Có bảo nhiều nguyên tắc bảo quản thực phẩm Công nghệ 6

Hướng dẫn Giải Công nghệ 6 Bài 6: Bảo quản thực phẩm chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Cánh diều, giúp các em học tốt hơn.

Phần mở đầu

? Em hãy kể tên các thực phẩm được bảo quản trong gia đình em. Vì sao các thực phẩm đó lại chậm hư hỏng?

Trả lời:

Các thực phẩm được bảo quản trong gia đình em là khoai tây, cà chua, hành tỏi, hành tây. Các thực phẩm đó chậm hư hỏng vì được tiếp xúc trực tiếp với không khí, luôn khô thoáng.

II. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

1. Hãy kể tên các thực phẩm được bảo quản thoáng khí mà em biết.

2. Em có thể bảo quản ngô [bắp ]bằng những phương pháp nào kể trên?

3. Em lựa chọn phương pháp nào để bảo quản thực phẩm sau: gạo, thịt, cá khô, rau cải ? Vì sao?

Trả lời:

1. Các thực phẩm được bảo quản thoáng khí mà em biết là

+ Cà chua

+ Hành tỏi

+ Khoai tây, khoai lang

+ Hành tây

2. Em có thể bảo quản ngô [bắp ]bằng những phương pháp thoáng khí, bảo quản kín, bảo quản lạnh.

3. Em lựa chọn phương pháp để bảo quản thực phẩm sau: gạo, thịt, cá khô, rau cải là:

+ Gạo sử dụng phương pháp bảo quản kínvì phương pháp này cách ẩm tốt.

+ Thịtsử dụng phương pháp bảo quản đông lạnh vì phương pháp này giúp thịt bị đóng băng ở nhiệt độ dưới 18oC

+ Cá khôsử dụng phương pháp bảo quản kín vì phương pháp này cách ẩm tốt.

+ Rau cải sử dụng phương pháp bảo quản bằng đường hoặc muối, bảo quản đông lạnh vì phương pháp này để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối.

III. Các nguyên tắc bảo quản thực phẩm

1. Để bảo quản dài ngày các loại hạt như đậu [đỗ]. tạc [đậu phông], thóc mới thu hoạch, em nên làm việc gì đầu tiền?

a. Làm vệ sinh vật chữa [thùng hoặc vại,... ].

b. Phơi hoặc sấy hạt đến khô.

c. Cho ngay hạt mới thu hoạch vào vật chứa [thùng hoặc vại,... ].

Trả lời:

1. Để bảo quản dài ngày các loại hạt như đậu [đỗ]. tạc [đậu phông], thóc mới thu hoạch, em nên làm việc gì đầu tiền:

b. Phơi hoặc sấy hạt đến khô.

Công nghệ lớp 6 bài 19: Bảo quản thực phẩm VNEN

  • A. Hoạt động khởi động Công nghệ lớp 6 VNEN bài 19
  • B. Hoạt động hình thành kiến thức Công nghệ lớp 6 VNEN bài 19
  • C. Hoạt động luyện tập Công nghệ lớp 6 VNEN bài 19
  • D. Hoạt động vận dụng Công nghệ lớp 6 VNEN bài 19

Soạn công nghệ lớp 6: Bảo quản thực phẩm VNEN bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Ngữ Văn lớp 6 tập 1 trang 113 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Công nghệ 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Hoạt động khởi động Công nghệ lớp 6 VNEN bài 19

1. Hãy kể tên những cách bảo quản mà em biết và cho ví dụ các loại thực phẩm thường bảo quản theo cách đó.

2. Vì sao phải bảo quản thực phẩm?

Bài làm:

1. Những cách bảo quản thực phẩm mà em biết là: kho, ướp muôi, làm khô, đông lạnh...

Ví dụ: cá khô, thịt trâu gác bếp, muối dưa...

2. Bảo quản thực phẩm sẽ giúp con người có thể dùng trong một thời gian dài mà không lo thực phẩm bị hỏng mà vẫn bảo đảm chất dinh dưỡng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức Công nghệ lớp 6 VNEN bài 19

1. Bảo quản thực phẩm trước khi chế biến

a. Đọc thông tin

b. Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận và trả lời các câu hỏi

Bảo quản thực phẩm có tác dụng gì?

Thực phẩm thường bị hỏng do những nguyên nhân nào?

Thực phẩm có thể bảo quản bằng những phương pháp nào?

Quan sát hình liên hệ với những nội dung vừa đọc và điền phương pháp bảo quản thực phẩm cho mỗi hình ảnh theo mẫu ở bảng dưới đây.

Liệt kê các loại thực phẩm mà gia đình và địa phương em thường bảo quản bằng những phương pháp trong bảng sau

Đáp án

· Bảo quản thực phẩm có tác dụng giữ cho thực phẩm được lâu hơn và đảm bảo chất dinh dưỡng hơn.

