Cho 6 8 gam H2S hấp thụ vào 100ml dung dịch NaOH 4 m tìm cm của chất trong dung dịch sau phản ứng

     BÀI TẬP SO2, H2S

1. SO2 [ hoặc H2S] TÁC DỤNG DUNG DỊCH KIỀM

Trường hợp : Khí SO2 tác dụng dung dịch NaOH hoặc KOH

SO2 + NaOH   →NaHSO3  [1];   

SO2 + 2NaOH →Na2SO3 + H2O [2]

T  =

T ≤ 1               : tạo muối NaHSO3 phản ứng [1], tính theo NaOH

1  < T < 2       : tạo 2 muối NaHSO3 và Na2SO3 : phản ứng [1] và [2]

T ³ 2               : tạo muối Na2SO3 phản ứng [2], tính theo SO2

Trường hợp : Khí H2Stác dụng dung dịch NaOH hoặc KOH

H2S + NaOH   →NaHS  + H2O [1];   

H2S + 2NaOH →Na2S + 2H2O [2]

T  =

T ≤ 1               : tạo muối NaHS phản ứng [1], tính theo H­2S

1  < T < 2       : tạo 2 muối NaHSvà Na2S : phản ứng [1] và [2]

T ³ 2               : tạo muối Na2S phản ứng [2], tính theo NaOH

Bài 1: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 [đkc] là:

A. 250 ml                    B. 500 ml                    C. 125 ml                    D. 175 ml

Lời giải

Vì NaOH tối thiểu cần dùng nên chỉ xảy ra phản ứng tạo NaHSO3 [ tỉ lệ NaOH : SO2 =1:1]

NaOH + SO2 → NaHSO3

Số mol NaOH = số mol SO2 = 5,6/22,4 = 0,25 [mol]

Thể tích dung dịch NaOH = n/CM­ = 0,25/2 = 0,125 [lit] = 125 [ml]

Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí SO2 [đkc] vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M . Muối thu được gồm:

A. Na2SO4                                           B. NaHSO3                

C. Na2SO3                                           D. NaHSO3 và Na2SO3

Lời giải

Số mol SO2 = 2,24/22,4 = 0,1 [mol]

Số mol NaOH = 0,1 . 1,5 = 0,15 [mol]

Ta có: nNaOH / nSO2 = 0,15/0,1 = 1,5

Mà 1Muối sinh ra là Na2SO3,theo phản ứng:

Khối lượng dung dịch sau phản ứng :mdd=2560+8.64=3072g

Vậy C%[Na2SO3]=

2. SO2 [ HOẶC H2S] TÁC DỤNG VỚI Ba[OH]2 HOẶC Ca[OH]2

Ta lập tỉ lệ như sau:

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba[OH]2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 10,85 gam                                      B. 16,725 gam

C. 21,7 gam                                         D. 32,55 gam

Lời giải

Số mol S = 4,8/32= 0,15 [mol]

Số mol Ba[OH]2 = 0,2 . 0,5 = 0,1 [mol]

S + O2 → SO2

Từ pt => Số mol SO2 = số mol S = 0,15 [mol]

Ta có tỉ lệ: nSO2 / nBa[OH]2 = 0,15/0,1 = 1,5

=> SO2 tác dụng với Ba[OH]2 thu được 2 muối: BaSO3 và Ba[HSO3]2

SO2 + Ba[OH]2 → BaSO3 + H2O

x——-x—————x [mol]

2SO2 + Ba[OH]2 → Ba[HSO3]2

2y——-y—————-y [mol]

Ta có hệ phương trình gồm: nSO2 = x + 2y = 0,15 [1] và nBa[OH]2 = x+y = 0,1 [2]

Giải hệ phương trình => nBaSO3 = x = 0,05 [mol]

Vậy khối lượng kết tủa = mBaSO3 = 0,05  .  217 = 10,85 [gam]

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2  bằng một lượng O2  vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba[OH]2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,2.                                   B. 18,0.                       C. 12,6                                                D. 24,0.

Lời giải

1 lít dung dịch chứa Ba[OH]2 0,15M và KOH 0,1M

→ nBa[OH]2  =  0,15.1= 0,15 mol → nOH- = 0,15.2 = 0,3 mol [có 2OH-]

→ nKOH=  0,1.1= 0,1 mol → nOH- = 0,1 mol [có 1OH-]

→= 0,3 + 0,1 = 0,4 mol

[có thể dùng máy tính bấm nhanh: 

nOH- =  V . [2CM[Ba[OH]2] + 1. CM[NaOH]]  = 1. [2.0,15 + 1. 0,1] = 0,4 mol

SO2  mà có Ba[OH]2 nên kết tùa là BaSO3 có nBaSO3 =  = 0,1 mol

Vì cho dung dịch Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch có muối của gốc HSO3- tức trường hợp này tạo 2 muối

            SO2       + OH-    →   HSO3-

                        0,3      ←[0,4-0,1]

            HSO3- + OH-dư  → SO32-  + H2O

                           0,1      0,1           ←0,1

Ba2+ +  SO32- →  BaSO3

                                    0,1          ←0,1

[ vì tỉ lệ các chất trong phương trình phản ứng là như nhau nên có thể tính nhanh

nSO2 = nOH-   -  nBaSO3 = 0,4-0,1 = 0,3 mol]

  FeS2  →   2SO2

    0,15     ←0,3                          → mFeS2 = 0,15 . 120 = 18g

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1 : Sục 6,4 gam khí lưu huỳnh đioxit vào 300ml dung dịch NaOH 1M, tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng

A.  Na2SO3 0,1 mol; m = 12,6 gam ; NaOH dư : 0,1 mol; m = 4 gam.

B.  Na2SO3 0,2 mol; m = 12,6 gam ; NaOH dư : 0,1 mol; m = 4 gam.

C.  Na2SO3 0,1 mol; m = 6,3 gam ; NaOH dư : 0,1 mol; m = 4 gam.

D.  Na2SO3 0,1 mol; m = 12,6 gam ; NaOH dư : 0,2 mol; m = 4 gam.

Bài 2: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 [đktc] vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9 M. Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng

A. Na2SO3 = 0,15 mol; m = 18,9 gam; NaHSO3 =0,15 mol; m= 15,6 gam

B. Na2SO3 = 0,16 mol; m = 18,9 gam; NaHSO3 = 0,15 mol; m= 15,6 gam

C. Na2SO3 = 0,15 mol; m = 18,9 gam; NaHSO3 = 0,16 mol; m= 15,6 gam

D. Na2SO3 = 0,15 mol; m = 18,9 gam; NaHSO3 = 0,15 mol; m= 5,6 gam

Bài 3 : Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 [đktc] vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch

A. 29,6 gam                B. 39,3 gam                             C. 25,3 gam                D. 29,3 gam   

Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,136 lít khí SO2  [ở đktc] vào 2,5 lít dung dịch Ba[OH]2  nồng độ a mol/l, thu được 21,7 gam kết tủa. Giá trị của a:  

A. 0,096                      B. 0,048.                     C. 0,06.                                               D. 0,04

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề