Chuyên ngành ứng dụng phần mềm là gì

CNTT [ỨNG DỤNG PHẦN MỀM]

1. ĐỐI TƯỢNG:

CNTT [Ứng dụng phần mềm] là người thiết kế, viết, thử nghiệm, biến đổi và tập hợp các ứng dụng phần mềm trên nền tảng hệ thống CNTT. Hầu như mọi thứ hiện nay đều được điều khiển, kiểm soát bằng phần mềm: từ văn phòng đến khu vực công cộng, máy nghe nhạc đến xe cộ… Nhu cầu phần mềm rất đa dạng.

HSSV tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực để hiểu được hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp; biết lập kế hoạch và triển khai ứng dụng phần mềm; tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia; có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả nhằm giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn.

2. NGHỀ NGHIỆP:

Sau khi tốt nghiệp, HSSV sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể: Kỹ thuật viên chuyển giao phần mềm ứng dụng; kỹ thuật viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu hoặc bạn cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học như: Lập trình viên phần mềm ứng dụng, kỹ thuật viên thiết kế web, kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm.

3. ĐỐI TƯỢNG:

  • Cao đẳng: đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
  • Trung cấp: đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

  • TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG [115 TÍN CHỈ/ 2.5 NĂM]:

Các môn học chung [21 tín chỉ]

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề [76 tín chỉ]

    1. Chính trị

    2. Pháp luật

    3. Giáo dục thể chất

    4. Giáo dục quốc phòng - An ninh

    5. Tin học

    6. Ngoại ngữ [Anh văn]

   15. Hệ điều hành Windows Server

   16. Quản trị cơ sở dữ liệu với MS Access

   17. Quản trị cơ sở dữ liệu với MS SQL Server

   18. Lập trình trực quan

   19. Lập trình hướng đối tượng

   20. Thiết kế trang web

   21. Lập trình cơ sở dữ liệu

   22. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

   23. Đồ họa ứng dụng

   24. Lập trình Java

   25. Lập trình Web

   26. Công nghệ lập trình Windows

   27. Công nghệ phần mềm

   28. Quản lý dự án phần mềm công nghệ                  thông tin

   29. Phát triển website với PHP và My SQL

   30. Xây dựng và quản trị Website

   31. Công nghệ lập trình Web

   32. Lập trình điện thoại di động

   33. Xây dựng ứng dụng cho điện thoại di động

   34. Kiểm thử phần mềm

   35. Thực tập tốt nghiệp

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở [18 tín chỉ]

    7. Kỹ năng thiết yếu

    8. Tin học văn phòng

    9. Kỹ thuật lập trình

  10. Cấu trúc máy tính và lắp ráp cài đặt

  11. Mạng máy tính

  12. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

  13. Cơ sở dữ liệu

  14. Toán ứng dụng

  • TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP [69 TÍN CHỈ/ 1.5 NĂM]:

Các môn học chung [14 tín chỉ]

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề [42 tín chỉ]

    1. Chính trị

    2. Pháp luật

    3. Giáo dục thể chất

    4. Giáo dục quốc phòng - An ninh

    5. Tin học

    6. Ngoại ngữ [Anh văn]

   13. Quản trị cơ sở dữ liệu với MS Access

   14. Quản trị cơ sở dữ liệu với MS SQL Server

   15. Lập trình trực quan

   16. Lập trình hướng đối tượng

   17. Thiết kế web căn bản

   18. Lập trình web

   19. Đồ họa ứng dụng

   20. Thiết kế web nâng cao

   21. Công nghệ lập trình Windows

   22. Công nghệ lập trình Web

   23. Thực tập tốt nghiệp

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở [13 tín chỉ]

    7. Kỹ năng thiết yếu

    8. Tin học văn phòng

    9. Kỹ thuật lập trình

  10. Cấu trúc máy tính và lắp ráp cài đặt

  11. Mạng máy tính

  12. Cơ sở dữ liệu

Giới thiệu chung

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ và luôn là ngành thời thượng trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm [KTPM] này phù hợp cho những bạn nào thích lập trình thuần túy. Khi lập trình xong, thường ta sẽ tạo ra một sản phẩm gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”. Bạn có biết rằng bạn đang sử dụng phần mềm khắp mọi nơi như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, trình duyệt web Chrome, Firefox,… chương trình chỉnh sửa thiết kế như Photoshop, After Effect, Lightroom, .. thậm chí cả Facebook, Google Search, Zing MP3,… cũng là một dạng ứng dụng. Thậm chí cả hệ điều hành Microsoft Windows hay Linux cũng là phần mềm.

Những đặc điểm của sinh viên Kỹ thuật phần mềm

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những gì?

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.

Kỹ sư phần mềm mô tả và viết hướng dẫn [lập trình] để máy tính có thể từng bước thay thế con người điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa các quy trình, thao tác của con người trong công việc, hoạt động, giải trí. Với sự hỗ trợ của phần mềm, con người được giải phóng khỏi những công việc thủ công, nhàm chán, các quy trình hoạt động được tối ưu hóa, giảm thiểu các sai sót.

Kỹ thuật phần mềm - ngành thời thượng

Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.

Ngành kỹ thuật phần mềm bao gồm 2 Bộ môn

Cung cấp sự hiểu biết các đặc trưng chính của phần mềm, khái niệm chu trình phần mềm, các hoạt động kỹ thuật, cung cấp kiến thức thực nghiệm về chọn lựa kỹ thuật, công cụ, mô hình chu trình dự án, các kiến thức độ quan trọng đảm bảo chất lượng [quality assurance], quản lý dự án trong phát triển phần mềm.

Các loại hệ thống khác nhau như hệ thống thời gian thực, hệ thống hướng cơ sở dữ liệu, hệ thống phân tán, hệ thống hướng tri thức, hệ thống an toàn bảo mật, hệ thống và thảo luận chỉ rõ nhưng đặc trưng trong việc chọn lựa kỹ thuật phát triển phần mềm.

Phương thức xây dựng và phát triển các ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, quản lý doanh nghiệp như các hệ thống phần mềm tích hợp tin học hóa trong tổ chức doanh nghiệp nhỏ và lớn như ERP [Enterprise Resource Planning], B2B, phần mềm phục vụ sản xuất quản lý theo dõi qui trình quản lý công việc, quản lý dự án ở các tổ chức phát triển phần mềm, …

Các kiến liên quan đến xây dựng và phát triển ứng dụng hỗ trợ môi trường phát triển cộng tác, phân tán không tập trung hướng đến nhu cầu phát triển khu vực, toàn cầu, hướng đến nhu cầu điện tử hóa mọi công việc như các định hướng phát triển với ba mô hình Chính phủ điện tử [E-Government], Thương mại điện tử [E-Commerce], Giáo dục điện tử [E-Learning]:

Các mô hình, qui trình, các giải pháp công nghệ mới để xây dựng phần mềm và các công cụ hỗ trợ [CASE tools] cho môi trường phát triển, đồng thời triển khai các ứng dụng cụ thể trong các doanh nghiệp phát triển phần mềm, gia công phần mềm ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Công nghệ phần mềm nhúng: Các mô hình, giải pháp, quy trình để phát triển phần mềm nhúng.

Hệ điều hành nhúng, hệ điều hành thời gian thực: Cách sử dụng và tiến đến xây dựng các hệ điều hành sử dụng cho các thiết bị nhúng chuyên dụng.

U-computing: Mô hình tính toán phổ biến trong tương lai mà việc xử lý thông tin có thể thực hiện khắp mọi nơi thông qua các thiết bị thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.

U-commerce: Triển khai các ứng dụng u-commerce.

Tìm hiểu, chuyển giao công nghệ xây dựng ngôi nhà thông minh.

Engine development: nghiên cứu chuyên sâu các công nghệ đồ họa 3 chiều, vật lý, âm thanh tiên tiến nhất nhằm xây dựng hoặc cải tiến các engine phục vụ cho việc phát triển game. Các thức xây dựng game Online, Game thông minh [AI] và thế giới thực trong game [Virtual World].

Ngoài ra ngành Kỹ thuật Phần mềm còn có chương trình Chất lượng cao với học phí tương ứng với đội ngũ giảng viên chất lượng cao, cơ sở vật chất và môi trường học tập tiện nghi và tính chuyên nghiệp cao, chất lượng đầu ra tốt và người học được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và quyền lợi khác.

Nhu cầu nhân lực ngành KTPM rất lớn

Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc ở các vị trí công việc nào?

Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm có chất lượng tốt, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn như sau:

  • Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, …,các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học...
  • Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu [hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…].
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
  • Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

=>> Xem thêm chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm tại UIT, TẠI ĐÂY

=>> Phương thức tuyển sinh của UIT 2021

Video liên quan

Chủ Đề