Chứng minh lòng yêu nước trong văn học trung đại

I. Nội dung

1. Nội dung yêu nước trong văn giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

- Nội dung yêu nước xuất hiện những biểu hiện mới như ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước [Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm], tư tưởng canh tân đất nước [Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ], tìm hướng đi mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc [Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát]...

- Những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:

+ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu: Lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá.

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [Nguyễn Đình Chiểu]: Sự biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc.

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn [Chu Mạnh Trinh]: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

+ Vịnh khoa thi hương [Trần Tế Xương]: Lòng căm thù giặc.

2. Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

- Chủ nghĩa nhân đạo trong giai đoạn này trở thành một trào lưu vì xuất hiện hàng loạt những tác phẩm có giá trị như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương...

- Những nội dung thể hiện trong văn học giai đoạn này là sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người; khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con người; đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

- Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới, hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế [Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương]; ý thức về cá nhân đậm nét hơn, ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân.... qua các tác phẩm như Tự tình [Hồ Xuân Hương], Bài ca ngất ngưởng [Nguyễn Công Trứ].

- Dẫn chứng các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Truyện Kiều [Nguyễn Du] đề cao vai trò của tình yêu, biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người cá nhân. Tình yêu không chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống, qua tác phẩm, nhà thơ muốn đặt ra và chống lại định mệnh.

+ Trong Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn], con người cá nhân được gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ, hạnh phúc chóng phai tàn do chiến tranh.

+ Thơ Hồ Xuân Hương là con người cá nhân bản năng khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực, bày tỏ thẳng thắn những ước mơ của người phụ nữ với cá tính mạnh mẽ.

+ Truyện Lục Vân Tiên [Nguyễn Đình Chiểu] là con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo nho giáo.

+ Bài ca ngất ngưởng [Nguyễn Công Trứ] là con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ.

+ Thơ Tú Xương là nụ cười giải thoát cá nhân và sự khẳng định mình.

3. Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Vào phủ chúa Trịnh là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc họa ở hai phương diện, cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa và cuộc sống ốm yếu, thiếu sinh khí của cha con nhà chúa.

- Trong mắt tác giả, Trịnh phủ thâm nghiêm và đầy uy quyền thế hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran của kẻ hầu người hạ, ở những con người oai vệ và ở dáng vẻ khúm núm, sợ sệt của người ngoài. Phủ chúa là một thế giới riêng biệt, phải qua rất nhiều cửa gác, mọi việc đều phải qua quan truyền lệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải cúi lạy, phải nín thở...

Phủ chúa là nơi giàu sang, xa hoa từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt, từ vật dụng đến đồ ăn thức uống. Cả vật và người đều phơi bày sự giàu sang, xa xỉ.

- Cuộc sống nơi Trịnh phủ rất thiếu sinh khí , đó cũng là nguyên nhân gây ra sự ốm yếu của thế tử Cán. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng âm khí nơi phủ chúa.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là nội dung đề cao đạo lí nhân nghĩa qua Truyện Lục Vân Tiên và nội dung yêu nước qua Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Chạy Tây và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Đình Chiểu về nghệ thuật là tính chất đạo đức - trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

- Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, hình tượng người anh hùng nông dân nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng [đau thương, hào hùng]. Tiếng khóc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc đau thương mà lớn lao, cao cả.

II. Phương pháp

1. Hình thức ôn tập

- Tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học giai đoạn trung đại.

- Thuyết trình.

- Thảo luận nhóm.

- Viết báo.

2. Nắm được đặc điểm của bộ phận văn học từ đó tìm hiểu những tác phẩm cụ thể

Văn học giai đoạn này mang những đặc điểm riêng về tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, bút pháp nghệ thuật và thể loại văn học…

Page 2

SureLRN

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Chứng minh văn học tinh thần yêu nước thể hiện trong văn học trung đại [lớp 8] vd như trong bài chiếu dời đô , hịch tướng sĩ , nước đại việt ta ,... Sử dụng luận điểm và làm rõ luận điểm giúp . Viết bài văn rõ ràng . thanks nhé

Điểm chung của ba tác phẩm này là lòng yêu nước, đây cũng là tư tưởng lớn trong văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV bạn ơi. Mình phân tích cho bạn 3 ý lớn trong lòng yêu nước được thể hiện trong 3 tác phẩm nhé. Cả 3 tác phẩm này đều thể hiện tình yêu nước rất sâu đậm bạn nhé * Đọc kỹ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng của những con người luôn suy nghĩ, lo lắng cho nước, cho dân.. Đối với họ, nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi. - Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý của một vị đế vương, Lí Thái Tổ [Lí Công Uẩn] đã nghĩ ngay đến việc dời đô. Đây không phải là việc làm tùy tienj, theo ý riêng của mình để thỏa mãn thói chơi ngông với đời, cũng không phải là lợi ích cá nhân, gia tộc. Đó là nghĩ cho nước, cho dân... - Tình cảm này còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất của đời Trần: Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là chủ soái thống lĩnh toàn quân, trước hiểm họa xâm lăng, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, Trần Quốc Tuấn vô cùng lo lắng. Nỗi căm giận quân giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xé trái tim ông, trào dâng sôi sục trong ông: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối...." Càng nghĩ việc quân việc nước, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng. - Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng trở nên sâu đậm. Nó không chỉ là niềm trăn trở mà trở thành lẽ sống cúa ông, thành lý tưởng mà ông tôn thờ: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Những tấm lòng vì nước vi dân ấy khiến ta xiết bao cảm phục và xúc động. * Tình cảm yêu nước không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước cho dân mà đã phát triể thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường: - Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở Lí Thái Tổ thể hiện ở việc quyết tâm dời đô, xây dựng đất nước phồn thịnh hơn. [dẫn chứng] - Ở Trần Hưng Đạo lại biểu hiện bằng ý chí quyết chiến, chiến thắng quân giặc, ở ý chí sẵn sàng xả thân vì nước "dẫu cho trăm thân này...." Ông khéo động viên khích lệ tướng sĩ, chỉ ra nỗi nhục và phê phán thói thờ ơ, ham chơi. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc. - Còn đối với Nguyễn Trãi, khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc. "Như nươc đại việt.... đời nào cũng có". *Càng yêu nước bao nhiêu càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu : - Tuy nhà Lí còn non trẻ nhưng từ sâu thẳm trái tim Lí Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn dòm ngó nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ thù. - Trần Hưng Đạo khẳng định với tướng sĩ rằng "có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai" và rồi xã tắc sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân hạnh phúc. - Niềm tự hào còn biểu hiện tập trung cao độ hơn trong tác phẩm của Nguyễn Trãi. Kết luận: Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong ba áng văn chương cổ đại này vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân VN.

Nguon: //az24.vn/hoidap/Long-yeu-nuoc...-Nuoc-Dai-Viet-ta-d2889745.html#ixzz2RFtB7KHv

Ba tác phẩm này đều có những điểm tương đồng và giống nhau ở hình thức, thể tài và nội dung bạn ạ. Bạn tham khảo nhé. Phân tích theo ý, không phân tích theo từng tác phẩm bạn nha. Mỗi ý đưa ra lấy dẫn chứng từ 3 tác phẩm đã cho. Điểm giống nhau của ba văn bản này là: - Đều được viết theo thể văn nghị luận. - Đều thuộc Nghị luận trung đại. - Đều có sự kết hợp yếu tố biểu cảm. Điểm tương đồng của 3 văn bản này là: - Đều thể hiện một khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh, vững bền. - Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc. - Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc. - Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.

Nguon: //az24.vn/hoidap/Long-yeu-nuoc...-Nuoc-Dai-Viet-ta-d2889745.html#ixzz2RFtLeJXy

Video liên quan

Chủ Đề