· Thực phẩm thường bị hỏng do những nguyên nhân:

Trong thực phẩm có nhiều chất không bền như: axit béo chưa no, chất thơm, sắc tố và các vitamin... Những chất này dễ bị biến mất khi tiếp xúc với không khí ở điều kiện độ ẩm cao. Vì thế thực phẩm để lâu thường mất mùi thơm, thậm chí ôi thiu có mùi khó chịu, biến đổi màu sắc, giảm lượng vitamin.

Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng là môi trường để vi khuẩn phát triển. Trong điều kiện nóng ẩm, vi khuẩn phát triển sẽ phá hủy thực phẩm nhanh.

· Thực phẩm có thể bảo quản bằng những cách sau: phơi hoặc sấy khô, để trong tủ lạnh, đông đá, đóng hộp và bao gói chân không.

· Điền phương pháp bảo quản thực phẩm cho mỗi hình ảnh theo mẫu ở bảng dưới đây.

Hình A: phơi khô

Hình B: phơi khô

hình C: để trong tủ lạnh

Hình D: ngâm giấm

Hình E: ngâm giấm

Hình F: ướp muối

Hình G: phơi hoặc sấy khô

Hình H: Hút chân không

Hình I: đông đá

Hình K: ngâm đường

· Liệt kê thực phẩm mà gia đình và địa phương em thường bảo quản

Phơi khô: Các loại hạt, cá khô, tôm khô

Giữ trong tủ lạnh: các loại rau củ

Muối chua: dưa cải, cà pháo....

Sấy khô: Cá, tôm khô....

Ngâm giấm: Măng ớt

Bảo quản ngọt: Mứt hoa quả

Ướp muối: Cá

2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

a. Đọc thông tin

b. Trả lời các câu hỏi

· Vì sao cần phải chú ý bảo quản thực phẩm trong quá trình sơ chế và nấu nướng?

· Kể tên các loại vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo?

· Nêu những việc cần làm để hạn chế mất vitamin B?

· Trong khi chế biến cần làm những việc gì để hạn chế mất các loại vitamin tan trong chất béo?

· Cần bảo quản thực phẩm thế nào để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn?

Đáp án

· Trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn cần chú ý bảo quản thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến hương vị cũng như chất dinh dưỡng có trong đồ ăn.

· Các loại vitamin tan trong nước gồm: Vitamin C, chất khoáng

· Các loại vitamin tan trong chất béo bao gồm: A, D, E, K.

· Những việc cần làm để hạn chế vitamin B: KHông được rửa thịt hoặc cá sau khi thái miếng.

· Những việc cần làm để hạn chế mất vitamin B trong chất béo : Không nên dun nấu quá lâu.

· Để bảo quản thực phẩm tránh nhiễm khuẩn bạn nên lưu ý: đậy vung khi nấu, không đun nấu quá lâu ở nhiệt độ cao, nấu xong nên ăn ngay không đun lại nhiều lần...

C. Hoạt động luyện tập Công nghệ lớp 6 VNEN bài 19

Khoanh vào chữ Đúng hoặc sai tương ứng với nội dung các câu trong bảng sau để chọn cách làm phù hợp bảo quản được chất dinh dưỡng trong thực phẩm

Bài làm:

1. S

2. Đ

3. S

4. S

5. Đ

6. S

7. S

8. Đ

D. Hoạt động vận dụng Công nghệ lớp 6 VNEN bài 19

1. Quan sát trong gia đình xem những loại thực phẩm nào đã được bảo quản tốt và những loại nào chưa được bảo quản tốt. Liệt kê những viejc cần thực hiện để bảo quản thực phẩm trong gia đình

2. Quan sát việc chế biến và nấu đồ ăn ở gia đình. Nhận xét cách làm ghi ra những việc chưa phù hợp để bảo quản chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Đáp án

1. Trong gia đình em những thực phẩm chưa được bảo quản tốt đó chính là đồ thực phẩm thịt cá. Để trong tủ lạnh quá lâu dẫn đên chất dinh dưỡng bị mất đi.

Với những thực phẩm này cách tốt nhất là nên mua đến đâu dùng đến đấy tránh để quá lâu trong tủ lạnh sẽ bị biến chất.

2. Trong quá trình nấu ăn em thấy nhà mình có một số việc chưa đúng. Ví dụ như khi xào nấu thức ăn thường xào rất nhừ, luộc rau rất kĩ. Gây mất dinh dưỡng, vitamin trong thức ăn.

Ngoài ra, Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Giải Công nghệ lớp 6 Bài 7 trang 33 sách Cánh diều

Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 7: Chế biến thực phẩm sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 33→38.

