Đặc trưng văn hóa ẩm thực 3 miền việt nam

Trải dài trên đất nước hình chữ S là 3 vùng miền mang những vẻ đẹp khác nhau. Mỗi vùng lại mang một màu sắc riêng, không lẫn vào đâu được. Du lịch qua từng nơi nhưng chỉ khi thưởng thức ẩm thực của mỗi vùng, du khách mới cảm nhận rõ sự khác biệt đầy tinh tế, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền ẩm thực Việt. Có thể nói, dù ở vùng nào thì món ngon Việt Nam vẫn luôn hấp dẫn thực khách trong nước lẫn quốc tế khi đến với mảnh đất này.

Miền Bắc – vị vừa phải, trung tính, đậm đà mà bình dị

Là vùng đất có nền văn hóa lâu đời với nhiều triều đại phong kiến, có thể nói Hà Nội được xem là nơi lưu giữ tinh hoa ẩm thực miền Bắc. Ẩm thực miền Bắc từ cách chế biến, trình bày đến tên gọi món ăn đều rất đơn giản nhưng lại thể hiện nét tinh tế riêng. Món ăn đất Bắc thường thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ của mẻ hay của quả sấu. Các món ăn đặc trưng có thể kể đến như phở Hà Nội, bún chả, bún thang, miến xào cua bể, bánh tôm Hồ Tây, thịt đông,…

Canh cua rau đay ăn với cà pháo. Món ngon giải nhiệt ngày hè miền Bắc
Bún chả Hà Nội
Phở Hà Nội
Thịt đông – món ăn mùa đông không thể thiếu

Miền Trung – vị cay, đơn giản mà tinh tế

Miền Trung là vùng đất cằn cỗi, quanh năm đầy nắng, gió và mưa bão, không được thiên nhiên ưu ái như miền Bắc hay miền Nam. Có lẽ vì vậy mà con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời thành những món ăn mang những hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên.

Ẩm thực của cư dân miền Trung rất phong phú, mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng, mang đậm bản sắc phong phú và hương vị của từng nơi. Ẩm thực miền Trung tương đối cầu kì, chú trọng từ hình thức, cách trình bày cho đến tên gọi món ăn, đơn cử như Huế – nơi được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung. Văn hóa ẩm thực ở Huế được chia ra làm hai loại khác nhau đó là ẩm thực Cung đình và ẩm thực Dân gian. Dù là cao lương mỹ vị hay dân dã mộc mạc thì món ngon xứ Huế đều làm say lòng thực khách từ cái nhìn đầu tiên để rồi xuýt xoa khen ngợi cái hương vị khó quên ấy.

Bún mắm nêm
Bánh lọc trần

Ngoài màu sắc thì các loại gia vị cũng được người Huế hay người miền Trung chú trọng. Đặc biệt, ớt là gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn. Hầu như các tỉnh miền Trung đều có biển, vì thế không ngạc nhiên khi ớt được sử dụng rất nhiều trong các món ăn bởi nó giúp người đi biển cảm thấy ấm hơn. Và cũng chính cái vị cay đó đã tạo nên một bản sắc riêng không lẫn vào đâu đối với ẩm thực miền Trung.

Các món đặc trưng của người miền Trung có thể kể đến như Cao lầu, cơm hến, bún bò Huế, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo, bánh đập, chả ram,…

Bún bò Huế
Bún chả cá
Cao lầu Hội An

Miền Nam – vị ngọt, mang phong cách đa dạng

Không cầu kì như ẩm thực Cung đình, ẩm thực miền Nam mang nét giản dị, dân dã mà vô cùng đa dạng. Món ngon miền Nam thường được nêm đường hoặc mang vị ngọt của các loại rau củ và vị béo do sử dụng nước dừa. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị là có thể tạo nên một phong thái riêng cho các món ăn của vùng đất này.

Ẩm thực miền Nam nổi tiếng với các món như: Canh chua cá bông lau, cá kho tộ, thịt kho nước dừa,… hay các món đậm chất dân dã của miền Tây sông nước như Lẩu mắm miền Tây, bánh canh cá lóc, các loại mắm,…

Bún mắm miền Tây
Canh chua cá lóc
Thịt kho nước dừa

Ẩm thực Việt vô cùng đa dạng, phong phú từ Bắc chí Nam. Mỗi vùng miền đều có những đặc sản riêng, phong phú, hài hòa âm dương. Đó cũng chính là nét hấp dẫn du khách khi du lịch đến Việt Nam.

Cùng chung trên dải đất hình chữ S, ẩm thực 3 miền có những điểm giống nhau nhất định nhưng cũng đa dạng và phong phú bởi khác biệt về thổ nhưỡng, phong tục tập quán. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • Những món ăn vặt hot trend ‘on top’ trong thời gian qua có gì hấp dẫn?
  • Điểm danh các loại đặc sản Bắc Giang làm quà rất đáng để mua
  • Khám phá ẩm thực chợ Tuy Hoà toàn món vừa ngon vừa rẻ

Văn hóa ẩm thực là một phần của các đặc trưng về vật chất, tinh thần, khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, vùng miền, quốc gia… Ẩm thực không đơn thuần chỉ là thưởng thức căn bản mà còn là sự phản ánh đặc trưng vùng miền. Qua 3 miền Bắc – Trung – Nam, trải qua sự khác nhau về địa lý, thổ nhưỡng, phong tục tập quán… ẩm thực Việt Nam đã có những nét giống và khác nhau kể cả trong khẩu vị, cách nêm nếm.

Những điểm chung của ẩm thực 3 miền Bắc - Trung - Nam

Đều xuất phát từ dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước, bất kể một bữa ăn bình thường hay các ngày lễ đặc biệt, thực đơn của người Việt không thể thiếu hạt cơm.

Ngoài ra, các món ăn Việt Nam chủ yếu đều từ rau, quả, củ khá thanh đạm; người Việt thường không thích các món nhiều thịt hay nhiều dầu mỡ như đồ của phương Tây hay các món người Hoa. Không có quá nhiều các gia vị như Ấn Độ, khi chế biến thức ăn, người Việt thường nêm vào nồi chút nước mắm, hạt tiêu cùng các gia vị thiên nhiên… tạo hương vị đậm đà. Các loại rau củ phụ trợ là gừng, nghệ, tỏi, sả, hành, rau thơm... thay vì sử dụng gia vị khô.

Bữa ăn của người Việt không thể thiếu bát cơm trắng

Ngay cả khi dùng kèm, các loại nước chấm phong phú cũng tạo mùi vị đặc trưng cho từng món ăn.

Người Việt thường dùng các gia vị như gừng, nghệ, hành, tỏi, sả và các loại rau thơm… chứ không dùng gia vị khô hoặc qua chế biến. Các gia vị được sử dụng một cách tương sinh hài hòa và thường thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh”, kết hợp được 2 nguyên tắc này trong nấu nướng món ăn vừa đạt được vẻ đẹp hài hòa theo đúng tiêu chuẩn mỹ học lại có tác dụng như những vị thuốc đông y giải độc.

Những đặc trưng riêng của ẩm thực 3 miền

Ẩm thực miền Bắc: Tinh tế, vị vừa phải, trung tính

Khẩu vị của người miền Bắc từ xa xưa đã được coi là chuẩn mực bởi được sàng lọc kỹ lưỡng từ bao đời. Họ chuộng món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng và một chút chua. Các món rau và các loại thủy hải sản nước ngọt cũng khá phổ biến trong các món ăn miền Bắc. Các gia vị được tiết chế vừa phải, có sự tương hỗ với nhau, không cay xé lưỡi như các món ăn miền Trung cũng không ngọt như trong món của người Nam. Tổng hòa lại hương vị ẩm thực Bắc bộ thanh tao và đầy tinh tế.

Nếu muốn thưởng thức trọn vẹn tinh hoa ẩm thực phía Bắc hãy thử đi tour du lịch Hà Nội, ăn các món như phở hay bún thang, bánh cuốn Thanh Trì, bún chả; các thức vặt như bánh cốm, cốm, ô mai sấu...

Các món ngon miền Bắc

Ẩm thực miền Trung: Đậm đà, thiên vị cay, mặn

Tại sao trong ẩm thực 3 miền, các món miền Trung lại thường cay và mặn? Xuất phát từ điều kiện tự nhiên xấu, nhiều thiên tai; người dân nơi đây có thói quen tiết kiệm trong ăn uống nên thường nêm đậm vị trong đồ ăn.

Ngay cả màu sắc món ăn cũng thường thiên về màu đỏ và nâu sậm hiền lành. Ẩm thực miền Trung là sự đan xen của hai lối ẩm thực: cung đình và đường phố; vừa có chút cầu kì, lễ nghi và sang trọng lại có chút dung dị, đơn giản. Đến với miền Trung, du khách có cơ hội cảm nhận tổng hòa các nét đa dạng, phong phú và khác biệt của ẩm thực nơi đây.

Các món ăn đặc trưng: Bún bò Huế, mì Quảng, cao lầu, các món bánh miền Trung...

Các món bánh dân dã ngon miệng của miền Trung

Ẩm thực miền Nam: Tiếp biến và phong phú

Nhắc đến tính phong phú và đa dạng của ẩm thực Việt Nam không thể không nhắc đến ẩm thực miền Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, các món ăn miền Nam là hội tụ của tinh hoa ẩm thực từ các vùng miền trên đất nước cũng như từ các dân tộc ngoại lai chuyển tới như Chăm, Khơme và người Hoa,… hay các quốc gia lân cận. Điều kiện thời tiết đã giúp cho miền Nam sở hữu những sản vật thiên nhiên dồi dào; thêm vào đó là chút hào sảng, phóng khoáng tạo nên những đặc trưng ẩm thực miền Nam.

Hương vị thường thấy trong các món miền Nam là ngọt, béo. Họ dùng nhiều đường, nước cốt dừa trong chế biến món ăn. Các món ăn miền Nam đặc biệt phải kể đến: cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh bò… Thông thường, người miền Nam không thích một vị trung hòa, những vị ngọt, béo, cay đều phải đạt cực điểm.

Hủ tiếu Nam Vang - món ăn đặc trưng của miền Nam

Những nét giao thoa và khác biệt trong ẩm thực 3 miền Bắc - Trung - Nam đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực truyền thống đặc sắc, phong phú mà bất cứ du khách nước ngoài nào khi tới Việt Nam đều sẽ ấn tượng khó quên./.

Chủ Đề