Đã bao nhiêu ngày kể từ ngày 31/6/2022

- Tính từ 17h ngày 30/8 đến 17h ngày 31/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.607 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 12.591 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM [5.444], Bình Dương [4.530], Đồng Nai [634], Long An [587], Tiền Giang [214], Đồng Tháp [138], Đà Nẵng [123], Tây Ninh [118], Kiên Giang [99], Nghệ An [81], Hà Nội [77], Khánh Hòa [66], Bà Rịa - Vũng Tàu [64], Bình Thuận [59], Cần Thơ [53], Quảng Bình [47], Quảng Ngãi [40], Thừa Thiên Huế [25], Phú Yên [23], Bình Phước [22], An Giang [17], Đắk Lắk [17], Trà Vinh [14], Bến Tre [13], Hậu Giang [11], Bình Định [8 ], Thanh Hóa [8 ], Vĩnh Long [7], Phú Thọ [6], Ninh Thuận [6], Sơn La [6], Bạc Liêu [5], Lạng Sơn [5], Lâm Đồng [4], Đắk Nông [4], Quảng Nam [3], Quảng Trị [3], Gia Lai [3], Kon Tum [2], Hà Tĩnh [2], Ninh Bình [2], Bắc Ninh [1] trong đó có 7.231 ca trong cộng đồng.

  - Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.628 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 445 ca, Bình Dương giảm 1.520 ca, Đồng Nai tăng 143 ca, Long An tăng 63 ca, Tiền Giang giảm 7 ca.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tính đến tối ngày 31/8

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 462.096 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ [bình quân cứ 1 triệu người có 4.700 ca nhiễm].

- Đợt dịch thứ 4 [từ ngày 27/4/2021 đến nay]:

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 457.882 ca, trong đó có 236.086 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.

+ Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ, Kon Tum, Nam Định, Vĩnh Phúc.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh [221.254], Bình Dương [114.788], Đồng Nai [23.766], Long An [22.044], Tiền Giang [9.652].

Tình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế

SKĐS - Nội dung tình hình dịch COVID-19 dưới đây là số liệu chính thức, mới nhất theo nguồn tin từ Bộ Y tế, cập nhật mỗi buổi tối hàng ngày trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.044

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 238.860

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.295 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.006

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.259

- Thở máy không xâm lấn: 91

- Thở máy xâm lấn: 916

- ECMO: 23

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Đến thời điểm 18 giờ 45, Tiểu ban Điều trị [Cục Quản lý khám chữa bệnh] vẫn chưa cung cấp số liệu.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 30/8 là 11.064 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới [2,1%].

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến tối 31/8

- Cả thế giới có 218.056.333 ca nhiễm, trong đó 194.963.650 khỏi bệnh; 4.526.706 tử vong và 18.565.977 đang điều trị [113.685 ca diễn biến nặng].

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 167.157 ca, tử vong tăng 3.450 ca.

- Châu Âu tăng 26.137 ca; Bắc Mỹ tăng 6.781 ca; Nam Mỹ tăng 411 ca; châu Á tăng 129.747 ca; châu Phi tăng 2.787 ca; châu Đại Dương tăng 1.294 ca.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 621.796 xét nghiệm cho 755.197 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 13.874.125 mẫu cho 33.497.696 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 30/8 có 244.853 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 19.966.724 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.347.538 liều, tiêm mũi 2 là 2.619.186 liều.

Admin

Bảo vệ trường Tiểu học Đặng Trần Côn là F0: Không có nguy cơ lây nhiễm tại trường

Ngày 31/8, trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị về bảo vệ trường Tiểu học Đặng Trần Côn [phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân] là F0 được công bố ngày 30/8, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân Lê Minh Tuấn khẳng định, trường hợp này không có nguy cơ lây nhiễm tại trường vào các ngày 20-22/8.

Trước đó, tối 30/8, nhiều phụ huynh học sinh nhận được thông báo từ trường Tiểu học Đặng Trần Côn về việc nếu đến nhận sách giáo khoa trong các ngày 20, 21, 22/8 cần rà soát, khai báo y tế, cách ly tại nhà để phòng, chống Covid-19.

Theo đó, thông báo của trường Tiểu học Đặng Trần Côn cho biết, một trường hợp nhân viên bảo vệ của nhà trường, có nhà ở trong khu phong tỏa phường Thanh Xuân Trung [quận Thanh Xuân] được xác định là F0.

Từ ngày 23/8, nhân viên bảo vệ nghỉ trực tại trường khi ngõ nhà có F0. Người này cũng có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính vào các ngày 24, 26 và 27/8, nhưng đến 29 làm xét nghiệm lần 4, có kết quả dương tính, được công bố vào ngày 30/8.

Do đó, trường Tiểu học Đặng Trần Côn thông báo cho các phụ huynh đến trường nhận sách giáo khoa vào các ngày 20, 21, 22/8 thông cảm, thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế: Chủ động khai báo y tế tại nơi cư trú, nêu rõ thời gian tiếp xúc và quá trình diễn biến xét nghiệm của nhân viên bảo vệ; tự cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối với nhân viên bảo vệ.

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Bắc Nguyễn Hoàng Điệp thông tin, qua trao đổi với cơ quan y tế, trường hợp nhân viên bảo vệ trường Tiểu học Đặng Trần Côn xét nghiệm đến lần thứ 4 [ngày 29/8] mới  dương tính, chắc chắn thời gian ở trường vào ngày 20 - 22/8, người này chưa mắc Covid-19. Nguy cơ dịch tế rất thấp, gần như không có.

“Bên cạnh đó, nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt biện pháp 5K, bảo vệ không tiếp xúc với phụ huynh, chỉ đo thân nhiệt rất nhanh. Việc phân lớp đến nhận sách giáo khoa cũng khoa học, chia thời gian theo khung giờ. Ngay sau khi nhận được thông tin bảo vệ là F0, Ban Giám hiệu nhà trường đã làm tốt việc truy vết, khuyến cáo, đưa thông tin lên các lớp liên quan, khoảng 5 lớp để các phụ huynh tự theo dõi sức khỏe” - Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Bắc Nguyễn Hoàng Điệp thông tin.

Đồng quan điểm, trao đổi với phóng viên về bảo vệ trường Tiểu học Đặng Trần Côn [phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân] là F0 được công bố ngày 30/8, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân Lê Minh Tuấn khẳng định, trường hợp này không có nguy cơ lây nhiễm tại trường vào các ngày 20-22/8.

[kinhtedothi.vn]

Hà Nội lập 5 cơ sở điều trị F0 triệu chứng nhẹ, quy mô 7.000 giường

5 cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ được thành lập ở các khu tái định cư, ký túc xá.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký các quyết định phê duyệt phương án thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại một số địa điểm.

Chức năng của cơ sở là tiếp nhận, thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Đồng thời, theo dõi, điều trị, phát hiện sớm những trường hợp chuyển độ để chuyển tuyến kịp thời theo phân tầng điều trị.

Đối tượng người bệnh được tiếp nhận là người bệnh có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR và đáp ứng các tiêu chuẩn: không có triệu chứng lâm sàng hoặc có các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, đau người, thay đổi vị giác, khứu giác,...; không có các bệnh lý nền kèm theo; từ 18 đến dưới 65 tuổi.

Cơ sở không tiếp nhận các trường hợp gồm: Phụ nữ mang thai; người béo phì [BMI trên 25]; người nước ngoài; người có các yếu tố nguy cơ khác.

5 cơ sở gồm:

Cơ sở tại tòa nhà A1, khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp [quận Hoàng Mai] với quy mô 2.000 giường bệnh.

Cơ sở này được bố trí, sắp xếp tại 2 tòa nhà 19 tầng thông với nhau tầng 1.

