Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2023

Vậy là tiếng trống khai trường đã điểm, năm học mới đã chính thức bắt đầu. Gần 24 triệu học sinh là gần 24 triệu gia đình, với bao cố gắng, bao chăm lo, bao ước mơ cho một năm học mới. Mọi sự khởi đầu bao giờ cũng chứa đựng những ước mơ, hy vọng. Các em học sinh mong ước điều gì vào một năm học mới? Cùng lắng nghe chia sẻ của học sinh trên mọi miền Tổ quốc.

Năm học 2022 - 2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong đó có dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, 7 và 10. Kế hoạch và lộ trình đổi mới đã có nhưng thực tế khi triển khai, các trường đều phải rất nỗ lực trong bối cảnh thiếu giáo viên các môn học mới đang là khó khăn chung.

Nỗ lực dạy theo chương trình mới

Lớp 3C - Trường Tiểu học Trung Tự, Hà Nội đã bắt đầu tiết học đầu tiên. Năm học này, các em học theo chương trình mới, sách giáo khoa mới.

Em Nguyễn Quỳnh Chi - học sinh Trường Tiểu học Trung Tự, Hà Nội - chia sẻ: "Mở sách giáo khoa mới con thấy môn Toán hay, có nhiều hình minh họa cụ thể. Tiếng Anh thì nhiều hình ảnh sinh động, ví dụ cho từ mới như mother, daddy...".

Em Nguyễn Quỳnh Chi - học sinh Trường Tiểu học Trung Tự, Hà Nội

Học sinh hào hứng với cái mới nhưng việc triển khai dạy chương trình mới đối với lớp 3, nhà trường gặp không ít khó khăn. Trường năm nay có 8 lớp 3, với 368 học sinh.

Bà Ngô Phi Khanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Tự, Hà Nội - cho biết: "Phân bổ biên chế chưa theo kịp với chương trình mới. Nhà trường thiếu giáo viên dạy tiếng Anh và Tin học cho lớp 3 nên hiện tại là các thầy cô dạy hợp đồng. Mà như vậy tôi nghĩ bản thân các thầy cô chưa yên tâm thì việc dạy học cũng khó khăn".

Ngay từ trước khi vào năm học, trường đã có kế hoạch ký hợp đồng được với những giáo viên 2 môn Tin học và tiếng Anh. Đồng thời có phương án hỗ trợ, xây dựng một tập thể đoàn kết để các giáo viên hợp đồng cũng yên tâm giảng dạy.

Bên cạnh đó, những kinh nghiệm tích lũy từ thời gian dạy online cũng là nền tảng để các trường linh hoạt trong dạy và học, nỗ lực triển khai đổi mới.

Để tạo dựng một môi trường giáo dục chất lượng, chắc chắn nhà trường phải nỗ lực. Nhưng chỉ ở phía nhà trường, thầy cô không thì chưa đủ, đó còn phải là sự đồng hành của phụ huynh và sự cầu tiến của học sinh. Nếu vậy thì những bỡ ngỡ về chương trình và sách giáo khoa mới rồi cũng sẽ qua đi.

Nhà trường, phụ huynh cùng xây dựng môi trường giáo dục

Năm nay là năm đầu tiên, lớp 10 học sách giáo khoa và chương trình mới. Đây cũng là lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Học sinh được lựa chọn 4 môn học khác nhau, ngoài các môn chính. Để đáp ứng những nguyện vọng rất đa dạng, Trường THPT Lý Thái Tổ, Cầu Giấy, Hà Nội đã tổ chức dạy 12 tổ hợp khác nhau.

Nhưng trường học không chỉ cần đảm bảo về chất lượng, trường học cần những người thầy người cô thực sự tôn trọng học sinh. Sự tôn trọng trong cách ứng xử, sự tôn trọng ở cách quan tâm, sự tôn trọng thể hiện qua lời hứa trước những học sinh bé bỏng nhất!

Cùng với sự nỗ lực của nhà trường, phải có sự song hành của phụ huynh. Anh Nguyễn Duy Hùng có hai con đang đi học. Đón năm học mới, anh cùng nhiều phụ huynh khác, tham gia hỗ trợ nhà trường trang trí lớp học. Lớp học đẹp hơn, chính các con anh sẽ học vui, học tốt hơn.

