Công thức cấu tạo rút gọn là gì

Trong cuộc sống hoặc văn học chắc hẳn bạn đã bắt gặp hoặc nghe ai đó nhắc đến câu rút gọn. Tuy nhiên nhiều bạn đọc vẫn chưa hiểu và nắm được câu rút gọn là gì? tác dụng của câu rút gọn ra sao.

Bài viết này xin đưa ra các nội dung giải đáp giúp độc giả về vấn đề trên.

Theo định nghĩa tại sách giáo khoa lớp 7 giải thích về câu rút gọn là gì? như sau: “Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn”.

Thông thường khi nói hoặc viết câu bất kỳ cần đầy đủ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ. Tuy nhiên câu đầy đủ có thể có những bộ phận bị lược bỏ [ có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ] thì trở thành câu rút gọn. Tùy theo hoàn cảnh, mục đích nói hay viết mà chúng ta có thể lược bỏ những thành phần câu sao cho phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo đúng nội dung cần truyền đạt và câu văn không trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự.

Ví dụ trong giao tiếp thường khi nói chuyện đầy đủ thì sẽ là:

+ Anh có muốn đi chơi với em không? Anh bận không đi được rồi.

Tuy nhiên đối với câu rút gọn là: Đi ăn với em không? Không đi được.

+ Hôm nay bọn mình được nghỉ học? Tuần sau.

Tuần sau là câu trả lời đã rút gọn. Câu trả lời đầy đủ là tuần sau được nghỉ học.

Mục đích của việc rút gọn câu

Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm vào mục đích sau:

– Câu văn tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. Tránh trường hợp bị lặp từ quá nhiều khiến câu văn trở nên lủng củng, mất đi độ hay, độ trôi chảy.

– Lược bỏ những chủ ngữ không cần thiết giúp câu bao hàm được ý một cách tổng quát hơn. Người nghe tiếp nhận được thông tin nhanh, chính xác.

“ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta”.

[Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan]

Hai câu thơ “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” và “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” đã được rút gọn thành phần chủ ngữ để giúp thông tin câu thơ ngắn gọn nhanh nhưng người đọc vẫn hiểu được nội dung.

– Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

“Đói cho sạch, rách cho thơm”.

– Rút gọn câu còn giúp cho người nói nhấn mạnh vào ý quan trọng; khiến cho người nghe có thể tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.

+ Khi nào chúng mình đi học? Tuần sau.

Câu rút gọn tuần sau nhấn mạnh thời gian đi học là sang tuần sau.

Khi rút gọn câu cần chú ý: Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Phân loại câu rút gọn

Câu rút gọn được chia thành 3 kiểu phố biến là: rút gọn chủ ngữ, rút gọn vị ngữ, rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ.

– Câu rút gọn chủ ngữ là câu đã được thu gọn chủ ngữ khi sử dụng. Ví dụ:

“ Ngó lên nuột nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.

[Ca dao]

Câu ca dao đã thiếu chủ ngủ nhằm hướng tới mọi người nghe đều chung cảm xúc nhớ về ông bà mình.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu rút gọn cũng khuyết thành phần chủ ngữ với ý nghĩa ngụ ý đạo lý chung cho mọi người.

– Câu rút gọn thành phần vị ngữ là câu mà thành phần vị ngữ đã bị rút ngắn khi giao tiếp. Ví dụ:

Sáng nay ai ăn bánh mẹ để trên bàn? Con!

– Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ là những câu mà cả thành phần chủ ngữ, vị ngữ đều bị lược bỏ. Ví dụ:

Bao giờ bố mẹ đến đón con ạ?

Ngày mai!

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

Câu đặc biệt và câu rút gọn đều là các loại câu phổ biến được sử dụng rộng rãi. Hai loại câu này khá giống nhau về mặt hình thức. Vì vậy mà khi sử dụng rất dễ gây nhầm lẫn giữa hai loại câu này. Đặc biệt là các bạn học sinh trong các bài tập xác định câu rút gọn và câu đặc biệt. Ngoài giải đáp về câu đặc biệt là gì bài viết xin chỉ ra cách phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt để bạn đọc có thể tham khảo.

Không được cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ. Vì vậy, không thể khôi phục được các bộ phận đó. Là câu bị lược bỏ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ. Nó sẽ giúp câu trở nên ngắn gọn và súc tích hơn. Vì vậy, có thể khôi phục lại những thành phần đã bị lược bỏ.
Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu

“Than ơi!” là câu đặc biệt không được cấu tạo theo cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ nên không thể khôi phục được. 

Ví dụ: “Ai là người vẽ gửi thư này? – Hoa.”

Thì “Hoa” là câu đã bị rút gọn vị ngữ. Vì vậy có thể khôi phục câu đầy đủ như sau: “Hoa là người vẽ gửi thư này”. 

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ câu rút gọn là gì và tác dụng qua những ví dụ minh họa cụ thể. Câu đặc biệt và câu rút gọn khá giống nhau về mặt hình thức nên các bạn cần hiểu rõ và biết cách phân biệt để vận dụng làm bài tập chính xác.

Hãy tính hóa trị của đồng Cu [Hóa học - Lớp 8]

4 trả lời

Trong phòng thí nghiệm [Hóa học - Lớp 9]

3 trả lời

Cho 200 g dd KOH 40% vão 100g dd MgCl₂ [Hóa học - Lớp 9]

1 trả lời

Tìm x biết rằng [Hóa học - Lớp 6]

2 trả lời

Viết phương trình hóa học xảy ra [Hóa học - Lớp 10]

2 trả lời

Video liên quan

Chủ Đề