Chuyển giao công nghệ của Vinamilk

Theo kết quả Đại hội cổ đông của GTN, tham gia HĐQT có các nhân sự cấp cao của Vinamilk là bà Mai Kiều Liên - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc; ông Lê Thành Liêm - thành viên HĐQT, Giám đốc Điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng; ông Trịnh Quốc Dũng - Giám đốc Điều hành Phát triển Vùng nguyên liệu [trước khi tham gia HĐQT tại GTN, ông Dũng đã được bổ nhiệm làm TGĐ của GTN vào ngày 25/12/2019]. 

Các thành viên Hội đồng Quản trị GTN nhiệm kỳ 2020 – 2024 

Tham gia Ban kiểm soát là các nhân sự cấp quản lý của Vinamilk, bao gồm: bà Hà Thị Diệu Thu [công tác tại Phòng Kiểm soát Nội bộ và Quản lý Rủi ro], bà Nguyễn Đức Diệu Thơ [công tác tại Phòng Kế toán Tài chính]. Các thành viên còn lại gồm có ông Nghiêm Văn Thắng là thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ vừa kết thúc 2016-2019 và ông Đỗ Lê Hùng là thành viên độc lập. HĐQT đã thống nhất bầu bà Mai Kiều Liên giữ chức Chủ tịch HĐQT, bà Hà Thị Diệu Thu giữ chức Trưởng BKS GTN nhiệm kỳ 2020-2024.

 Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT GTN - trả lời các câu hỏi của cổ đông đưa ra trong Đại hội cổ đông diễn ra sáng 15/02

Trước đó, ngày 25/12/2019, ngay sau khi chính thức trở thành cổ đông sở hữu 75% cổ phần của GTN, theo đề nghị của VNM, GTN đã bổ nhiệm các nhân sự sau đây tham gia điều hành GTN từ ngày 01/01/2020 gồm ông Trịnh Quốc Dũng - Tổng Giám đốc, Trần Chí Sơn - Phó Tổng Giám đốc, Lê Huy Bích - Giám đốc Tài chính.

Bà Mai Kiều Liên tặng hoa cho các thành viên HĐQT GTN nhiệm kỳ trước 

GTN là công ty có thế mạnh trong lĩnh vực thực phẩm sạch từ chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và khép kín, đặc biệt là về sữa tươi nguyên liệu với Mộc Châu Milk và trà [chè] của Tổng Công ty Chè Việt Nam [Vinatea]. Đây đều là các nguyên liệu đầu vào giúp Vinamilk dần hoàn thiện chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Cao nguyên Mộc Châu sẽ được đầu tư để trở thành thủ phủ bò sữa công nghệ cao của Việt Nam 

Cụ thể, việc trở thành cổ đông chi phối của GTN và gián tiếp tham gia điều hành Công ty cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu [Mộc Châu Milk] sẽ giúp Vinamilk có bước tiến lớn trong việc phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi chất lượng quốc tế. Chiến lược biến Mộc Châu – Sơn La thành thủ phủ bò sữa công nghệ cao của Việt Nam không chỉ giúp Vinamilk và Mộc Châu Milk phát huy được thế mạnh, kinh nghiệm của 2 đơn vị mà còn tăng năng lực cạnh tranh cho thương hiệu sữa Việt và đưa ngành sữa Việt Nam tiệm cận với sự phát triển của ngành sữa thế giới.

Vinatea hiện đang sở hữu tổng diện tích trồng chè gần 4.700 ha với các vườn chè năng suất cao, chất lượng tốt 

Thương vụ M&A này được đánh giá là lớn và thành công nhất của ngành sữa Việt Nam năm 2019. Bên cạnh đó, đây cũng là thương vụ đạt kỷ lục về thời gian hoàn tất việc chuyển giao quản trị, điều hành trong thời gian ngắn nhất với sự đồng thuận tuyệt đối của các bên tham gia.

Vườn nho nguyên liệu của Vang Đà Lạt 

Ngoài việc nắm giữ 74,49% cổ phần của công ty Vilico [công ty mẹ đang nắm 51% cổ phần Mộc Châu Milk], GTN còn nắm giữ 20% cổ phần tại Vinatea. Trong thời gian tới, Vinamilk sẽ phối hợp với Vinatea, đặc biệt về khâu quản trị, để có chiến lược phát triển và xây dựng Vinatea thành thương hiệu quốc gia về chè tại thị trường trong nước cũng như khu vực. Bên cạnh đó, GTN đang sở hữu trên 38% cổ phần tại Ladofoods với thương hiệu Vang Đà Lạt nổi tiếng về chất lượng và có truyền thống lâu đời. Đây cũng là một thương hiệu còn nhiều tiềm năng phát triển với xu hướng sử dụng rượu vang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.

P.V

Tổng quan về hệ thống trang trại bò sữa của Vinamilk tại Việt Nam và nước ngoài

Đầu tư nâng cao năng suất và chất lượng sữa tươi nguyên liệu

Hơn 30 năm tính từ khi bắt tay vào phát triển chăn nuôi bò sữa, đến nay, Vinamilk hiện đang sở hữu 12 trang trại quy mô, tổng đàn bò quản lý và khai thác sữa đạt xấp xỉ 150.000 con, giúp cung ứng cho thị trường trên 1.000 tấn sữa tươi nguyên liệu/ngày. Tuy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam không thuận lợi cho chăn nuôi bò sữa, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ và đầu tư bài bản, hiện năng suất và chất lượng sữa của đàn bò sữa Vinamilk đều tăng trưởng tốt, công nghệ chăn nuôi đã tiệm cận với các nước phát triển trên thế giới.

Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh được khánh thành 2017, là trang trại có quy mô lớn và hiện đại nhất của Vinamilk

Trang trại bò sữa [TTBS] Tây Ninh là một điển hình cho thấy sự đầu tư đúng hướng của Vinamilk đã giúp hình thành nên mô hình TTBS công nghệ cao, chuẩn quốc tế ngay tại địa phương có điều kiện khí hậu nóng ẩm không thuận lợi.

Được Vinamilk đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng [tương đương 50 triệu USD] để xây dựng, TTBS Tây Ninh nay là “resort” lý tưởng của hơn 8.000 bò, bê sữa với diện tích đồng cỏ lên đến hơn 500ha. Đây cũng là trang trại tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 trong tất cả các khâu quản lý và chăn nuôi bò sữa. Với mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả và đạt chuẩn quốc tế, TTBS Tây Ninh cũng được chọn là hạt nhân để xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh [theo chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới] trong dự án do Vinamilk và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn hợp tác triển khai.

Ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0 và công nghệ chăn nuôi bò sữa tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sữa tươi nguyên liệu

Một mô hình nổi bật khác là TTBS Vinamilk Organic Đà Lạt, đây cũng là TTBS Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên của Việt Nam tại thời điểm khánh thành vào năm 2017. Đầu tư lớn để xây dựng một TTBS theo chuẩn Organic châu Âu khắt khe, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, trang trại này đang gặt hái những kết quả rất tích cực. Với quy mô đàn ban đầu là 500 con, đến nay đàn bò Organic của Vinamilk hiện đạt 1.000 con, cung cấp nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa tươi, sữa chua Organic của Vinamilk. Tại Lâm Đồng, Vinamilk hiện đang vận hành 2 trang trại chuẩn Organic Châu Âu với diện tích gần 140ha.

Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt đạt chuẩn hữu cơ Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam

Các TTBS này nằm trong hệ thống 12 trang trại của Vinamilk tại Việt Nam, được chứng nhận là hệ thống TTBS chuẩn quốc tế lớn nhất Châu Á về số lượng trang trại. Có thể thấy đây là sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vinamilk về vùng nguyên liệu sữa tươi chuẩn quốc tế cung cấp cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

Pin năng lượng mặt trời tại Trang trại Vinamilk Organic giúp tiết kiệm điện năng

Tiếp tục đà tăng trưởng với các dự án sắp đi vào hoạt động

Vừa qua, Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam – công ty con hiện đang quản lý 10 trang trại của Vinamilk được đánh giá là doanh nghiệp duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Top 50 Công ty tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam [Vietnam Report]. Đây cũng là năm thứ 2 Công ty Bò sữa Việt Nam được tôn vinh trong Bảng xếp hạng FAST500 của tổ chức này.

Xác định phát triển vùng nguyên liệu sẽ là chiến lược quan trọng để đưa Vinamilk tăng trưởng trong những năm tiếp theo, Công ty đã và đang triển khai nhiều kế hoạch nhằm mở rộng quy mô của hệ thống trang trại bò sữa trong và ngoài nước.

Ông Trịnh Quốc Dũng – Giám đốc Điều hành Phát triển Vùng nguyên liệu của Vinamilk tại sự kiện công bố FAST500 năm 2019

Một số dự án sắp đi vào hoạt động trong thời gian tới như TTBS Quảng Ngãi với tổng diện tích rộng hơn 90ha, quy mô 4.000 con. Dự án này có đầu tư ban đầu lên đến 700 tỷ đồng, được ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi và quản lý, dự kiến sẽ cung ứng khoảng 20 triệu lít sữa tươi nguyên liệu mỗi năm cho thị trường. Cũng theo lộ trình đã vạch ra, Vinamilk sẽ tiếp tục hoàn thành giai đoạn 1 của Tổ hợp “resort” bò sữa Organic trên cao nguyên Xiêng Khoảng [Lào], với tổng số đàn bò là 24.000 con. Dự kiến sang giai đoạn 2, Vinamilk sẽ nâng quy mô đàn bò lên 100.000 con.

Một dự án đáng chú ý khác của Vinamilk sắp đi vào vận hành là Trung tâm Cấy truyền phôi nhằm phục vụ nhu cầu chọn lọc nguồn gen ưu tú, vượt trội để gây dựng đàn bò sữa trong nước. Hiện Trung tâm này đang áp dụng những tiến bộ mới nhất từ Nhật Bản, Mỹ trong công nghệ gen, cấy truyền phôi.

Tổ hợp trang trại bò sữa Organic của Vinamilk với quy mô 24.000 con tọa lạc trên cao nguyên Xiêng Khoảng [Lào]

Với những kế hoạch này, dự kiến đến năm 2022-2023, đàn bò tại các trang trại của Vinamilk sẽ tăng thêm 20.000 con, gia tăng nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh gia tăng về quy mô, hệ thống trang trại của Vinamilk tiếp tục được đầu tư về công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi theo chuẩn quốc tế, đóng góp tích cực đưa ngành chăn nuôi bò sữa công nghệ cao của Việt Nam tiệm cận với sự phát triển của thế giới.

Trung tâm Cấy truyền phôi của Vinamilk tại tỉnh Lâm Đồng

Ông Trịnh Quốc Dũng – Giám đốc Điều hành Phát triển vùng nguyên liệu của Vinamilk – cho biết: “Định hướng của Vinamilk là xây dựng các trang trại bò sữa trở thành “hạt nhân” cho sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra, Vinamilk sẽ tiếp tục thực hiện tam nông, tạo sinh kế cho người dân vùng lân cận trang trại và phát triển nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng bền vững để hình thành chuỗi liên kết giá trị. Những kế hoạch sắp tới sẽ giúp vùng nguyên liệu sữa của Công ty tăng trưởng mạnh mẽ và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung là đưa Vinamilk vào Top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới”.

M.C

Video liên quan

Chủ Đề