Cuộc kháng chiến quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần thắng lợi là do nguyên nhân nào chủ yếu

Câu hỏi: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

- Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia kháng chiến.

-Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết tâm đánh giặc của toàn quân dân ta.

-Sự lãnh đạo tài tình của các vị vua và tướng nhà Trần, đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đường lối chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

-Quân đội nhà Trần tinh nhuệ, quả cảm, có tinh thần hi sinh, quyết thắng.

-Nghệ thuật quân sự :

+ Thực hiện kế sách “ vườn không nhà trống”, “thanh dã”.

+ Tránh mạnh, đánh yếu

+ Buộc địch đánh theo cách của ta

+ Buộc địch lâm vào bị động

+ Chớp thời cơ

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

-Đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên hung tàn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

-Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định một lần nữa lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

-Góp phần làm phong phú truyền thống chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. Để lại bài học vô giá: “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc”.

-Để lại nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc, dựa vào dân để đánh giặc.

-Ngăn chặn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên đối với các nước khác.

Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết về ba lần kháng chiến chống quân Nguyên- Mông của nhà Trần nhé.

Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất [năm 1258]

Diễn biến :

-Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai dẫn đầu ba vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Chúng men theo đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc [Phú Thọ]. Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên [Vĩnh Phúc] thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

-Trước thế giặc mạnh, vua Trần cho quân rút khỏi thành Thăng Long về Thiên Trường [Hà Nam]. Đồng thời thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

-Quân giặc chiếm được kinh thành nhưng không một bóng người. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực nên chưa đầy một tháng địch rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Lực lượng quân địch bị hao mòn dần.

-Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu [Hà Nội]. Ngày 29/1/1258, quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai [1285]

Diễn biến:

-Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn năm mươi vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Với ưu thế quân số, quân Nguyên liên tục đánh bại quân Việt ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật, sông Đuống.

-Quân ta rút lui theo đường sông Hồng về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng là Thiên Trường [Nam Định]. Tiếp tục thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

-Cùng thời điểm, Toa Đô dẫn quân từ Chiêm Thành đánh ra Nghệ An – Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, vua Trần phải rút quân ra biển lên vùng Quảng Ninh. Đến khi cánh quân Nguyên phía Nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa.

-Quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta nhưng thất bại. Chúng phải rút về Thăng Long và tiếp tục lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

-Tháng 5/1285, khi quân địch đang suy yếu, nhà Trần đã tổ chức phản công. Quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử [Hưng Yên], bến Chương Dương [Hà Nội], giải phóng Thăng Long.

-Cánh quân phía Bắc quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết [Khoái Châu].

-Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên:50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba [1288]

Diễn biến:

-Tháng 12/1287, quân Nguyên một lần nữa tấn công Đại Việt. Quân Nguyên chia làm ba cánh vào nước ta từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông theo đường biển vào Đại Việt.

-Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp. Cánh quân thứ hai là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta. Chúng ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng với Thoát Hoan.

Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc

- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.

Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3:Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

Chiến thắng Bạch Đằng

- Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang

- Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng

- Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ

Kết quả:Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước -> Quân Nguyên thất bại thảm hại, đập tan mộng xâm lược Đại Việt, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc.

Chống quân xâm lược Mông Nguyên là ai?

- Kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất [1258], gắn với vua Trần Thái Tông.

-Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai [1285], gắn với vua Trần Nhân Tông.

-Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba [1288], gắn với vua Trần Nhân Tông.

So sánh sự giống và khác nhau của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Điểm giống và khác nhau của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược của nhà Trần.

Giống nhau:

-Cả ba lần chúng ta đều sử dụng kế sách “vườn không nhà trống” để ngăn chân địch

-Tiến hành nhiều trận đánh du kích do chúng có ta có lợi thế về địa hình

-Chủ trương tránh thế giặc mạnh ban đầu do quân địch quá đông. Sau khi nhân thời cơ quân địch dần suy yếu thì tiến hành phản công bất ngờ, khiến cho địch trở tay không kịp

Khác nhau:

-Tấn công vào đoàn thuyền lương, dồn địch vào thế bị động

-Đánh giặc trên sông. Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trênsông Bạch Đằngđể tiêu diệt thuyền chiến của giặc

-Đánh giặc từ trong ra ngoài

Nhân tố nào tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều Trần với nhân dân?

Sơ lược về ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?

Theo dòng lịch sử trãi qua ba lần dành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên quân và dân nhà trần đã tạo nên được những thắng lợi vẻ vang cho dân tộc, và khẳn định được sự đoàn kết cùng với những quốc sách và chiến lược sáng suốt của quân dân Đại Việt. Vậy để hiểu sơ lược về ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Sơ lược về ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:

[Last Updated On: 27/03/2022]

Cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII khi đế quốc Mông Cổ được thành lập đã tiến hành xâm lược nhà Nam Tống, lập ra nhà Nguyên ở Trung Quốc. Để bành trướng thế lực xuống phía Nam, chúng đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.

– Cuộc kháng chiến lần 1 [1258]:

Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định tấn công tiêu diệt Nam Tống. Trong đợt tấn công này, một đạo quân gồm 3 vạn do Khađai chỉ huy được lệnh đánh vào Đại Việt, sau đó đánh vào Quảng Tây và phối hợp với các đạo quân khác. Trước khi đánh vào nước ta, tướng Mông Cổ cho sứ giả sang dụ hàng vua Trần nhưng đã bị vua Trần bắt trói. Chờ mãi không thấy, quân Mông Cổ chia 2 đường dọc sông Thao tiến vào.

Đầu năm 1258, giặc kéo đến Bình Lệ Nguyên [Tam Đảo, Vĩnh Yên], cuộc giao chiến xảy ra. Quân Trần rút về Phù Lỗ, quân giặc đuổi đến Đông Bộ Đầu. Nhà Trần chủ trương rút khỏi kinh thành Thăng Long và cùng nhân dân thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Chiếm được kinh thành, quân Mông Cổ gặp nhiều khó khăn vì không có lương thực. Lơi dụng cơ hội đó, quân Trần phản công, đánh bật quân giặc khỏi Thăng Long, buộc chúng phải tháo chạy về Vân Nam. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

– Cuộc kháng chiến lần 2 [1285]:

Đầu năm 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu lại ồ ạt kéo sang xâm lược nước ta. Các trận đánh lớn diễn ra quyết liệt ở nhiều vùng biên giới. Thấy thế giặc mạnh, Trần Hưng Đạo quyết định rút quân về Vạn Kiếp [Chí Linh – Hải Dương].

Quân nhà Trần lại thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” để chống giặc. Cùng thời gian, cánh quân Toa Đô chỉ huy đánh vào Nghệ An, nhằm thực hiện chiến lược hai gọng kìm, tiêu diệt quân Trần. Trần Quốc Tuấn và vua Trần lui ra các lộ ở miền biển Thanh Hóa. Quân giặc rơi vào khó khăn vì thiếu đói và bệnh tật. Nhân cơ hội đó, Trần Quốc Tuấn cho quân liên tục tấn công, tiêu diệt địch ở Tây Kết, Hàm Tử [Khoái Châu, Hưng Yên], Chương Dương [Thường Tín, Hà Tây], Thăng Long.

Tháng 6/1285, quân giặc tháo chạy, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát thân, Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.

– Cuộc kháng chiến lần 3 [1287 – 1288]:

Thất bại nhục nhã ở Đại Việt khiến vua Nguyên hết sức căm giận. Vua Nguyên hạ lệnh điều hàng chục vạn quân, hàng trăm chiến thuyền sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3.

Tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tràn vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy đánh vào Lạng Sơn, rồi tiến xuống phía Nam đóng tại Vạn Kiếp. Cánh quân thủy gồm 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng, để hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp. Đoàn thuyền lương của giặc do Trương Văn Hồ chỉ huy đã bị Trần Khánh Dư bố trí phục kích tại Vân Đồn. Số lương còn lại bị quân Trần chiếm.

Tháng 1/1288, Thoát Hoan cho quân tiến vào Thăng Long nhưng bị chống trả rất kịch liệt. Quân giặc phần thì bị thiếu lương, phần thì bị ốm đau nên rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn, buộc phải rút về nước. Nhân cơ hội đó, quân dân nhà Trần đã đứng lên tiêu diệt các đạo quân của giặc, giành thắng lợi nhanh chóng.

2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:

2.1. Nguyên nhân thắng lợi:

Với ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược, Quân và dân nhà Trần đã làm nên những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Thắng lợi đó là minh chứng hùng hồn, khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của vương triều Trần cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt.

Sau khi chinh phục được nhiều quốc gia và xây dựng nên một đế chế hùng mạnh từ bờ Đông biển Hắc Hải đến bờ Tây Thái Bình Dương, quân Mông Cổ tiếp tục tấn công hòng chinh phục Nam Tống và đánh chiếm các nước ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Để thực hiện mưu đồ này, Đại hãn Mông Cổ cho quân đánh chiếm Đại Việt làm bàn đạp tiến công Nam Tống và tiến hành “kế ở lâu dài” phát triển xuống khu vực Đông Nam châu Á. Tháng 01 năm 1258, khoảng bốn vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến hành xâm lược Đại Việt, tuy nhiên đội quân này đã bị quân và dân nhà Trần đánh bại. Sau cuộc tiến công lần đầu không thành, năm 1285, quân Mông – Nguyên tiến hành đánh chiếm nước ta lần thứ hai với quy mô lớn nhất [khoảng 60 vạn quân], mức độ ác liệt hơn, song vẫn không giành được thắng lợi. Không chấp nhận thất bại, năm 1288, quân Mông – Nguyên tiếp tục tiến công xâm lược lần thứ ba với mục đích rửa “nỗi nhục” tại đất nước nhỏ bé này và một lần nữa chúng lại phải cúi đầu khuất phục trước quân, dân Đại Việt.

Về phía Đại Việt, sau khi nắm quyền từ tay nhà Lý, nhà Trần tiếp tục đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, làm nên hào khí Đông A với những chính sách ưu việt, nổi bật là việc chăm lo củng cố triều chính, binh bị, bố phòng đất nước, khoan thư sức dân, v.v. Khi biết tin quân Mông – Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta, vua tôi nhà Trần đã đoàn kết một lòng cùng với nhân dân cả nước khẩn trương làm công tác chuẩn bị để đánh giặc giữ nước. Trong vòng 30 năm [1258 – 1288], dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của vương triều Trần, quân và dân Đại Việt đã ba lần đánh bại quân Mông – Nguyên xâm lược, bảo vệ vững chắc giang sơn, bờ cõi. Có được chiến thắng trước đội quân xâm lược hùng mạnh là do nhiều yếu tố hợp thành; trong đó, yếu tố cơ bản, quan trọng là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức” và sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt, tài tình của Bộ Thống soái Đại Việt, đứng đầu là các vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

– Toàn dân đánh giặc, đoàn kết, quyết thắng: tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện “vườn không nhà trống”, tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tham gia các đội dân binh,…

– Chuẩn bị chu đáo của nhà Trần: chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.

– Quý tộc, vương hầu nhà Trần đoàn kết: chủ động giải quyết mối bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu.

– Quân đội nhà Trần tinh nhuệ, quả cảm, có tinh thần hy sinh, quyết thắng.

– Sự đóng góp của các danh tướng: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.

– Nghệ thuật quân sự:

+ Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, “thanh dã”.

+ Tránh mạnh, đánh yếu

+ Buộc địch đánh theo cách đánh của ta

+ Buộc địch lâm vào bị động

+ Chớp thời cơ.

2.2. Ý nghĩa lịch sử:

– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

– Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân ta.

– Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự vẻ vang của dân tộc.

– Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá: Củng cố khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

– Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam.

Như vậy, trong cả ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, nhờ nắm chắc tình hình, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của giặc, Bộ Thống soái nhà Trần đã có những chỉ đạo chiến lược: thực hiện các cuộc rút lui nhằm bảo toàn lực lượng; kéo dài thời gian kháng chiến để chuẩn bị phản công; tiến hành triệt để kế “thanh dã”, cắt đứt nguồn cung cấp, tiếp tế lương thảo của giặc, qua đó, làm cho chúng rơi vào tình cảnh khốn đốn, tinh thần hoang mang, ý chí chiến đấu giảm sút và không thực hiện được ý định đánh nhanh, thắng nhanh. Sự chỉ đạo chiến lược của triều đình nhà Trần là nhất quán, xuyên suốt trong ba cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên và là sách lược duy nhất đúng trong cuộc đối đầu với đội quân hùng mạnh, thiện chiến, quen trận mạc. Sự chỉ đạo chiến lược đó khẳng định tầm nhìn, tư duy sáng tạo, khả năng tổ chức của Bộ Thống soái Đại Việt, đứng đầu là các vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời là bài học quý cần vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Video liên quan

Chủ Đề