Con Rồng cháu Tiên tác giả là ai

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Con Rồng cháu Tiên - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Xem thêm: Thể loại Truyền thuyết ?

1. Tóm tắt

Quảng cáo

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.

2. Bố cục [3 phần]

- Phần 1 [từ đầu đến “cung điện Long Trang”]: Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Phần 2 [tiếp đó đến “rồi chia tay nhau lên đường”]: Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Phần 3 [còn lại]: Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt

3. Giá trị nội dung

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt

4. Giá trị nghệ thuật

Quảng cáo

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, hoang đường, kì ảo

- Hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết [khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại…]

- Giới thiệu về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” [khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…]

II. Thân bài

1. Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ

Quảng cáo

- Lạc Long Quân:

   + Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ

   + Thần mình rồng, thường ở dưới nước, tỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ

   + Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh

   + Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở

- Âu Cơ: ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần

→ Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi thành vơ thành chồng, cùng nhau chung sống trên cạn

→ Sự kết duyên của những con người phi thường

2. Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần

→ Hình tượng cái bọc một trăm trứng thể hiện những con người của dân tộc Việt do cùng một mẹ sinh ra

- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 con xuống biển, 50 con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đơc lẫn nhau

→ Giải thích nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước. Đồng thời, qua đó phản ánh truyền thống đoàn kết của dân tộc ta từ ngàn đời nay

3. Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt

- Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang

- Khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt

   + Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo, xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh…

- Cảm nhận về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”

Bài giảng: Con Rồng cháu Tiên - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 6 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-6.jsp

Người Việt Nam ngày nay không ai không thuộc tích "con Rồng cháu Tiên", và cũng không ai lại không rõ Rồng ở đây là Lạc Long Quân, còn Tiên tức Âu Cơ. Đấy dường như là một chân lý mà tất cả các tư liệu về sử học cũng như văn hóa đều khẳng định một cách vững vàng như đinh đóng cột. Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn, chẳng hạn, viết "Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra 100 con trai, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống bể Nam Hải, vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng " [tr. 38]. Song le, việc Lạc Long Quân là giống Rồng thì chẳng có gì phải bàn cãi, còn Âu Cơ có thật thuộc giống Tiên chăng?

Về Kỷ Họ Hồng Bàng, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, các bộ cổ sử nước ta còn lưu giữ được cho đến nay, trừ Đại Việt sử lược , đều chép tương tự nhau, như Đại Việt sử ký toàn thư , phần Ngoại Kỷ, quyển một, chép về Kinh Dương Vương như sau: "Xưa, cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua... phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ... Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân " [tr. 3]. Về tích trên, truyện họ Hồng Bàng, sách Lĩnh Nam trích quái , cũng ghi: "Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước " [tr. 1]. Như vậy, có thể thấy Kinh Dương Vương mang trong mình một nửa dòng máu tiên, vì có mẹ là tiên nữ, do thế nên mới có tài chu du thủy phủ mà cầu hôn con gái của Động Đình Quân Thần Long. Đến Lạc Long Quân thì ngoài dòng máu tiên lại có thêm cả... máu rồng, thừa hưởng từ mẹ. Như vậy, chính Lạc Long Quân đã là "con Rồng cháu Tiên" rồi vậy.

Về phần Âu Cơ thì sử sách đều ghi rõ bà là con của Đế Lai, cháu Đế Nghi, mà Đế Nghi thì chẳng phải ai khác, chính là con Đế Minh và anh ruột Kinh Dương Vương. Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư có luận rằng "Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông giám ngoại kỷ nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng? " [tr. 4]. Cứ theo như thế thì Âu Cơ chỉ là một công chúa bình thường, dù có theo quan niệm người xưa mà đồng hóa vua với rồng chăng nữa, thì cũng chỉ có thể bảo bà là giống rồng, chứ không có liên hệ gì với tiên cả.

Đến đây, sẽ có những ý kiến "biện bác" cho dòng dõi nhà tiên của Âu Cơ, viện lý rằng bản thân Lạc Long Quân cũng công nhận vợ mình là... tiên. Thật vậy, Đại Việt sử ký toàn thư [tr. 3], cũng như các bộ sử về sau như Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều thuật lời của Long Quân nói với Âu Cơ "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó ". Song thiết nghĩ nước ta từ thuở hồng hoang, trải mấy ngàn năm cho đến đời Trần mới có người chép quốc sử, lại sang tới Lê, phần huyền sử đời Hồng Bàng mới được thêm vào, thế thì có nhiều khả năng cái quan niệm sai lầm rằng Âu Cơ là tiên đã phát sinh chính trong "thời kỳ đen tối" ấy. Truyền thuyết truyền miệng, tam sao thất bổn là chuyện không thể tránh; các sử gia có lẽ do không cẩn trọng nên đã "bê" câu "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên" vào sử, góp phần củng cố thêm cho cái sai, trong khi thực tế cụm từ "con Rồng cháu Tiên" được dùng để chỉ về một mình Lạc Long Quân, vốn có mẹ là Rồng [con gái Thần Long] và bà nội là Tiên [con gái Vụ Tiên]. Vì Lạc Long Quân được coi là tổ của dân tộc ta, nên người Việt ta cũng được tự nhận mình là con Rồng cháu Tiên vậy.

Nhân đây cũng xin bàn thêm, nói về chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân chia tay, mỗi người mang theo 50 đứa con, chúng ta vẫn thường nghe kể và thường được đọc đại khái rằng 50 người con theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi, trong đó những người đi theo Lạc Long Quân đã lập nên nước Văn Lang. Song, cũng giống như chuyện Âu Cơ là tiên, thiết nghĩ đây cũng lại là một lầm lẫn, vì nếu quả như 50 người con đi theo Long Quân lập nên nước Văn Lang thì hẳn vương quốc này phải nằm dưới... thủy phủ. Dĩ nhiên có những lập luận cho rằng "xuống biển" ở đây là xuống những vùng đồng bằng, duyên hải ven biển, nhưng nếu là như thế sao không nói rõ ra, mà lại mập mờ "xuống biển" đánh lận con đen?

Thực ra, theo như đúng truyền thuyết cổ xưa thì nước Văn Lang là do 50 người con đi theo mẹ Âu Cơ lập nên. Lĩnh Nam trích quái , bộ sách sưu tầm các truyền thuyết đất Việt, chép rất rõ "Long Quân nói "...Ta đem năm mươi con về Thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên ". Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang " [tr. 1]. Sở dĩ có chuyện "đổi trắng thay đen" là do các sử gia sống trong thời phong kiến phụ hệ đã bóp méo truyền thuyết, như Ngô Thời Sỹ đã chỉ ra trong Việt sử tiêu án , phần chép về Lạc Long Quân: "Trong truyện lại chép: Lạc Long cùng với Âu Cơ chia con ra mỗi bên một nữa, theo cha mẹ lên núi và xuống bể, có việc gì cũng cho nhau biết. Âu Cơ đưa 50 con đến ở Phong Châu, tôn người con trưởng, đời đời gọi là Hùng Vương. Nhà làm sử muốn lấy người theo cha làm chính thống, nên đổi lời văn mà nói rằng: 50 con theo cha ở phía Nam, mà lấy Hùng Vương để đời sau, khiến cho việc mất sự thật, người đọc sách không thể không nghi được, nếu Long Quân không phải là giống Động Đình sinh ra thì không cần biện luận làm gì. Long Quân mà quả là giống Động Đình, thì loài ở dưới nước tất nhiên không thể ở trên bộ được. Những người con theo mẹ ai cũng phải lệ thuộc Long Quân, há có lẽ tất những người theo cha mới có thể được làm vua chúa, mà những người theo mẹ chỉ có thể làm man mọi ư? " [tr. 4]. Lời bàn của Ngô Thời Sỹ tưởng rất hữu lý, bởi cứ theo truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam trích quái, Lạc Long Quân sau khi lên ngôi vẫn hay ở dưới Thủy phủ, mỗi khi dân có việc, gọi rằng "Bố ơi! Sao không lại cứu chúng tôi " thì mới lại lên. Đó là do giống Động Đình không sống được lâu trên cạn chăng?

Mở đầu cho sự "bóp méo truyền thuyết" có lẽ là Đại Việt sử ký toàn thư với câu"[Lạc Long Quân và Âu Cơ] bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam... phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua ", [tr. 4] mở đường cho các sử liệu sau này đi vào đường trái. Rồi thì một số các "hậu bối" vẫn giữ nguyên cái thuyết 50 con theo cha lập quốc mà khẳng định rằng Lạc Long Quân phong con cả làm Hùng Vương, nhưng quên không chỉnh "xuống biển" thành "về Nam", do đó tạo nên một chi tiết quái đản và mâu thuẫn...

Trên đây là vài suy nghĩ của chúng tôi về sự tích con Rồng cháu Tiên. Theo thiển ý, những chi tiết vô lý trong tích này, tuy rất đơn giản và dễ nhận ra, nhưng không hiểu vì sao vẫn gây nên sự hiểu lầm qua nhiều thế hệ, và đặc biệt với chi tiết Âu Cơ là tiên, hình như vẫn chưa hề có ai lên tiếng cải chính. Có lẽ là do ít ai để ý đến nên không nhận ra những hạt sạn nhỏ nhặt, hoặc nhiều người đã nhận ra rồi mà cho là nhỏ nên không bận tâm chăng? Vậy xin nêu lên để thỉnh ý các bậc thức giả.

Tài liệu trích dẫn:

Ngô Sỹ Liên và các tác giả khác,Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH-Hà Nội, 1993

Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ, Việt sử tiêu án, NXB Văn Sử, 1991

Phạm Văn Sơn, Việt sử toàn thư, Đại Nam-Hoa Kỳ tái bản không ghi năm

Vũ Quỳnh-Kiều Phú, Lĩnh Nam chính quái, NXB Văn Học, 2001

Video liên quan

Chủ Đề