Tầng 1: Khu vực cấp cứu [ 20 giường hồi sức cấp cứu], tiếp nhận bệnh nhân, chụp Xquang.

Tầng 2: Bộ Tư lệnh thủ đô.

Tầng 3: Sinh hoạt của nhân viên y tế.

Tầng 4: Khu vực hành chính, điều hành, kho thuốc, vật tư.

Tầng 5 đến tầng 19 [ tổng 15 tầng/1 tòa nhà]: Mỗi tầng của tòa nhà gồm 14 phòng 4 giường, 56 giường tầng.

Tầng hầm: Khu xử lý rác thải.

Trưởng ban quản lý, điều hành cơ sở là Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.

Cơ sở tại chung cư 4A- Dự án Nam Đại Cồ Việt, số 8 Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa [quận Hai Bà Trưng] quy mô 1.000 giường bệnh.

Cơ sở được bố trí tại 1 tòa nhà 24 tầng; sử dụng từ tầng trệt đến tầng 24.

Khu vực điều hành được bố trí, sắp xếp từ tầng trệt đến tầng 3 của tòa nhà. Trong đó tầng trệt để tiếp đón, điều tiết và đưa người bệnh lên khu điều trị; từ tầng 1 đến tầng 3 là khu vực hành chính, điều hành, sinh hoạt của Ban điều hành và nhân viên y tế.

Tầng 4 là khu cấp cứu người bệnh chờ chuyển tuyến trên. Khu vực giường bệnh điều trị được bố trí, sắp xếp từ tầng 5 đến tầng 24 với tổng 150 phòng. Đảm bảo trung bình mỗi tầng sắp xếp 50 người bệnh.

Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội là Trưởng ban quản lý, điều hành cơ sở này.

Cơ sở tại khu tái định cư, phường Xuân La [quận Tây Hồ] với 1.000 giường bệnh.

Cơ sở thu dung, điều trị được bố trí tại 2 tòa A, B cao 17 tầng thông tầng 1,2; mỗi tầng có 18 phòng [tổng số 306 phòng].

Khu vực giường bệnh điều trị được bố trí, sắp xếp từ tầng 3 trở lên của tòa nhà tái định cư [tổng 270 phòng]. Tầng 1 và 2 thuộc khu vực hành chính, điều hành, sinh hoạt của nhân viên y tế.

Trưởng ban quản lý, điều hành cơ sở là Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

Cơ sở tại nhà B, C Khu tái định cư phường Trần Phú [quận Hoàng Mai] với quy mô 2.000 giường bệnh.

Cơ sở thu dung điều trị F0 được bố trí, sắp xếp tại 2 tòa nhà: Nhà B - 9 tầng và Nhà C - 15 tầng.

Tại nhà B, tầng 1 là khu tiếp đón, cấp cứu người bệnh, chụp Xquang, siêu âm. Tầng 2 gồm khu hành chính, nhân viên làm chuyên môn, khu sinh hoạt của nhân viên y tế. Khu điều trị bệnh nhân từ tầng 3 đến 9.

Nhà C gồm 2 đơn nguyên C1 và C2. Tầng 1 của đơn nguyên C1 làm khu tiếp đón, cấp cứu, chụp Xquang, siêu âm. Tầng 1 đơn nguyên C2 thuộc kho vật tư, trang thiết bị, phòng quản lý điều hành chung của tòa nhà.

Tầng 7 gồm khu hành chính, nhân viên làm chuyên môn, khu sinh hoạt của nhân viên y tế.

Tầng 2 đến tầng 6 và tầng 8 đến tầng 15 là khu điều trị bệnh nhân.

Trưởng ban quản lý, điều hành của cơ sở này là Bệnh viện Thanh Nhàn.

Cơ sở tại Khu nhà tái định cư cao tầng C13/DDI, phường Trần Phú [quận Hoàng Mai] với 1.000 giường bệnh.

Trưởng ban quản lý, điều hành là Bệnh viện đa khoa Thanh Trì.

Các cơ sở được yêu cầu đảm bảo các điều kiện sinh hoạt thiết yếu như ăn uống, điện, nước, vệ sinh, nhà tắm... ;đảm bảo thông khí, an ninh, an toàn; cách biệt với khu dân cư; thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người bệnh, tiếp tế hậu cần và vận chuyển chất thải đi xử lý.

[vietnamnet.vn]

Hà Nội: Lo dịch lây lan trong khu tập thể cũ

Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Ðặng Khánh Hòa cho biết, hiện quận thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần với toàn bộ người dân trong khu vực phong tỏa tại phường Thanh Xuân Trung để rà soát, bóc tách triệt để F0.

Các trường hợp liên quan COVID-19 ở "ổ dịch" trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung đi cách ly. Ảnh: Như Ý

Đáng lo ngại là trong khu vực phong tỏa tại quận này có 5 khu tập thể, có các nhà vệ sinh sử dụng chung nên khó cách ly gia đình với gia đình.

Kiểm soát chặt, xét nghiệm nhanh

Ngày 30/8, khu vực ‘ổ dịch’ tại Ngõ 328 - 330 Nguyễn Trãi [phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội] ghi nhận thêm 55 trường hợp dương tính, nâng tổng số ca mắc COVID-19 kể từ ngày 23/8 là 311 ca.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa cho biết, các trường hợp ho, sốt sẽ được xét nghiệm, cách ly ngay. “Số lượng các ca mắc vừa được ghi nhận là do thực hiện việc phong tỏa chặt, xét nghiệm triệt để trong khu vực. Hiện nay, quận đã phong tỏa nên không có di biến động, không có sự tiếp xúc với khu vực bên ngoài”, ông Hòa nói.

Có một khó khăn, theo ông Hòa, trong khu vực phong tỏa có 5 khu tập thể, có các nhà vệ sinh sử dụng chung. Quận đã khuyến cáo phân chia, sử dụng theo giờ, nhưng nhiều khi nhu cầu cá nhân không thể theo được giờ giấc quy định. Vì thế, có thể có những phát sinh sự tiếp xúc khi người dân sử dụng nhà vệ sinh chung này.

“Những nhà dân có nhà vệ sinh riêng thì chúng tôi đảm bảo, khẳng định ai ở đâu yên đấy, tuyệt đối cách ly, không có chuyện bước chân ra cửa. Lương thực, thực phẩm cần thiết đã được vận chuyển đến tận cửa", ông Hòa thông tin.

Về giải pháp, ông Hòa cho biết, trong thời gian tới, quận kiên quyết thực hiện kiểm soát chặt, xét nghiệm nhanh, triệt để bóc tách hết các trường hợp F0. Ngoài số người đã được chuyển đi chữa bệnh, số F1 phải cách ly tập trung, hiện khu vực phong tỏa còn khoảng 1.200 người.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật [CDC] Hà Nội Khổng Minh Tuấn khuyến cáo, người dân trong khu vực, thậm chí người trong cùng một nhà cũng phải tự cách ly với nhau để phòng ngừa lây nhiễm. Cùng với đó, người dân cần phối hợp thực hiện xét nghiệm khi có yêu cầu, tránh tình trạng nhân viên y tế phải đến tận nhà, gây nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế. Theo ông Tuấn, qua xét nghiệm, có thể số ca dương tính SARS-CoV-2 tại khu vực này còn tăng lên.

Giảm số người ra đường

Trao đổi với báo chí về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện nguy cơ phát sinh các chùm ca bệnh mới rất cao ở khu vực mật độ dân cư cao, chật hẹp với nhiều phố nhỏ, ngõ nhỏ hay nhiều nhà chung cư san sát nhau. Điều này cho thấy, việc kiểm soát dịch bệnh ở các địa bàn đông dân cư chưa vững chắc. Đáng lo ngại là ngay cả các khu vực đã được phong tỏa, việc thực hiện nguyên tắc cách ly còn chưa nghiêm, có hiện tượng “chặt ngoài, lỏng trong”.

Theo ông Dũng, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay vẫn phải là thực hiện giãn cách xã hội một cách thực chất. Trong đó, các quận, huyện, thị ủy tiếp tục coi hiệu quả phòng, chống dịch làm thước đo năng lực, uy tín cá nhân cán bộ. Ông Dũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn trên toàn thành phố phải chủ động lên kế hoạch đánh giá các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ tạm... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động; tổ chức kiểm soát dịch chặt chẽ từ “gốc” tới từng ngõ, ngách, từng hộ gia đình.

Bí thư Hà Nội yêu cầu bằng mọi giải pháp giảm số người ra đường, bảo đảm yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó”. Cấp ủy các cấp ở quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, làm chặt chẽ hơn việc quản lý người ra đường; trọng tâm là siết chặt quản lý, kiểm tra, giám sát từ các ngõ, phố, kiểm tra lưu động trên các tuyến đường gắn với kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phương án sản xuất an toàn, cấp và sử dụng giấy đi đường...

Hệ thống các chốt kiểm soát phải tiếp tục siết chặt kiểm tra người và phương tiện; không để lọt người từ các vùng có dịch vào thành phố mà không được kiểm tra dịch tễ. Các trường hợp cố tình vi phạm, trốn tránh để vượt chốt trái phép phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

[tienphong.vn]

9 dụng cụ phòng hộ dành cho người chăm sóc F0 tại nhà

Theo Bộ Y tế, nhân viên y tế, người chăm sóc F0 tại nhà cần sử dụng một số đồ phòng hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, áo choàng chống dịch che kín người.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 4159/QĐ-BYT hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19. Các phương tiện phòng hộ tối thiểu được lựa chọn và sử dụng gồm:

- Găng tay: Gồm găng tay y tế [găng tay sạch hoặc vô khuẩn] tùy vào mức độ tiếp xúc với F0 hoặc F1, F2..., và găng tay vệ sinh.

- Khẩu trang: Khẩu trang y tế thông thường hoặc phòng nhiễm khuẩn và khẩu trang hiệu suất lọc cao [N95].

- Bộ trang phục phòng hộ cá nhân: Quần áo liền [có mũ] hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch, dài che kín người. Bộ trang phục này phải được sản xuất từ vải không dệt, chống thấm, có khả năng bảo vệ chống vi sinh vật xâm nhập theo đường dịch, dễ sử dụng, thoáng mát.

- Tạp dề bán thấm: Vật liệu chống thấm, buộc dây hoặc đeo quanh cổ.

- Mũ: Che kín đầu, tóc, tai.

- Ủng bảo hộ: Dài quá bắp chân, dùng vật liệu có thể tái sử dụng.

- Bao giầy: Che phủ bàn chân, bắp chân có dây cố định tránh tuột và bao phủ được ống quần mặc bên trong. Bao giầy cũng phải là vật liệu bán thấm hoặc chống thấm.

- Tấm che mặt: Che hoàn toàn được hai bên tai và chiều dài khuôn mặt, làm bằng nhựa dẻo, trong, chống mờ do hơi nước, không làm biến dạng hình ảnh, cung cấp tầm nhìn tốt cho người dùng.

- Kính bảo hộ: Gồm gọng cài tai hoặc dây đeo sau đầu, phải trong suốt, ôm hết khuôn mắt hoặc che phủ hết mắt, hai bên thái dương.

Những người cần trang bị các vật dụng này gồm tất cả người làm ở các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm; cơ sở cách ly theo dõi người nhiễm hoặc nghi ngờ; theo dõi chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm tại nhà; các chốt trong khu vực cách ly, tổ Covid-19, khu vực lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vaccine tại cộng đồng; khu vực nhập/xuất cảnh người, hàng hóa; vận chuyển người nhiễm, nghi ngờ nhiễm và liên quan trực tiếp người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm trong các hoạt động phòng, chống dịch khác.

Bộ Y tế cũng lưu ý phương tiện phòng hộ cá nhân chỉ hiệu quả khi áp dụng cùng với những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn khác.

Cơ quan này yêu cầu luôn có sẵn phương tiện phòng hộ cá nhân và được bảo quản đúng quy định. Kiểm tra số lượng hàng ngày để bảo đảm không thiếu phương tiện phòng hộ ngay cả trong tình huống khẩn cấp.

Nhân viên y tế phải được đào tạo kỹ về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trước khi làm việc. Lựa chọn đúng chủng loại phương tiện theo từng tình huống công việc, kích cỡ phù hợp với người sử dụng.

Người sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối quy trình mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân. Tuyệt đối không mặc bộ trang phục phòng hộ khi ngủ, nghỉ, sinh hoạt, ăn uống. Không phun hóa chất khử khuẩn lên bề mặt trang phục trong bất kỳ tình huống nào và không tái sử dụng.

Không mặc bộ trang phục phụ cho người bệnh, người nhà bệnh nhân trong bất kỳ tình huống nào.

Đặc biệt, phương tiện phòng hộ cá nhân sau sử dụng là chất thải lây nhiễm, phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm.

Bộ trang phục dạng liền, rời hoặc áo choàng chống dịch chỉ sử dụng một lần, thải bỏ ngay khi không còn làm việc hoặc ra khỏi khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Khu vực mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ là riêng biệt. Xử lý tập trung bộ quần áo mặc trong bộ trang phục.

[zingnews.vn]

Bộ Y tế: F0 không được tiếp xúc với vật nuôi trong nhà

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người mắc Covid-19 không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật.

Đây là khuyến cáo của Bộ Y tế được thông tin trong tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà ban hành kèm theo quyết định số 4156.

Covid-19 là bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do một loại virus Corona [có tên là SARS-CoV-2] gây ra. Sau hơn 2 năm xuất hiện, bệnh dịch đã khiến gần 215 triệu người nhiễm và gần 4,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới và còn tiếp tục gia tăng mạnh.

Theo Bộ Y tế, Covid-19 có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua các đường lây:
- Qua tiếp xúc: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm như bắt tay, ôm hôn. Tiếp xúc gián tiếp như chạm tay vào các bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên miệng, mắt, mũi của mình.

- Qua giọt bắn: khi tiếp xúc gần [dưới 2 mét] với người nhiễm SARS-CoV-2 nói, ho, hắt hơi tạo ra các giọt có chứa virus bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc hít phải các giọt này.

- Qua không khí: Trong môi trường kín, thông khí kém, khi thực hiện chăm sóc y tế có tạo những hạt nhỏ [aerosol] chứa virus lan theo không khí và có thể gây nhiễm nếu hít phải.

Bởi vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, trường hợp gia đình có vật nuôi, cần lưu ý người nhiễm không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật.

Người cùng nhà với người không nhiễm cũng không nên tiếp xúc gần với vật nuôi. Đồng thời, gia đình cũng không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.

Ngoài ra, tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà cũng đưa ra các khuyến cáo trong việc cách ly người nhiễm SARS-CoV-2 ra khỏi những người khác trong gia đình.

Cụ thể, người nhà phải bố trí người nhiễm SARS-CoV-2 có phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho người nhiễm.

Các thành viên trong gia đình luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người nhiễm.

Đồng thời, người nhiễm SARS-CoV-2 cũng không được:

- Ăn uống cùng với người khác.

- Di chuyển ra khỏi khu vực cách ly

- Tiếp xúc gần với người khác và với vật nuôi

- Không dùng chung bát đĩa, ly uống nước, bộ dụng cụ ăn, khăn tắm hoặc bộ đồ giường với những người khác trong nhà.

[vietnamnet.vn]

Nguyễn Bích Thủy

Video liên quan

Chủ Đề