Chính sách mới mẹ Việt Nam anh hùng

[PLO]- Kể từ ngày 1-7 số tiền trợ cấp hàng tháng cho đối tượng là bà mẹ Việt Nam anh hùng nhận được sẽ là: 1.624.000 đồng x 3= 4.872.000 đồng.

Kể từ 1-7 tới đây, Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 quy định về ưu đãi người có công với cách mạng chính thức có hiệu lực.

Đáng chú ý trong số đó là quy định mới về trợ cấp hàng tháng đối bà mẹ Việt Nam anh hùng được nhận sẽ bằng ba lần mức chuẩn. 

Cụ thể, Điều 18 Pháp lệnh 02/2020 quy định bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng các chế độ ưu đãi như: Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ; Trợ cấp hằng tháng bằng ba lần mức chuẩn; Phụ cấp hằng tháng; Trợ cấp người phục vụ đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm; Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở.

Quy định về mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng ba lần mức chuẩn là điểm khác biệt so với quy định hưởng trợ cấp tại Pháp lệnh hiện hành [hưởng theo mức trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ].

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 58/2019 thì mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng.

Pháp lệnh hiện hành quy định bà mẹ Việt Nam anh hùng hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng giống như mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ. Cụ thể, thân nhân của một liệt sĩ thì hưởng bằng một lần mức chuẩn [1.624.000 đồng]; thân nhân của hai liệt sĩ thì hưởng bằng hai lần mức chuẩn [3.248.000 đồng]; thân nhân của ba liệt sĩ thì hưởng bằng ba lần mức chuẩn [4.872.000 đồng].

Do đó, nếu áp dụng theo quy định mới thì kể từ ngày 1-7 số tiền trợ cấp hàng tháng cho đối tượng là bà mẹ Việt Nam anh hùng nhận được sẽ là: 1.624.000 đồng x 3= 4.872.000 đồng. Với cách tính này tiền trợ cấp hàng tháng của bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ không phụ thuộc vào số người con là liệt sĩ.

Tuy nhiên, cần lưu ý là Nghị định 58/2019 đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng dự thảo Nghị định thay thế với mức đề xuất mức chuẩn mới là 1.744.000 đồng.

Vậy nên, kể từ 1-7 trợ cấp hàng tháng đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn sẽ được tính bằng ba lần mức chuẩn theo quy định tại Nghị định 58/2019.

TP.HCM truy tặng danh hiệu 'Bà Mẹ Việt Nam anh hùng' cho 14 Mẹ

[PLO]- TP.HCM đã truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” đợt 41 đối với 14 Mẹ.

ĐẶNG LÊ

Chào tổng đài tư vấn chính sách! Tôi muốn hỏi là bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng những chế độ gì ạ?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ tại Điều 18 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định như sau:

“Điều 18. Chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

1. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ quy định tại các khoản 1, 2, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 16 của Pháp lệnh này.

2. Trợ cấp hằng tháng bằng 03 lần mức chuẩn.

3. Phụ cấp hằng tháng.

4. Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.

5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

6. Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.”

Theo quy định nêu trên, bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được hưởng những chế độ sau đây:

Thứ nhất, cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.

Thứ hai,  trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Thứ ba, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng nếu sống cô đơn.

Thứ tư,  bảo hiểm y tế đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Thứ năm, ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm.

Thứ sáu, hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thứ bảy, Nhà Nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.

Thứ tám, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.

Thứ chín, ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ mười, vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.

Thứ mười một, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Thứ mười hai, Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Thứ mười ba, hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.

Thứ mười bốn, trợ cấp hằng tháng bằng 03 lần mức chuẩn.

Thứ mười lăm, phụ cấp hằng tháng.

Thứ mười sáu, trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.

Thứ mười bảy, điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

Như vậy, bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng mười bảy chế độ ưu đãi nói trên theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Chiều 24/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ. Ảnh: TRẦN HẢI.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Nghị định gồm 4 chương, 16 điều và 6 phụ lục quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nghị định nêu rõ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng [mức chuẩn]. Mức chuẩn này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh.

Trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là 4,872 triệu đồng

Theo đó, mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là 4,872 triệu đồng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1,361 triệu đồng; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là 1,679 triệu đồng; Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là 974.000 đồng.

Nhiều chế độ ưu đãi người có công

Ngoài quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, Nghị định cũng quy định cụ thể các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm: Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết; hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ; hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ; hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; các chế độ ưu đãi khác.

Trong đó, về điều dưỡng phục hồi sức khỏe, Nghị định quy định: Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/1người/1 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/1 người/1 lần.

Nội dung chi bao gồm: Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng; thuốc thiết yếu; quà tặng cho đối tượng; các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng [mức chi tối đa 15% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung], gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng.

Về hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học, Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non: 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: 0,4 lần mức chuẩn/1 đối tượng/1 năm.

Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 0,4 lần mức chuẩn/1 đối tượng/1 năm.

Về hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, Nghị định quy định hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ [tối đa 3 người] hoặc người thờ cúng liệt sĩ mỗi năm một lần khi đi thăm viếng một liệt sĩ.

Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/1 km/1 người.

Nghị định cũng bổ sung quy định người bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 23 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV Ưu đãi người có công với cách mạng mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% - 20% thì được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/9/2021.

Nguồn: Nhân dân

Video liên quan

Chủ Đề