Có nên cho bé mút tay

Mút tay là thói quen của rất nhiều trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh mút tay

Theo nhiều chuyên gia, việc trẻ sơ sinh mút tay là một phản xạ tự nhiên của trẻ ngay từ khi còn là một thai nhi. Sau khi sinh ra, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ mút tay khi đói và khi cảm thấy căng thẳng. Bởi khi trẻ ngậm ngón tay, bộ não của trẻ sẽ được kích thích và sản xuất ra một chất có thể giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thích thú. Sau đó, việc mút tay dần trở thành một thói quen dù trẻ đã lớn.

2. Những tác hại của việc trẻ sơ sinh mút tay

Theo nhiều nghiên cứu, việc mút tay ở trẻ sơ sinh [trong 0 – 6 tháng] có thể là an toàn miễn sao tay của trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ và lực ngậm mút của trẻ nhẹ nhàng.  Tuy nhiên, nếu trẻ ngậm ngón tay quá sâu có thể dẫn đến việc nôn, trớ sữa. Bên cạnh đó, mút tay còn gây ra các nguy cơ như:

  • Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn và mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm giun, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tay – miệng như chân tay miệng, cúm…
  • Nếu mút tay quá nhiều và lực mút mạnh có thể gây tổn thương cho da, thậm chí là xương ngón tay bởi xương và da trẻ sơ sinh vô cùng mềm yếu.
  • Khi bé còn trong giai đoạn sơ sinh, nếu mút tay quá nhiều có thể khiến tật xấu này kéo dài tới khi đã lớn và gây ra các tác hại nghiêm trọng như: gây tổn thương ở răng, hàm trong giai đoạn đang thay răng vĩnh viễn [khoảng 5 – 6 tuổi].
  • Trẻ mút tay nhiều còn là biểu hiện của sự thiếu tự tin, thiếu cảm giác an toàn dễ bị bạn bè và người xung quanh chú ý, trêu ghẹo… không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của bé.

Mút tay còn thể hiện sự nhút nhát thiếu tự tin ở trẻ

3. Cha mẹ nên giúp trẻ bỏ tật mút tay như thế nào?

Với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, cha mẹ không cần quá căng thẳng khi thấy trẻ sơ sinh mút tay. Những lúc trẻ có dấu hiệu như vậy, mẹ chỉ cần cho trẻ bú no, ôm ấp và chơi đùa để phân tán sự chú ý của bé là có thể. Khi bé có dấu hiệu căng thẳng, khó chịu, sợ hãi, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian gần gũi, chăm sóc… như vậy bé sẽ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.

Với những bé hơn 1 – 2 tuổi, cha mẹ hãy kiên nhẫn trong việc giúp bé từ bỏ thói quen này. Không nên quát, mắng hay giận dữ khi thấy con mút tay, điều đó sẽ làm bé cảm thấy căng thẳng và bất an hơn. Cha mẹ hãy trò chuyện nhiều với bé, nhắc nhở và giúp bé giữ gìn vệ sinh. Nếu bé muốn mút tay, hãy phân tán sự chú ý của bé bằng việc tạo điều kiện cho bé chơi các trò chơi để bé quên mất và cảm thấy vui vẻ, hưng phấn.

Trong thời gian tập cho bé từ bỏ việc mút tay, cha mẹ cần lưu ý luôn vệ sinh tay, chân và các đồ chơi của bé thường xuyên để tránh việc lây nhiễm các căn bệnh qua đường tay – miệng.

Mút tay là phản xạ rất tự nhiên và gặp phải ở bất cứ đứa trẻ nào từ khi ra đời. Tuy nhiên, đây là hành động không được khuyến khích vì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong miệng. Vậy trẻ sơ sinh mút tay gây hại như thế nào và làm cách gì để trẻ bỏ thói quen này?


07/10/2022 | Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không, khi nào cần đi bệnh viện?
04/10/2022 | Nguy cơ tiềm ẩn từ việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh
27/09/2022 | 7 bí quyết chăm trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi khỏe mạnh - ngoan ngoãn

1. Tại sao mọi đứa trẻ sơ sinh đều có thói quen mút tay? 

Ngay từ khi chào đời, đứa trẻ đã có một phản xạ không điều kiện đó là đưa tay lên miệng mút ngon lành. Dần dần, hành động này trở thành một thói quen khó bỏ hình thành từ giai đoạn sơ sinh. Thậm chí với những đứa trẻ lớn hơn, từ 2 tuổi trở lên vẫn chưa từ bỏ được thói quen này. Vậy tại sai trẻ sơ sinh lại thường mút tay?

Do bé đói bụng

Lý do đầu tiên dẫn đến hành động đưa tay lên miệng mút là do bé đang đói bụng. Đây là một bản năng tự nhiên của mọi đứa trẻ báo hiệu cho người lớn biết chúng đang đói và cần được cho bú mớm. Nếu bé không thường xuyên mút tay thì mẹ có thể quan sát hành động này để biết được con có đang đói hay không.

Trẻ sơ sinh mút tay là bản năng tự nhiên

Bé tự mút tay để làm dịu bản thân 

Rất nhiều bé thường “gắt ngủ', khóc nhiều trước khi vào được giấc ngủ. Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ này, nhiều trẻ sơ sinh mút tay như một thói quen để tự làm dịu bản thân. Giống như lúc bé đang bú mẹ là có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hành động này giúp bé có giảm giác thư giãn, thoải mái để ngủ dễ hơn. Cũng đôi khi, mút tay là một hành động giúp bé khám phá, bởi đối với bé, đôi bàn tay dường như rất thú vị và muốn được tìm hiểu nó. 

Giúp bé đỡ đau nướu khi mọc răng

Trẻ trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi trở lên sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên. Khi mọc răng, nướu sưng và gây đau, khó chịu cho bé, thậm chí là gây sốt. Việc đưa tay vào mút, cắn khiến bé cảm giác dễ chịu hơn, đỡ đau hơn khi nướu bị sưng. Khi thấy bé mút tay thường xuyên, chảy nhiều dãi trong tầm tuổi này thì rất có thể bé đang trong giai đoạn mọc răng. 

Mút tay giúp bé cảm giác thư giãn hơn trước khi vào giấc ngủ

2. Trẻ sơ sinh mút tay có gây hại gì không?

Rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con mút tay thường xuyên trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, với các bé giai đoạn sơ sinh, việc mút tay là một bản năng tự nhiên không quá gây hại cho bé nếu tay bé sạch, môi trường xung quanh thực sự thoải mái. Tuy nhiên, thói quen này vẫn có những rủi ro nhất định: 

Lây bệnh truyền nhiễm

Người lớn thường thích cầm tay bé để nựng nịu. Hành động này vô tình đưa các vi khuẩn có hại, thậm chí là vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm vào tay em bé. Khi bé đưa tay lên miệng mút vô tình khiến cho vi khuẩn đi vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm như: chân tay miệng, thủy đậu, cúm, giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh về đường tiêu hóa,…

Mút tay khiến bé nôn trớ

Nhiều bé có thói quen mút tay quá sâu, mút mạnh ngay cả sau khi đã bú no chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Có những trẻ sơ sinh mút tay kiểu nhai, gặm, dùng lưỡi đẩy,… sẽ khiến ngón tay bị tổn thương, xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương này gây viêm nhiễm. 

Biến dạng ngón tay

Trên thực tế có không ít trẻ mút ngón tay từ giai đoạn sơ sinh cho đến tận 4-5 tuổi vẫn chưa bỏ thói quen này. Mút tay thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến đầu ngón tay bị biến dạng, hàm răng bị hô, lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến khả năng phát âm sau này,…. 

Thói quen mút tay có thể gây nên những rủi ro nhất định

3. Làm thế nào để trẻ bỏ thói quen mút tay?

Thông thường, trẻ có thói quen mút tay trong giai đoạn đầu đời, từ 2 tuổi, bé sẽ từ bỏ dần thói quen này. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh mút tay quá thường xuyên và là nguyên nhân gây nên những rủi ro về sức khỏe không đáng có thì bố mẹ cần tìm cách để hạn chế thói quen này của bé. Có thể áp dụng những cách sau: 

  • Không để trẻ quá đói bụng: Trẻ sơ sinh không biết nói, khi đói chỉ gào khóc và mút tay, mẹ nên để ý cho con bú sữa đúng giờ tránh để trẻ đói bụng.

  • Sử dụng gặm nướu an toàn: Trong giai đoạn mọc răng, thay vì mút tay, mẹ có thể cho con dùng gặm nướu an toàn và luôn đảm bảo món đồ này sạch sẽ,  tránh nguy cơ đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào. 

  • Đánh lạc hướng chú ý của bé bằng đồ chơi phù hợp để bé thấy hào hứng và tự bỏ thói quen mút tay. 

Đảm bảo dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện

Tùy thuộc vào từng bé mà bố mẹ có thể tìm hiểu về nguyên nhân mút tay, thói quen hàng ngày của bé để áp dụng những cách thức phù hợp nhất đối với bé. Tất cả mọi thói quen của trẻ đều có thể rèn và thay đổi theo một hướng tốt hơn. Chỉ cần ba mẹ kiên trì và theo dõi con hàng ngày để nhìn ra những điểm riêng của con mình và giúp con thay đổi thói quen xấu. 

Quan trọng nhất là mẹ cần lưu ý về dinh dưỡng trong giai đoạn sơ sinh. Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để chuyển hóa trong sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Với các bé sử dụng sữa công thức cũng vậy, cần phải lựa chọn loại sữa an toàn, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.  

Để bé trải qua những năm tháng đầu đời mạnh khỏe, phát triển toàn diện, ba mẹ có thể lựa chọn gói khám sức khỏe định kỳ và tiêm chủng trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khoa Nhi tại MEDLATEC hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và đặc biệt là tận tâm với nghề. Đây là địa chỉ chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy được mọi người lựa tin tưởng lựa chọn. 

Khách hàng có thể dễ dàng đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa qua hotline 1900 56 56 56 hoặc đặt lịch trên app của bệnh viện để tiện lợi và nhanh chóng hơn.

Khi nào nên cái mút tay cho bé?

Thông thường, sau 6 tháng đầu tiên trẻ mút tay sẽ giảm dần. Phần lớn trẻ sẽ bỏ mút tay khi được 1-2 tuổi, tuy nhiên khoảng 15% trẻ sẽ tiếp tục mút tay cho đến khi 4 tuổi.

Trẻ sơ sinh mút tay có ảnh hưởng gì không?

Khi bé đưa tay lên miệng mút vô tình khiến cho vi khuẩn đi vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm như: chân tay miệng, thủy đậu, cúm, giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh về đường tiêu hóa,…

Trẻ hay mút tay là dấu hiệu gì?

Theo các chuyên gia của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ [American Association of Pediatrics-AAP], trẻ thích mút tay là cách thể hiện mình đang đói bụng. Do đó, thói quen ngậm mút tay là cách trẻ đòi bú sữa mẹ. Ngoài ra, hành động này tạo cảm giác dễ chịu, các ngón tay kích thích trong miệng tương tự như bầu sữa mẹ.

Trẻ hay mút tay phải làm sao?

Đảm bảo cho bé bú đầy đủ.
Tạo cho trẻ cảm giác an tâm, thoải mái cho trẻ.
Động viên, khen thưởng khi tình hình mút tay của trẻ có cải thiện..
Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”.
Phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”.
Đánh lạc hướng bé.
Sử dụng ti giả.

Chủ Đề