chuẩn bị công nhận chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2020. Hiện nay, trường có 25 phòng học kiên cố có đầy đủ các phương tiện để làm việc và phục vụ dạy- học.

Đội ngũ GV ngày càng trưởng thành về mọi mặt, có 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Hàng năm nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” nhiều năm liền trường đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, nhiều cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ, LĐTT cấp Huyện, trường có nhiều học sinh đạt giải trong các Phong trào do Huyện và Tỉnh Tổ chức.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018 - 2023, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của      Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

Xây dựng và phát triển kế hoạch chiến lược của trường TH Tân Bình là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và chính sách của Chính Phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường TH xây dựng nghành giáo dục huyện Bình Tân phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với các khu vực và thế giới.

I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

          Căn cứ  Văn Bản Hợp nhất sồ 03 /VBHN-BGDĐT ngày 22 / 01 / 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

          Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

          Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

          Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;

           Căn cứ thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Môi trường bên trong:

a. Điểm mạnh.

*Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

        - Tổng số CB, GV, NV: 41 ; Trong đó: CBQL: 3 , GV: 34 , NV: 4

         - Trình độ chuyên môn: 100 % đạt chuẩn, trong đó có 68,6 % đạt trình độ trên chuẩn.

         - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đủ về số lượng, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhiều người có trình độ chuyên môn giỏi và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy.

        - Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường; tích cực cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công tác.

* Về cơ sở vật chất:

          - Phòng học: phòng. 25 phòng [Trong đó: 12 Phòng kiên cố; 13 phòng bán kiên cố].

         - Phòng bộ môn: 0 phòng

         - Phòng Thư viện: 01 phòng 60 m2

         - Phòng Y tế: 01 phòng 16 m2

              - PhòngThiết bị: 01 phòng 26 m2

               - PhòngThường trực-bảo vệ: 02 phòng 16 m2

         - Các phòng chức năng gồm phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn, Đoàn Đội đảm bảo đủ

Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại

*Thành tích:

        - Danh hiệu thi đua:

            + Năm học 2015 - 1016: Chi bộ Đảng đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ;

            + Năm học 2016 - 2017: Chi bộ Đảng đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ;

            + Năm học 2017 - 2018: Chi bộ Đảng đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ;

            + Năm học 2015 - 2016: Tập thể Lao động Tiên tiến;

            + Năm học 2016 - 2017: Tập thể Lao động Tiên tiến;

            + Năm học 2017 - 2018: Tập thể Lao động Tiên tiến.

b. Điểm hạn chế.

- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

            + Điều kiện về nguồn lực chưa đảm bảo cho mọi hoạt động [Thiếu cán bộ chuyên trách TBDH…………].

           + Đánh giá xếp loại chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên...

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

            + Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ch­ưa thực sự đồng đều. Nhân tố điển hình ít. Lực lượng giáo viên trẻ đ­ược bổ sung trong những năm gần đây tuy có cố gắng song còn thiếu kinh nghiệm, chưa bộc lộ rõ khả năng đào tạo, bồi d­ưỡng học sinh giỏi. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn hạn chế trong hoạt động dạy học, quản lý, giáo dục học sinh theo hướng đổi mới.

           + Một số giáo viên tuổi cao khả năng trình độ công nghệ thông tin hạn chế.

          + Cơ cấu đội ngũ đủ về số lượng, chưa đảm bảo về cơ cấu

           + Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ giáo viên còn hạn chế nhất là đối với những đồng chí tuổi cao. Đây là trở ngại lớn trong việc vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại. Việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế, chưa thật tự giác, do đó hiệu quả chưa cao.

           - Chất lượng học sinh: Chưa thật đồng đều; tỷ lệ học sinh đạt lực học giỏi thấp. Thành tích học sinh giỏi chưa ổn định;

      - Cơ sở vật chất:

            + Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho dạy học theo hướng hiện đại và đổi mới. Phòng học bộ môn còn thiếu những phương tiện hiện đại, khó khăn cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

           + TBDH cũ, thiếu…

2. Môi trường bên ngoài:

          - Xã có 8 ấp.Thu nhập bình quân đầu nguời ở mức thấp. Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương, tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý giáo dục.

3. Thời cơ.

          - Được sự quan tâm của cấp ủy, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh.

          - Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, đạt trình độ trên chuẩn cao [%]

        - Khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch theo Đề án nông thôn mới. Diện tích của nhà trường đủ để phát triển cơ sở hạ tầng trường học trong giai đoạn mới.

        - Được Phòng GD&ĐT huyện   quan tâm , chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.

4. Thách thức.

         - Cha mẹ học sinh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao với nhà trường về chất lượng giáo dục của học sinh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

         - Do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả; nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

         - Các nhà trường trong địa bàn huyện đã có những bước tiến mạnh mẽ, chất lượng giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới.

- Số học sinh tăng trong những năm tới đòi hỏi nhà trường phải bổ sung cơ sở vật chất, lớp học

         - Xã là địa phương thuần nông, kinh tế gia đình và đời sống nhân dân không ổn định; tỷ lệ cha mẹ học sinh thường xuyên làm ăn xa gia đình cao; là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường.

5. Xác định các vấn đề ưu tiên.

         - Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

         - Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

         - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ Tâm và Tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

        - Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, xây mới, tu sửa, nâng cấp, và mua sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục...

       - Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

       - Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện: Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh...

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI

1. Quy mô số lớp, số học sinh.

Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2018-2023[ Số HS mỗi lớp từ HS]

Năm học

Khối 1

Khối 2

Khối 3

Khối 4

Khối 5

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số

lớp

Số

HS

2018-2019

5

150

5

155

5

156

5

160

4

135

2019-2020

5

145

5

150

5

155

5

156

5

160

2020-2021

5

156

5

145

5

150

5

155

5

156

2021-2022

5

152

5

156

5

145

5

150

5

155

2023-2024

5

155

5

152

5

156

5

145

5

150

2. Tầm nhìn:

       - Phấn đấu xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nâng cao vị thế của nhà trường;      Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên. Phấn đấu  xây dựng các điều kiện trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.

3. Sứ mệnh:

        - Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện. 4. Các giá trị cốt lõi:

          - Tinh thần đoàn kết

- Khát vọng vươn lên

- Tính trung thực

- Tinh thần trách nhiệm

- Tính sáng tạo

- Lòng tự trọng

- Tình nhân ái

- Sự hợp tác

IV. CÁC NHÓM PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2018- 2023.

1. Nhóm phát triển các hoạt động giáo dục

1.1. Phát triển giáo dục

1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục

Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, điều chính nội dung dạy học linh hoạt theo đối tượng học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực của học sinh.

Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 66-CT/TU ngày 27/01/2014 của Tỉnh uỷ, Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

Đối với việc dạy học ngoại ngữ:

         Tiếp tục dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục thông qua di sản ...

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của học sinh. Từ năm 2018 đến năm 2020 có 99,9% học sinh học đúng độ tuổi ở các khối lớp, 99%-100% học sinh hoàn thành chương trình lớp học, 100% học sinh lớp 5 tốt nghiệp TH. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục

Trong giai đoạn 2018- 2023 phấn đấu chỉ tiêu các hoạt động cụ thể như sau:

- Tuyển sinh vào lớp 1: 100%.

- Tỉ lệ bỏ học trong năm và qua hè: 0%.

- Phổ cập giáo dục tiểu học: tăng từ 0,5 đến 1,0%.

- Xếp loại năng lực , phẩm chất:

+ Phẩm chất : 100%

+ Năng  lực: HTT : Từ 40% trở lên.

   HT: Từ 60% trở lên.

  CHT: ≤ 0%.

- Số học sinh được xét công nhận tốt nghiệp TH: 100%.

        - Tham gia thi giải Toán, Trạng nguyênTiếng việt trên Internet có chất lượng

1.1.3. Giải pháp thực hiện

  • Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.
  • Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
  • Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.

1.2. Đảm bảo chất lượng

1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

            - Đảm bảo tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giảng dạy. sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ.

           - Đảm bảo đủ phòng học để học tổ chức tốt các hoạt động dạy thêm, dạy đội tuyển, phụ đạo học sinh yếu theo kế hoạch. Có đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.

          - Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; ứng dụng phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý cán bộ giáo viên nhân viên.

          - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí cán bộ giáo viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu.

1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng

- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo quy định; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp, trong đó quan tâm đến hình thức tự bồi dưỡng ở nhà trường theo đơn vị tổ, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đạt trình độ trên chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, dự chuyên đề cụm, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…

- Đi sâu bồi dưỡng giáo viên mới ra trường và có tay nghề còn yếu. Phấn đấu 80% giáo viên đạt chuyên môn loại tốt, 20% giáo viên đạt loại khá và không có giáo viên đạt yêu cầu.

- Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục đạo đức cho học sinh trong tất cả các môn học.

1.2.3. Các hoạt động đảm bảo chất lượng

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

- Thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi

- Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên kiến thức và kỹ năng tuyên truyền vớicác bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng về công tác giáo dục học sinh.

- Tổ chức các hoạt đông ngoài giờ lên lớp hiệu quả.

1.2.4. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng

- Việc tự đánh giá chất lượng trường học thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Công tác tự đánh giá của nhà trường cần thực hiện đầy đủ theo quy trình và tự đánh giá đúng 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí, 108 chỉ số theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học.

2. Nhóm phát triển đội ngũ

2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

  • Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:
  •  Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học; 100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị; 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc.

-   Đối với Giáo viên: 100% trình độ đào tạo đạt chuẩn, 100% giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 60% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có 25% giáo viên được xếp loại xuất sắc; 100% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại Trung bình; 70% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 20% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi huyện trở lên; 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.

2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức

Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2018 đến 2023

Năm học

Số lớp

TS CB, GV, NV

CB

QL

GV

NV

GV dạy các môn

AN

MT

TD

NN

Tin

KT

VT

TV

YT

PC

2018-2019

24

41

3

24

1

2

3

3

1

1

1

1

1

2019-2020

24

41

3

24

1

2

3

3

1

1

1

1

1

2020-2021

24

41

3

24

1

2

3

3

1

1

1

1

1

2021-2022

24

41

3

24

1

2

3

3

1

1

1

1

1

2022-2023

24

41

3

24

1

2

3

3

1

1

1

1

1

2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

         - Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

       - Xây dựng môi trường sư phạm ở trường học trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên về nề nếp học tập, sinh hoạt. Mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy cho học sinh bằng những hiểu biết của mình mà còn dạy học sinh bằng cả cuộc đời mình. Vì thế hiệu trưởng cần phối hợp với Công đoàn xây dựng tập thể giáo viên thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

          - Rà soát lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên. Động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên chưa có trình độ ngoại ngữ, tin học tự học để nâng cao trình độ.

- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Dự giờ, hội giảng giảng, thi giáo viên giỏi, chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm… Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có phần thưởng khích lệ và góp ý rút kinh nghiệm để giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được. Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.

- Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Xây dựng bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.

- Phát huy vai trò cá nhân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc.       Từng bước hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3. Nhóm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

- Xây dựng trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý nhà trường.

- Đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, phòng bộ môn, các công trình phụ trợ để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả

3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất

Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2018 đến 2023 [ Sơn mới lại ]

Hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

Số lượng

Diện tích [m2]

Ghi chú

Khối phòng học

Phòng

25

60m2/ phòng

m2 sử dụng

Khối PHBM

- PHBM Tin học

Phòng

2

60m2/ phòng

m2 sử dụng

- PHBM Tiếng Anh

1

60m2/ phòng

m2 sử dụng

- PHBM Âm nhạc

1

60m2/ phòng

m2 sử dụng

- Thư viện

Phòng

1

60 m2

m2 sử dụng

- Kho TBDH dùng chung

1

40m2/ phòng

m2 sử dụng

- Phòng truyền thống

Phòng

1

20m2/ phòng

m2 sử dụng

- Nhà đa năng

Nhà

1

300m2

Xây mới

Khối phòng hành chính quản trị

- Phòng họp

Phòng

1

60 m2

m2 sử dụng

- Phòng tổ chuyên môn

Phòng

1

30 m2

m2 sử dụng

- Phòng tổ hành chính

Phòng

1

42 m2

m2 sử dụng

- Phòng Y tế

Phòng

1

42 m2

m2 sử dụng

- Kho

Phòng

1

42 m2

m2 sử dụng

- Phòng bảo vệ

Phòng

1

16 m2

m2 sử dụng

Sân chơi, hệ thống thoát nước

1

2000 m2

Tổng cộng

* Mua sắm trang thiết bị dạy học giai đoạn 2018 đến 2023

             - Tham mưu với lãnh đạo ngành để hàng năm được mua sắm bổ sung những thiết bị tối thiểu, tăng cường trang bị những thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học trong điều kiện mới.

3.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất giai đoạn 2018- 2023.

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng trường đảm bảo đủ số phòng học cho học sinh học tập, vui chơi và đầy đủ phòng chức năng.

- Tiếp tục bổ sung, chuẩn hóa trang thiết bị dạy học từ nguồn kinh phí giao quyền tự chủ theo quy định và yêu cầu trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ dạy học.

- Quy hoạch môi trường bên trong và bên ngoài, quy hoạch lại cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường Xanh- Sạch- Đẹp thể hiện môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.

4. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính

4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính

- Huy động nguồn tài chính từ tất cả các nguồn: ngân sách nhà nước và địa phương, vận động nhân dân và cha mẹ học sinh.

- Tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội

4.2. Giải pháp thực hiện

        - Thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định

        - Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp hỗ trợ nhà trường trong mọi hoạt động. Bàn bạc thống nhất và theo dõi thu chi các khoản thu hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

       - Huy động các nguồn lực xã hội khác như: Doanh nghiệp tư nhân, các mạnh thường quân, … hỗ trợ thêm kinh phí trang bị thêm một số trang thiết bị, đồ dùng học tập, hỗ trợ cấp học bổng, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

5. Phát triển và quảng bá thương hiệu

  • Triển khai có hiệu quả Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội nghị, diễn đàn ...

Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

  •  Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

        -    Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đỗi với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến kế hoạch

          - Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục trường Tiểu học Tân Bình giai đoạn 2018- 2023 được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan cấp trên, Đảng ủy, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường.

          - Niêm yết công khai kế hoạch chiến lược nhà trường tại bảng tin nhà trường.

         - Công khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trên website nhà trường

1.2. Xây dựng lộ trình

* Giai đoạn 2018-2019:

- Triển khai Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, viên chức. Báo cáo lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

         - Hoàn thành cơ bản xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu đầu tư xây mới sân chơi, phòng học và lập quy hoạch nhà hiệu bộ, phòng chức năng; bổ sung trang thiết bị

       - Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn kiểm định nhà trường, phấn đấu đạt chất lượng cấp độ 3.

       - Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức 2

* Giai đoạn 2019-2020:

       - Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

      - Tăng cường hoàn thiện các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.

      - Đón đoàn kiểm tra đánh giá ngoài.

          * Giai đoạn 2020 – 2021.

       - Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

      - Tăng cường hoàn thiện bổ sung các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.

          * Giai đoạn 2021– 2022.

       - Tiếp tục Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

      - Tiếp tục Tăng cường hoàn thiện bổ sung các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.

      - Tham mưu lãnh đạo sửa chữa , trang trí lại các phòng học và phòng chức năng.

           * Giai đoạn 2022 – 2023.

      - Tiếp tục Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

      - Tiếp tục Tăng cường hoàn thiện bổ sung các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.

      - Tham mưu lãnh đạo sửa chữa , trang trí lại các phòng học và phòng chức năng.

      - Kiểm tra đánh giá chiến lượt sau năm năm.

   1.3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

        - Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

           + Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

           + Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

          - Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

         - Tổ trưởng chuyên môn:

         + Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

        + Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể [từng năm] của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện

        - Giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

       - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

           + Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

         + Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

         - Ban đại diện cha mẹ học sinh:

        + Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà trường.

       + Tăng cường giáo dục gia đình, vận động cha mẹ học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

       VI. KIẾN NGHỊ

         1. Đối với Huyện ủy, UBND huyện

- Quan tâm đầu tư, phê duyệt các nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Tân Bình.

          - Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cho nhà trường.

       2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

3. Đối với chính quyền địa phương

         - Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương, thông tin, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của mọi người dân, toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng cho con em địa phương

        - Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội khuyến học quan tâm giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất trường học, tạo nguồn vốn đối ứng, chủ đầu tư những hạng mục lớn; bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.

         Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường Tiểu học Tân Bình giai đoạn 2018-2023 và tầm nhìn đến năm 2025. Kế hoạch chiến lược này nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 đến 10 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của đào tạo con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề