Chuyển dạ giả kéo dài bao lâu

Chuyển dạ bao lâu thì sinh? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít những mẹ bầu đang trong những tháng cuối thai kỳ chờ ngày sinh. Hiểu được nỗi lo không hề nhỏ này của các thai phụ, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ giải đáp một số những băn khoăn cho các mẹ bầu nhé!

Thực tế cho thấy trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể của thai phụ sẽ xuất hiện các cơn co thắt hay nói cách khác là những triệu chứng chuyển dạ giả. Các cơn đau này sẽ thường xảy ra với mức độ nhẹ và tần suất thưa thớt. Những cơn đau chuyển dạ thật sẽ xuất hiện vào trước ngày dự kiến sinh khoảng 2 tuần với các dấu hiệu rõ rệt hơn như: những cơn đau thắt tử cung quằn quại và dữ dội, thậm chí xuất hiện hiện tượng vỡ ối kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Thời gian sinh thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như lực co bóp của cơn gò, ống sinh dục, tiểu khung chậu của mẹ hay cả ngôi thai, kích thước đầu thai. Cụ thể là ở sản phụ sinh con so, do cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc, thời gian chuyển dạ thường kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ với trung bình là 12 đến 18 giờ [trong khi con rạ chỉ 8 đến 16 giờ].

Các cơn gò tử cung có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu báo chuyển dạ

Ngoài ra, thời gian kéo dài cũng vì một phần các mẹ bầu này sinh con đầu lòng, khi phát hiện các dấu hiệu sắp sinh con so, các mẹ dễ rơi vào trạng thái bỡ ngỡ và lúng túng, hoàn toàn không biết phải làm gì cũng như không biết cách thở và rặn sinh thế nào để giúp các cơn gò trở nên hiệu quả hơn nên đòi hỏi phải cần nhiều thời gian hơn, tốn nhiều sức lực hơn.

Khi đó, một cuộc chuyển dạ kéo dài quá lâu ít nhiều đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên, tự trang bị trước cho mình các kiến thức cần thiết để chủ động “ứng phó” khi xảy ra dấu hiệu chuyển dạ là điều vô cùng cần thiết.

Biểu hiện đau chuyển dạ là báo hiệu đầu tiên cho thấy thời khắc sinh con của mẹ đang gần kề. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cơ tử cung co giãn liên tục để cổ tử cung được mở rộng ra, tạo điều kiện cho em bé chui lọt ra ngoài khi sinh. Quá trình cổ tử cung mở rộng ra đi kèm với hàng loạt cơn đau do co thắt tử cung và được chia làm 2 pha:

  • Pha tiềm tàng [thời gian cần thiết trước khi kích thước cổ tử cung mở ra đến 6cm]
  • Pha tích cực [khoảng thời gian cổ tử cung mở rộng từ 6cm lên đến kích thước tối đa khoảng độ 10cm].

Thời gian của pha tiềm tàng thường không thể dự đoán trước. Đau chuyển dạ bao lâu thì sinh còn tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, tiền sử mang thai trước đó và những yếu tố liên quan khác. Đối với mẹ bầu sinh con lần đầu, thời gian trung bình rơi vào khoảng vài giờ đến vài ngày. Còn với mẹ bầu đã từng mang thai trước đó, pha tiềm tàng thường sẽ ngắn hơn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu biết khi nào dấu hiệu đau chuyển dạ cần phải nhập viện. Nếu nhận thấy hiện tượng vỡ nước ối hoặc âm đạo ra máu nhiều bất thường thì thai phụ cần phải nhập viện ngay lập tức.

Đây là lúc mẹ bầu cần phải nhập viện theo dõi càng sớm càng tốt. Các cơn đau chuyển dạ càng lúc càng nặng nề hơn, xảy ra thường xuyên hơn. Thai phụ có thể cảm thấy chân bị chuột rút và cảm giác buồn nôn. Trong pha này, mẹ bầu sẽ nhanh chóng bị vỡ ối và cảm thấy áp lực ngày càng nặng lên phần lưng. Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ đồng hành bên mẹ trong suốt quá trình này. Mẹ bầu có thể cần đến thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần nếu không thể chịu nổi cơn đau do các đợt co thắt tử cung. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 8 giờ. Trung bình mỗi giờ, phần cổ tử cung sẽ giãn ra 1cm, cho đến khi thai phụ thật sự có thể rặn đẻ.

Đối với tất cả mẹ bầu, trải qua một quá trình dài mang thai và hàng loạt các cơn đau chuyển dạ hành hạ vào các tháng cuối cùng của thai kỳ là cảm giác không thể nào quên được. Tuy nhiên, hãy cố gắng vượt qua những cơn đau chuyển dạ vì hạnh phúc vỡ òa khi thấy con mình chào đời khỏe mạnh.

Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ đồng hành bên mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ

Chuyển dạ sinh là một quá trình hoàn toàn sinh lý, làm cho thai nhi và phần phụ của thai [bánh nhau, màng ối và dây rốn] được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Đây là sự phối hợp giữa các chu kỳ cơn gò tử cung và sự xóa mở cổ tử cung, kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài. Thời gian lý tưởng cho một cuộc chuyển dạ đã được nêu rõ ở trên, thế nhưng dấu hiệu cho thai phụ có thể dễ dàng nhận biết mình sắp vượt cạn là như thế nào, có thể nhiều thai phụ còn chưa nắm rõ. Các mẹ bầu có thể tham khảo một số dấu hiệu để nhận biết chuyển dạ sắp sinh như sau:

Khi mẹ bầu nhận thấy triệu chứng vỡ ối hoặc rò ối để các bác sĩ chuyên khoa can thiệp, đưa ra phương án đỡ đẻ tốt nhất để an toàn cho cả mẹ và bé. Tần suất và mức độ các cơn co thắt tử cung nhiều hơn. Thai nhi từ tuần 37 trở đi sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng đau mạnh, quặn thắt đi kèm các cơn co thắt tử cung làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Ban đầu các cơn đau bụng sẽ xuất hiện ở lưng dưới xuống bụng dưới và dồn đến 2 chân.

Gần ngày sinh nếu để ý mẹ bầu sẽ thấy dịch nhầy âm đạo sẽ đặc hơn bình thường. Nguyên do của hiện tượng này là nút nhầy bịt kín cổ tử cung sẽ bong ra trong cổ tử cung. Đây là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh em bé chứ chưa sinh ngay.

Tình trạng chuột rút và đau lưng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi thai nhi vào tuần thứ 37 trở đi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần khiến mẹ không chịu được thì nên đến viện ngay để bác sĩ khám, theo dõi để đảm bảo an toàn, sức khỏe tốt nhất cho mẹ.

Tình trạng chuột rút xuất hiện báo hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ sắp sinh

Thai nhi sẽ dần dịch chuyển xuống phần bụng dưới trước khoảng 1 – 2 tuần bé chào đời để dễ dàng hơn cho việc sinh đẻ. Khi thấy có dấu hiệu này mẹ bầu nên hoàn tất việc chuẩn bị để cho quá trình chào đón em bé.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ thông thường sẽ là thời điểm có các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên những dấu hiệu này không quá nguy hiểm hoặc gây ảnh hưởng gì đến  sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đây chỉ là dấu hiệu cảnh báo các triệu chứng sắp sinh của em bé.

Những thai phụ mang thai lần đầu sẽ có các dấu hiệu chuyển dạ sớm hơn những mẹ sinh lần 2, lần 3. Vì vậy những mẹ bầu trẻ cần theo dõi thường xuyên cơ thể của mình để kịp thời có các biện pháp xử lý và tuyệt đối không được dùng bất cứ phương pháp nào để hạn chế hoặc ngăn chặn cảm giác đau.

Khi có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ mẹ bầu nên đến ngay cơ sở thăm khám chuyên khoa để đưa ra kết luận thời gian sinh và phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Nhằm tránh trường hợp sinh em bé bất ngờ gây ra các biến chứng khó lường cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu yên tâm chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất để quá trình vượt cạn diễn ra thành công

Quá trình chuyển dạ xảy ra rất nhanh và thuận lợi nhưng có nhiều sản phụ phải trải qua quá trình sinh nở khó khăn với giai đoạn chuyển dạ kéo dài.

Hi vọng với những thông tin về các dấu hiệu đau bụng chuyển dạ được Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chia sẻ ở trên, mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân để nhanh chóng nhận biết và yên tâm chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần và vật chất để quá trình vượt cạn diễn ra an toàn và nhanh chóng.

Dấu hiệu chuyển dạ giả đôi khi là ẩn số với các mẹ chuẩn bị sinh. Gần đến ngày sinh, bất cứ những dấu hiệu nào cũng khiến mẹ bầu thắc mắc và lo lắng. Đôi khi đó là những dấu hiệu chuyển dạ giả khiến cho mẹ bầu thường hoang mang, lo sợ. Hiểu được càng nhiều thông tin về cơn chuyển dạ giả sẽ giúp mẹ chủ động và có cách đối phó an toàn hơn. Cùng Carewithlove tìm hiểu nhé!

Chị Trần Thảo Vi – Founder của Care With Love, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Canada, bà mẹ của 4 bé – chia sẻ cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật cho mẹ bầu.

Không phải phụ nữ nào cũng có dấu hiệu chuyển dạ giả. Điểm khác biệt lớn nhất với chuyển dạ thật là chuyển dạ giả không gây ra sự giãn nở cổ tử cung. Đồng thời sự có tử cung này cũng không kéo dài với cường độ mạnh và tần suất đều.

Những cơn co thắt là dấu hiệu rõ ràng nhất, báo hiệu thời điểm của thai nhi sắp ra đời. Tuy nhiên, vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh, những cơn gò Braxton Hicks. Đôi lúc nhưng cơn thắt này diễn ra làm nhiều mẹ lầm tưởng chuyển dạ thật.

Thông thường, các cơn co thắt giả có thể xuất hiện khi mẹ mang thai tới giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi vậy nhiều mẹ sẽ khó nhận biết.

Vậy đâu là cơn co giả, đâu là cơn co lúc sắp sinh?

Thực sự thì có một vài đặc điểm để phân biệt.

Đó là hiện tượng các cơn co thật thường xuất hiện với cường độ mạnh, với tần suất ban đầu vào khoảng 10 phút một cơn co.

Sau đó tăng dần lên còn 7 – 5 và đạt mức độ lớn nhất là 3 cơn co trong 10 phút.

Trong khi đó, các cơn co giả lại xuất hiện một cách thất thường và cũng đột ngột biến mất, có thể kéo dài hoặc rất ngắn. 

Đôi khi cơn co đau quặn nhưng có lúc nhẹ nhàng. 

Những cơn co này thường giảm đi khi mẹ ngâm mình trong nước nóng.

Những cơn đau chuyển dạ thật khác gì chuyển dạ giả?

Mức độ đau

Cơn đau chuyển dạ xuất hiện đồng thời cùng với các cơn co thắt. Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ lưng dưới rồi bao quanh hết vùng bụng, kể cả bụng trên và bụng dưới. Và có thể bị đau cả hai bên bắp đùi hoặc hai bên sườn. Còn cơn đau giả thì thường chỉ đau vùng bụng dưới mà không lan sang bụng trên và sau lưng.

Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn. Trong khi những cơn co thắt giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên và khác nhau về độ dài, cường độ. 

Tần suất đau chuyển dạ

Thông thường, những cơn co thắt thật sẽ đều đặn hơn, với tần suất mỗi lần khoảng từ 5-7 phút.

Hơn nữa, khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ thật mẹ có cảm giác như vùng xương chậu bị chèn ép mạnh. Cơn đau thường được miêu tả là đau quặn thắt ruột, càng lúc càng dồn dập với cường độ tăng dần. Và có thể không thuyên giảm dù mẹ đã thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì.

Điều này ngược lại với cơn đau giả, vì chúng sẽ giảm đi đáng kể. Hoặc biến mất khi mẹ chuyển từ ngồi sang nằm hay ngược lại.

Các mẹ cần nắm vững những điểm khác biệt cần thiết này để phân biệt được “hàng giả hàng thật” nhé.

Chuyển dạ giả và thật cách nhau bao lâu?

Khi thai kì bắt đầu vào tháng 7 – 8, cơ thể mẹ bầu có thể xuất hiện các cơn co thắt giả với cường độ nhẹ khiến mẹ cảm thấy bụng dưới râm ran. Càng gần đến ngày sinh, các cơn co này càng xuất hiện nhiều với cường độ mạnh hơn.

Một số mẹ bầu ra huyết trắng lợn cợn?

Đây chính là dịch nhầy, có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung trong quá trình mang thai. Khi dịch nhầy chảy ra để kích thích cổ tử cung mở thì thông thường khoảng 1 – 2 tuần nữa, mẹ mới sinh.

Nhưng cũng có những mẹ cảm thấy bụng tụt xuống tới mức em bé gần như sắp chui ra ngoài nên lo lắng đi khám. 

Thực chất, đó chỉ là biểu hiện cho thấy bé đã tụt xuống khung chậu để tạo áp lực khiến cổ tử cung mở nhanh hơn.

Nên mẹ hãy yên tâm nhé vì phải tầm 1 tuần nữa các cơn chuyển dạ thật mới bắt đầu xuất hiện.

Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả. 

Vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Tuy vậy, các mẹ có thể dựa vào các đặc điểm được mô tả ở trên để nhận biết nhé.

Các biện pháp giảm đau chuyển dạ giả

Quá trình chuyển dạ giả là dấu hiệu thích nghi của cơ thể để bắt đầu chuyển sang giai đoạn chuyển dạ thật. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp các mẹ vượt qua các dấu hiệu chuyển dạ giả.

Thay đổi hoạt động và tư thế. Có lúc, đi bộ giúp làm giảm khó chịu do cơn co, cũng có lúc nghỉ ngơi lại khiến bạn dễ chịu hơn.

– Nếu bạn đã hoạt động, hãy ngủ hoặc nghỉ ngơi trong chốc lát.

– Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc nghe nhạc.

– Massage sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

– Tắm nước ấm để cơ thể thả lỏng;

– Uống 1-2 cốc nước, vì đôi khi cơn co có thể do mất nước;

– Tập vài động tác thư giãn hoặc thở chậm và sâu. Cách này không giúp ngăn chặn cơn co Braxton Hicks nhưng có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ nếu không chắc chuyển dạ giả hay thật?

Chưa đến 37 tuần thai

Mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện. Khi có những cơn gò ngày càng liên tục, có nhịp đều, đau đớn. Hoặc nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào khác có thể cảnh báo sinh non như:

– Đau bụng như đau hành kinh, hoặc có hơn 4 cơn gò trong 1 giờ [nếu không gây đau]

– Chảy máu âm đạo bất thường

– Nước ối bị vỡ và rò rỉ liên tục

– Các cơn co thắt mạnh cứ sau 5 phút trong một giờ

– Tăng áp lực lên vùng chậu [có cảm giác em bé đang tuột xuống]

– Các cơn co thắt đau dữ dội mà bạn không thể chịu được

– Sự chuyển động bất thường đáng chú ý của em bé trong bụng

– Đau lưng dưới, đặc biệt nếu đau theo nhịp, hoặc nếu bạn chưa từng bị đau lưng trước đây

Qua tuần thai thứ 37

Mẹ bầu không nhất thiết phải nhập viện khi có những cơn co xuất hiện để điều trị. Các cơn co kéo dài khoảng 60 giây trở lên mỗi lần, cách nhau mỗi 5 phút. Và nó có thể tiếp tục như thế trong cả giờ đồng hồ.

Nhận biết được những cơn đau khi chuyển dạ giả, giúp mẹ chuẩn bị lâm bồn tốt hơn.

Không phải bất kì phụ nữ nào cũng có thể nhận ra những cơn đau bất thường trong khi chuyển dạ giả. Thậm chí với cả các bà mẹ đã từng sinh con bình thường trước đó. Vậy nên, hãy tìm hiểu thật kĩ các dấu hiệu cũng như cách vượt qua giai đoạn chuyển dạ giả này. Từ đó, làm bước đệm để mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật. Giúp mẹ đón con yêu ra đời an toàn, khỏe mạnh nhé.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho Mẹ và Bé ngay tại nhà

Chăm sóc sau sinh toàn diện không chỉ giúp mẹ phục hồi cơ thể, tái tạo năng lượng mà còn giảm cân lấy lại vóc dáng cực nhanh chóng với 31 liệu pháp chăm sóc toàn thân: Phục hồi cơ thể xông thảo dược body, xông thảo dược vùng kín, Massage body, ấn huyệt – xoa bóp, Tẩy thâm vùng kín…..Gội đầu hà thủ ô, kết hợp massage dưỡng sinh……

Đặc biệt hơn nữa là liệu trình Đắp Nạ Ngực, massage chuyên sâu kích sữa => Giúp tăng tiết sữa cho mẹ. Bé luôn có nguồn sữa dồi dào tránh và tình trạng tắc tia sữa.

Liệu trình massage tắm bé 60 phút với 11 liệu pháp từ massage, tắm bé đến vệ sinh mắt mũi miệng, dây rốn. Hơ lá trầu… chuẩn Y tế – An Toàn – Khỏe Mạnh. Không chỉ vậy, ba mẹ còn được hướng dẫn cách tắm và chăm sóc bé. Cách dạy con theo phương pháp E.A.S.Y rèn luyện bé ăn, ngủ, chơi, đúng giờ giấc – Nuôi con thơ mà nhàn tênh.

Thời điểm nào tốt nhất để sử dụng gói này?
Thời gian tốt nhất là ngay khi ra viện, angels sẽ chăm sóc mẹ ngay tại nhà. Riêng các mẹ sinh mổ hãy chờ đến 10 ngày sau cho vết mổ lành mới làm được nhé các mẹ.

Tại sao bạn nên chọn Care With Love – Spa mẹ và bé hàng đầu ở TP. HCM với 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực – 100% Angels – Nữ hộ sinh, điều dưỡng có chuyên môn, được đào tạo về chăm sóc cho mẹ và bé – Tiên phong và đi đầu trong việc cải tiến liệu trình phục hồi – Nguyên vật liệu tự nhiên an toàn 100%

– Hỗ trợ khách hàng trọn đời

Hàng nghìn Khách hàng của Care With Love đã phục hồi sức khỏe sau khi sinh và lấy lại vóc dáng nhanh chóng! Còn bạn thì sao?
Hãy gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí mẹ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề