Chữ xuân 2023

Sinh con năm 2023 mệnh gì?

Những người sinh năm 2023 Quý Mão cầm tinh con Mèo và mang mệnh Kim, cụ thể là Kim Bạch Kim [vàng pha bạc].

  • Xét về thiên can: Quý [trong chữ Quý Mão] sẽ tương hợp với Dậu, tương hình với Đinh, Kỷ.
  • Xét về địa chi: Mão sẽ tam hợp với Hợi, Mùi và xung khắc với Tý, Ngọ, Dậu [tứ hành xung].
  • Xét về ngũ hành: mệnh Kim Bạch Kim sẽ tương sinh với Thuỷ, Thổ [Kim sinh Thuỷ, Thổ sinh Kim], tương khắc với mệnh Mộc, Hoả [Kim khắc Mộc, Hoả khắc Kim].
Năm 2023 sinh tháng nào tốt mẹ biết chưa?

Sinh con năm 2023, mệnh Kim sẽ hợp với những màu sau:

  • Màu của bản mệnh, thuộc hành Kim: xám, trắng, ghi.
  • Màu tương sinh [hành Thổ]: nâu, vàng sẫm.

Ngược lại, người cầm tinh con mèo sinh năm 2023 cần kiêng kị các màu như đỏ, cam, hồng, tím [thuộc hành Hoả].

>> Bạn có thể xem thêm: Cách đặt tên con trai năm 2023 vừa hay vừa ý nghĩa, giúp con tiền đồ xán lạn, luôn gặp nhiều may mắn

Sinh con năm 2023 có tốt không?

Năm 2023 sinh con tháng nào tốt? Bên cạnh vấn đề đẻ con năm 2023 tháng nào tốt thì chọn năm tốt cũng rất quan trọng. Năm 2023 là năm Quý mão, cầm tinh con mèo [con giáp thứ 4 trong 12 con giáp]. Đây là con vật được xem là thú cưng ở nhiều gia đình.

Trong 12 con Giáp, loài mèo được đánh giá có tính cách khá ôn hòa, không hiền không dữ. Có lúc con vật này rất bám người; hiếu khách; hoà đồng; lại có lúc thể hiện sự phản kháng nếu không thoải mái.

Những người tuổi Quý Mão được dự đoán là có bản lĩnh; thích tự lập; tự do bay nhảy; ghét sự ràng buộc, áp đặt. Họ thiên về hướng nội; nguồn nội lực tự bản thân rất lớn; có thể tự mình xoay sở; vượt qua mọi thử thách. Tuy nhiên, họ hơi thiên về lý trí nên có thể không khéo léo trong việc bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với mọi người.

Theo tử vi, nam sinh năm 2023 sẽ có cuộc đời sung túc, sự nghiệp phát triển nhanh nhất vào thời kỳ trung vận và có cuộc sống an nhàn lúc về già. Nữ sinh năm Quý Mão 2023 cũng có vận mệnh tốt đẹp về tình duyên, tài lộc và cả công danh. Vậy sinh con năm 2023 tháng nào tốt? Hãy xem phần dưới đây nhé!

Sinh con năm 2023 tháng nào tốt?

Năm 2023 sinh con tháng nào tốt? Tháng sinh cũng là yếu tố rất quan trọng bên cạnh năm sinh. Tuỳ theo từng thời điểm trong năm, cuộc đời của những em bé sinh năm 2023 Quý mão có những dự đoán khác nhau.

1. Sinh con năm 2023 tháng nào tốt? Sinh vào tháng 1 Âm lịch [tháng Dần]

Quý mão 2023 sinh tháng nào tốt? Tuổi Quý Mão sinh năm 2023 vào tiết Lập Xuân thường là những người có vận khí tốt, tuy nhiên đầu óc thường phải lo toan tính toán, khó được an nhàn. Cuộc đời họ hay bôn ba khắp chốn, ít được an yên.

2. Sinh tháng 2 Âm lịch [tháng Mão]

Sinh con năm 2023 tháng nào tốt? Tháng sinh đẹp năm 2023 không phải là tháng 2 âm lịch.Em bé sinh vào tháng này có cuộc đời khá thăng trầm, nhiều khó khăn khi còn trẻ nhưng sẽ được hưởng phúc đức khi về già.

3. Sinh con 2023 tháng nào tốt? Sinh tháng 3 Âm Lịch [tháng Thìn]

Quý mão 2023 sinh tháng nào tốt? Là người có tính cách hòa đồng, năng động, có nhiều bạn bè, quý nhân phù trợ. Tuy ra đời với hai bàn tay trắng, chịu nhiều vất vả nhưng tương lai sẽ làm nên nghiệp lớn.

4. Sinh con năm 2023 tháng nào tốt? Sinh tháng 4 Âm lịch [tháng Tỵ]

Tháng sinh đẹp năm 2023 là tháng 4 âm lịch. Người sinh vào tháng này có ý chí nhưng hơi thiếu quyết đoán. Là người có vẻ ngoài nổi trội, nhiều may mắn trong cuộc sống, gia đình đầm ấm, con cái hiển vinh.

5. Sinh con năm 2023 tháng nào tốt? Sinh vào tháng 5 Âm lịch [tháng Ngọ]

Bé sinh vào tháng này sẽ là người nho nhã, lễ phép, được nhiều người yêu quý. Cuộc đời, sự nghiệp của người này rất hanh thông, cuộc sống dư dả, cuối đời gặp may mắn.

6. Sinh con năm 2023 tháng nào tốt? Sinh vào tháng 6 Âm lịch [tháng Mùi]

Tháng sinh đẹp năm 2023 là tháng 6 âm lịch. Những người sinh vào tháng 6 Âm lịch năm Quý Mão 2023 thường có tài quản lý, sự nghiệp hưng vượng, mọi việc thành công như ý.

Chữ/từ "Xuân" gốc Hán nhưng đã được Việt hóa từ lâu đời, trở thành từ thông dụng hàm chứa nhiều nghĩa khi kết hợp với một từ/chữ khác. Tết đến, Xuân về tìm hiểu về ý nghĩa triết lý và nhân sinh của từ này cũng là điều thú vị.

Trước hết, hãy xem xét tự dạng. Chữ "Xuân" được cấu tạo với ba nét ngang ở trên, nét phẩy ở bên trái kéo dài nối ba nét ngang; bên dưới ba nét ngang là chữ nhật và ở bên phải là nét mác đầu chấm nét ngang cuối cùng. Trong cách thức tạo chữ Hán, chữ "Xuân" thuộc kiểu "hội ý: tức là phối hợp các yếu tố để tạo nên nghĩa".

Ảnh minh họa.

Mùa Xuân đánh dấu một chu kỳ trọn vẹn của chuyển vận thời khí. Người xưa đã gửi vào chữ/từ "Xuân" một ý niệm triết lý sâu sắc: Xuân thể hiện quan điểm "tam tài hợp nhất", tam tài là Thiên, Địa, Nhân, tượng trưng bởi ba nét ngang, hợp nhất tượng trưng bởi nét phẩy xuyên qua ba nét ngang. Mùa Xuân khí dương bắt đầu lên, mọi vật còn tươi non nên chữ "Nhật" [Mặt trời = khí dương] mới đặt ở dưới hai bên che bởi nét mác, nét phẩy. Như vậy, chữ "Xuân" không chỉ đơn thuần chỉ một mùa trong năm mà đã tiềm ẩn chiều sâu văn hóa.

Khảo sát những từ phái sinh, chúng ta thấy thêm được nhiều điều, xin dẫn ra một số trường hợp.

Xuân tiết nghĩa Hán - Việt chỉ Tết Nguyên đán âm lịch, "Tết cả" quan trọng nhất trong một năm kết thúc và mở đầu cho một vòng chuyển vận của Thiên, Địa, Nhân, để rồi đến tiết "Xuân phân" [ngày 20 hay 21 tháng 3 dương lịch] thì có sự cân bằng tương đối giữa âm dương.

Chỉ những gì tươi, mới, đang lên, bắt đầu thịnh của trời đất, con người, có các từ: xuân lan [hoa Lan], xuân thiên [ngày Xuân], thanh xuân [tươi trẻ], xuân lôi [sấm mùa xuân]… Xuân gắn với tình yêu nam nữ như các từ: xuân tình, hoài xuân. Nói về sự suy thoái được hồi phục có từ hồi xuân [tươi lại]. Từ "xuân kim" chỉ ý nghĩa bao trùm: mùa Xuân, khí xuân, trời xuân là hiện tại, là cái đang xảy ra quán xuyến nhân sinh vũ trụ.

Ngày Tết người Việt bao đời có tục trang hoàng trong nhà bằng câu đối, song viết câu đối, tặng câu đối thì diễn ra ở nhiều thời điểm trong năm. Từ xuân liễn có nghĩa là câu đối viết vào mùa Xuân đồng nghĩa với câu đối Tết.

Từ Xuân cũng gắn với nghề nông trồng lúa nước, với một trong hai vụ lúa truyền thống [chiêm, mùa] đó là các từ: xuân địa [ruộng chiêm], xuân hóa [ủ giống chiêm], xuân tịch [cày chiêm]… Điều này gián tiếp phản ánh nguồn gốc của chữ xuân, có lẽ từ phía Nam Trường Giang - địa bàn sinh tụ của tộc Bách Việt với nghề trồng lúa nước, du nhập vào Việt Nam.

Chữ Nôm được cha ông ta tạo ra trên cơ sở chữ Hán, trong kho tàng chữ Nôm, chữ Xuân và Xoan là một, sử dụng nguyên mẫu chữ Hán. Về các trường hợp Xoan đồng nghĩa với Xuân, xin được nêu ra các thí dụ: hát Xoan là lối hát cửa đình [hát Xuân], trong lễ hội mùa Xuân ở một số địa phương của tỉnh Phú Thọ. Ca dao có câu:

Trai ba mươi tuổi đang xoan [xuân]

Gái ba mươi tuổi đã toan về già

Hoặc:

Tiếc thay hạt gạo tám xoan [xuân]

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

Chữ Xuân ghép thêm với bộ mộc ở bên trái chỉ cây xoan, loại cây rất phổ biến trước đây nở hoa vào mùa Xuân. Nhà dân ở nông thôn ngày trước thường làm bằng gỗ xoan [lấy vợ hiền hòa làm nhà gỗ xoan].

Đôi điều tìm hiểu về chữ Xuân, mong góp thêm một ý vị cho ngày Tết cổ truyền.

Ngọc Hoa

Ngọc Hoa, Hải Phong

Chủ Đề