Hôm nay, nhiều nụ cười đã bừng sáng trên gương mặt của học sinh, của phụ huynh, của các thầy cô giáo. Để niềm vui không chỉ dừng lại hôm nay, cần sự cố gắng không chỉ từ một phía!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Năm học 2022 - 2023 có tiếp tục thực hiện những điều chỉnh của chương trình năm ngoái nữa không, nếu không thì thực hiện như thế nào? Băn khoăn này cần được hướng dẫn kịp thời của Bộ GD-ĐT.

Vừa qua, Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Căn cứ khung thời gian năm học của Bộ, các địa phương xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình.

Bộ GD- ĐT cần sớm có hướng dẫn về thực hiện chương trình giáo dục mới

Năm học 2021 - 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để thích ứng trong tình hình mới Bộ đã có nhiều chỉ đạo trong việc dạy học, hướng dẫn thực hiện chương trình: khai giảng trực tuyến, dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, dạy học trên truyền hình, kiểm tra trực tuyến…

Riêng về thực hiện chương trình 2021 - 2022, do dịch bệnh, Bộ cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về điều chỉnh nội dung dạy học. Đặc biệt, Bộ yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kỳ những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện…

Năm học 2022 - 2023 sắp đến, dịch bệnh Covid-19 tuy vẫn còn tồn tại nhưng cơ bản đã được khống chế, mọi hoạt động đều đã trở lại bình thường trong tình hình mới, Bộ cũng sớm có hướng dẫn về thực hiện chương trình giáo dục mới thay thế cho Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH vì năm học mới sắp bắt đầu và Bộ cũng đã ban khung thời gian năm học.

Đối với những nội dung dạy học mà Bộ đã hướng dẫn điều chỉnh [giảm tải] trong năm học 2021 - 2022 thì năm học 2022 - 2023 có tiếp tục thực hiện nữa không, nếu không thì thực hiện như thế nào cũng cần được hướng dẫn kịp thời.

\n

Việc Bộ GD-ĐT sớm có hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục năm 2022 - 2023, sẽ giúp nhà trường, thầy cô thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch dạy học [phân phối chương trình]; kế hoạch bài dạy; kiểm tra đánh giá… thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006 [đối với lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12] và chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp còn lại. Ngày 21.7 Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 3175/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn ở trường phổ thông. Thông tư hướng dẫn có 3 yêu cầu cần thực hiện: Đổi mới cách dạy và cách học; đổi mới cách đánh giá học sinh [HS]; tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học.

Với nhiều thầy cô, việc thực hiện yêu cầu đổi mới cách đánh giá HS trong môn ngữ văn chính là khâu đột phá mạnh, sẽ làm thay đổi căn bản cách dạy và cách học môn ngữ văn, triệt tiêu việc học văn mẫu. Lâu nay HS quen với cách kiểm tra như thế nào thì học như thế đó. Nói cách khác việc đổi mới cách ra đề thi sẽ tác động đến phương pháp dạy và học môn ngữ văn.

Bản thân văn mẫu không sai, chỉ tiếc rằng cách dạy của thầy cô, cách kiểm tra hiện nay, ngay cả đề thi tốt nghiệp THPT 2022 của Bộ buộc các em phải dựa và làm theo văn mẫu một cách máy móc, rập khuôn thiếu sự sáng tạo, chính kiến quan điểm, lập luận phản biện của cá nhân.

Để thay đổi, trước hết thầy cô phải là những người năng động, sáng tạo trong việc dạy - học, truyền thụ kiến thức cho HS từ đó mới có những HS năng động, sáng tạo, tích cực chủ động, nói không với việc dạy theo giáo án mẫu, văn mẫu, đề thi mẫu… Khi đề kiểm tra môn ngữ văn không yêu cầu thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn thì tự nhiên văn mẫu không còn đất để tồn tại.

Tin liên quan

  • Công bố báo cáo tác động chương trình giáo dục cộng đồng ‘Sinh Con, Sinh Cha’
  • Đề nghị Chính phủ báo cáo việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
  • Thiếu điều này, Chương trình giáo dục phổ thông mới khó thành công

Chủ Đề