Giải bài tập SGK Công nghệ 6 bài 7 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Công nghệ 6, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Em hãy cho biết hình 7.1 thể hiện vai trò, ý nghĩa nào của chế biến thực phẩm?

Trả lời:

Hình 7.1 thể hiện vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm là:

- Tăng khả năng hấp thu, tiêu hoá chất dinh dưỡng cho người sử dụng.

- Đa dạng hoá các sản phẩm.

Luyện tập trang 33

Em hãy kể tên các món ăn chế biến từ hạt đậu nành.

Trả lời:

Các món ăn chế biến từ hạt đậu nành là: nước đậu, sữa đậu nành lá dứa, thạch đậu nành, giá đậu nành, đậu tương, đậu nành xào nấm...

II. Một số phương pháp chế biến thực phẩm nổi tiếng

Luyện tập trang 35 

Em hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp phơi sấy?

Trả lời

Ưu nhược điểm của phương pháp phơi sấy là:

- Sấy khô thực phẩm bằng cách phơi khô tự nhiên

  • Ưu điểm là tiết kiệm chi phí và hầu như nơi nào cũng có thể sấy được.
  • Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào thời tiết và một số loại thực phẩm cần sấy chín không sử dụng được phương pháp này.

- Sấy khô thực phẩm bằng cách sấy nhiệt thủ công

  • Ưu điểm: phương pháp này có ưu điểm là thời gian sấy khô nhanh hơn so với phơi nắng và có thể chủ động thực hiện được bất kể ngày đêm.
  • Nhược điểm: tốn chi phí nhiều hơn phương pháp phơi nắng và khó sấy khô được với số lượng lớn vì cần nhiều nhân công trong quá trình sấy.

- Sấy khô thực phẩm bằng máy sấy

  • Ưu điểm: thời gian sấy nhanh, sấy được mọi lúc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sử dụng máy sấy chuyên dụng mọi quy trình sấy được tự động hóa nên cần ít nhân công trong quá trình vận hành.
  • Nhược điểm: tốn chi phí đầu tư máy sấy và điện năng trong quá trình sấy. Một nhược điểm khá đáng nói của phương pháp sấy bằng máy sấy đó là khi mất điện thì sẽ không thể sấy được. Cho dù chạy máy phát điện thường cũng không được vì công suất tiêu thụ của máy sấy tương đối lớn.

Vận dụng trang 35

Khi chế biến món thịt luộc em phải làm gì để đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm?

Trả lời:

Khi chế biến món thịt luộc để đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm, em sẽ làm:

  • Giữ vệ sinh, dụng cụ chế biến thịt luôn sạch sẽ
  • Chọn thịt tươi
  • Cần bảo quản thực sống tươi sống đúng cách, đúng nơi quy định, hoặc sử dụng các biện pháp để vi khuẩn, sau bọ không xâm nhập vào dể gây hư hỏng.
  • Chế biến thịt ở nhiệt độ phù hợp
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của những loại thực phẩm đóng gói
  • Sử dụng các giác quan của mình để kiểm tra chất lượng thịt

III. Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

Vận dụng trang 35

Khi chế biến món thịt luộc em phải làm gì để đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm?

Trả lời:

Khi chế biến món thịt luộc để đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm, em sẽ làm:

  • Giữ vệ sinh, dụng cụ chế biến thịt luôn sạch sẽ
  • Chọn thịt tươi
  • Cần bảo quản thực sống tươi sống đúng cách, đúng nơi quy định, hoặc sử dụng các biện pháp để vi khuẩn, sâu bọ không xâm nhập vào dễ gây hư hỏng.
  • Chế biến thịt ở nhiệt độ phù hợp
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của những loại thực phẩm đóng gói
  • Sử dụng các giác quan của mình để kiểm tra chất lượng thịt

IV. Thực hành chế biến thực phẩm - món rau trộn

Câu hỏi 1 trang 38 

Khi chế biến món rau trộn, em cần phải đeo bao tay nilon khi thực hiện những công việc nào? Vì sao?

Trả lời 

Khi chế biến món rau trộn, em cần phải đeo bao tay nilon khi thực hiện những công việc trộn rau để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh vi khuẩn.

Câu hỏi 2 trang 38

Trong các bước của quy trình chế biến món rau trộn, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trong các bước của quy trình chế biến món rau trộn, bước sơ chế nguyên liệu và tạo hình là quan trọng nhất. Đây là bước giúp cho đảm bảo thực phẩm được rửa sạch hoàn toàn các bụi, đất, cát, chất bám. Giảm bớt các yếu tố vi khuẩn, các loại thuốc kích thích [nếu có] bám trên rau củ quả. Giúp cắt, thái thực phẩm rau củ quả đúng kích thước, tiêu chuẩn, hình dáng bắt mắt trước khi đưa vào quy trình chế biến.

Cập nhật: 30/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề