Đà lạt hoàng hôn ca sĩ cẩm ly là ai?

Từ những con đường đèo quanh co đến cái thời tiết se lạnh của miền núi, Đà Lạt luôn là điểm đến lý tưởng cho những du khách miền Nam nói riêng, cả trong và ngoài nước nói chung. Đà Lạt luôn mang đến cảm giác yên bình, thơ mộng. Với những tâm hồn yêu màu tím, Đà Lạt mang lại cảm giác đượm buồn, đầy tâm trạng hướng đến hồ Xuân Hương vẫn chảy lặng lẽ.

Nhạc sĩ Minh Kỳ và Dạ Cầm cùng chắp bút viết lên Đà Lạt Hoàng Hôn

Thành phố của yêu thương và những nỗi buồn không tên

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ

Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ

Từng đôi đi trên phố vắng,

Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thua màn đêm

Bài hát vang lên với âm điệu của dòng nhạc Bolero chậm rãi được Minh Kỳ phủ lên màu sắc buồn tênh, nhưng lại đầy chất thơ. Ngay từ những câu hát đầu tiên, người nghe có thể hình dung ra thành phố Đà Lạt đầy sương trong khung cảnh tím mộng mơ và trên đường phố lấp lánh ánh đèn là những cặp đôi cùng chia sẻ những giây phút yêu thương nồng ấm. Tuy nhiên, đứng phía sau quan sát những cái đẹp ấy, người nghệ sĩ lại thấy lòng trĩu nặng, cứ bước đi giữa không gian và đắm chìm vào biển trời lam tím, lặng lẽ suy nghĩ và cũng lại lặng lẽ vẽ ra các ý thơ trong thâm tâm mình.

Đà Lạt - thành phố của yêu thương và của những nỗi buồn không tên

Khách vãng lai hát lên ca khúc cô liêu cô tịch

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông

Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường

Giờ đây hơi sương giá buốt

Biết ai thương bước cô liêu

Người đi trong sương rơi

Đến Đà Lạt, có người đến để tham quan, du lịch cùng gia đình, có người lại muốn đến để được thơ thẩn giữa dòng đời ồn ã. Buông bỏ chốn thị thành xô bồ, người ta cứ thế đi xa, lạc đến những ngọn đồi, nhặt những trái thông đã khô vương vãi trên nền đất âm ẩm. Đèn lên, sương buông xuống, người cứ bước, có ai thấu được bóng dáng của một người thinh lặng bước nơi xa xôi. Lời hát cứ thế da diết buông lên, cái chất giọng cổ mang lại hơi thở của miền Nam những năm tháng trước giải phóng, khăn quàng cổ vẫn trên vai, những bộ trang phục lụa là, lại càng khiến người nghe lạc trong phong thái kiểu cách của cô ca sĩ, như một người khách vãng lai đầy kiêu hãnh.

Đồi thông chìm trong màn sương mù lặng lẽ

Thắng cảnh cũng khóc than cho cuộc tình tan vỡ

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly

Khóc  tình đầu dang dở

Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,

Thêm sắt se tâm hồn

Người đi trong bóng cô đơn

Không bỏ qua những điểm đến nổi tiếng của Đà Lạt, nhạc sĩ Minh Kỳ và Dạ Cầm vẫn khéo léo lồng ghép chúng trong bài hát Bolero chẳng có chút âm hưởng cổ động nào, nhưng vẫn khiến người nghe muốn đến để cảm nhận. Từ thác Cam Ly đến hồ Than Thở, than thở về mối tình đầu dở dang. Khung trời kỉ niệm khi mà Đà Lạt còn là nơi chắp cánh, khi mà tình yêu được ươm mầm tại nơi đây, tại chợ đêm Đà Lạt, tại hồ Xuân Hương, giờ cũng chỉ còn là những hồi ức, không buồn bã, nhưng cũng chẳng thể cứu vãn nổi nỗi nhớ nhung, sao vẫn chỉ mình ta cô đơn lẻ bước.

Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ

Gần nhau, xa nhau mấy nỗi

Đà Lạt là thành phố ngàn hoa. Đi đâu mà không có hoa để nhặt, nhưng sắc tím của bông oải hương vẫn để lại nhiều cảm giác nhất cho những tâm hồn yêu màu tím. Đúng là thời gian có mấy đâu. Ngày hôm qua ta còn bên nhau, nhưng hôm nay đã lại chia ly. Nhặt hoa lên trong vô thức rồi lại khẽ mỉm cười khi chợt ngộ ra một nỗi thường tình: “Gần nhau, xa nhau mấy nỗi”.

Hoa Đà Lạt và những ý niệm về thời gian cho một cuộc tình

Đến Đà Lạt, có người đến với tâm trạng hứng khởi, có người lại đi chỉ để được thẩn thơ giữa những nụ cười ấy. Đi dọc hồ Xuân Hương, người người cười nói, mình lại văng vẳng trong đầu những câu hát của Đà Lạt Hoàng Hôn để tìm thấy niềm vui trong nỗi buồn. Đúng là có như vậy thì mới cảm nhận được cái chất của Đà Lạt, mới thấu hiểu thế nào là lãng mạn. Ai nói rằng lãng mạn chẳng thể tồn tại trong nỗi thất tình nhỉ?


NTM

547771

1. Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ Màu lan tím Đà Lạt sương phố mờ Từng đôi đi trên phố vắng Bước chân êm giữa không gian Hoàng hôn của màn đêm. Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông Hàng cây thắm màu đèn lên phố phường Giờ đây hơi sương giá buốt Biết ai thương bước cô liêu Một người đi trong sương rơi. [ĐK:] Đà Lạt ơi! Có nghe chăng Cam Ly khóc tình đầu dang dở Đêm xuống Than Thở vang cũng hờn thêm xắt se tâm hồn Người đi trong bóng cô đơn. 2. Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ Gần nhau xa nhau mấy núi Hỡi quê hương xứ sương rơi Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi.

Nghe tiếp

Auto play

Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương ghé đến. Không thể liệt kê đầy đủ những ca khúc đã viết về xứ lạnh này, nhưng người ta thường nhắc nhiều nhất đến “Đà Lạt tam khúc”, đó là Thành Phố Buồn của nhạc sĩ Lam Phương, và 2 ca khúc cùng của nhạc sĩ Minh Kỳ: Thương Về Miền Đất Lạnh và Đà Lạt Hoàng Hôn [viết chung với nhạc sĩ Anh Bằng].


Click vào hình để nghe Thanh Tuyền hát Đà Lạt Hoàng Hôn [thu âm trước 1975]

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông
Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt
Biết ai thương bước cô liêu
Người đi trong sương rơi

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly
khóc tình đầu dang dở
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
Người đi trong bóng cô đơn.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ
Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!

Đà Lạt đã từng khiến cho hồn cho bao du khách lãng đãng buồn theo màu lam chiều xứ lạnh vấn vương trên dốc đồi ngàn thông. Và màu sương mờ như khói như mây cho cảm giác như giữa cảnh thực và ảo không còn khoảng cách. Khách lãng du một chiều đứng lại nghe hoàng hôn rơi êm đềm trên thành phố mộng mơ.

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.

Những đôi tình nhân trên phố vắng, nhẹ nhàng dìu nhau từng bước êm đềm trong màn sương phủ kín. Họ khẽ khàng thôi, vì không muốn làm khuấy động cái không khí lãng đãng mê hoặc đó, trong bầu không gian được mô tả là: “hoàng hôn thùa màn đêm…”

“Thùa” ở đây có người nghe tưởng là “thủa” hoặc là “thưa”. Thật ra đúng nghĩa là “thùa”. Thùa nghĩa là khâu móc từng múi chỉ để viền kín các mép của lỗ khuyết. Ý nghĩa trong câu nhạc là hoàng hôn đang chuyển dần về màn đêm. Có lẽ tác giả đã vắt cạn ngữ từ để tìm ra một từ đắc địa là “thùa” như thế để tả cảnh sắc hoàng hôn sắp hết.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông
Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt
Biết ai thương bước cô liêu
Người đi trong sương rơi…

Đứng trên triền dốc cao mới nhìn được toàn cảnh đồi thông đang thẩm màu lên đèn phố núi. Đứng trên cao mới cảm nhận được nỗi cô đơn chập chùng vây quanh mình màu sương miền cao nguyên giá buốt. “Biết ai thương bước cô liêu”, biết ai chiều nay có thương bước chân in dấu hoài tưởng vào lời ca cho buổi chiều Đà Lạt ướt đẫm sương rơi.

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly
khóc tình đầu dang dở
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
Người đi trong bóng cô đơn.

Thác Cam Ly và hồ Than Thở là những thắng cảnh nên thơ của Đà Lạt. Sự tích của hồ Than Thở theo truyền thuyết, vào từ thế kỷ 18, Hoàng Tùng là một nghĩa sĩ đoàn quân áo vải Tây Sơn của vua Quang Trung. Trước khi lên đường đánh giặc, Hoàng Tùng đã cùng Mai Nương ra bờ hồ Than Thở để hẹn hò, hẹn mùa xuân năm sau khi hoa Anh đào nở thì chàng sẽ trở về. Thời loạn ly chiến chinh cách trở, Mai Nương ở nhà nghe tin Hoàng Tùng tử trận nên gieo mình xuống giòng nước tự trầm. Năm sau Hoàng Tùng chiến thắng trở về, vô cùng thương xót khi biết người yêu không còn nữa, chàng đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối.

Đà Lạt buồn, buồn luôn đến những chuyện tình dang dở đã thành huyền thoại của xứ sở sương mù, tác giả đã đem truyền thuyết này vào để gợi nhắc đến những thiên tình sử của ngày xưa, còn âm vang cung thương oán cao xanh nỡ cách chia tình đầu của đôi mái đầu xanh.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ
Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!…

“Gần nhau, xa nhau mấy nỗi”… Khách du “nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ” khi tìm về với Đà Lạt. Đứng giữa hoàng hôn của xứ thơ nhạc sương khói và tình yêu mộng mị, nỗi cô đơn thường trực trong tâm hồn chợt rung lên những cung bậc u hoài buồn thương, mà giai điệp vẫn âm trầm bừng lên màu nắng như màu hoa Anh đào trên đôi má người con gái Đà Lạt ngày xưa.

“Hỡi quê hương xứ sương rơi. Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!”

Lời nhạc cứ réo rắc gọi về xứ Hoa anh đào, làm người nghe mơ màng nhớ về phố núi sương mù buồn đẹp mộng mơ. Để rồi ước muốn thêm một lần nữa làm khách du tìm đến Đà Lạt, mơ hồ lãng du làm “người đi trong trong sương rơi”.

Để rồi “nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ” Nhặt hoa Anh Đào hay Mimosa? Màu hoa nào đối với người đa cảm cũng sẽ là màu tan vỡ, khi nghệ sĩ vốn là khách đa tình nên dễ đa mang dự cảm trước thiên vạn nỗi buồn nơi chốn nhân gian…

Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Video liên quan

Chủ Đề