Đại học Giao thông vận tải có máy cơ sở

Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 2419/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 07 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên nền tảng Cơ sở II [được thành lập theo Quyết định số 139/TCCB ngày 27/04/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là một bộ phận cấu thành quan trọng của Trường Đại học Giao thông Vận tải [Hà Nội] trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường toạ lạc trên diện tích hơn 16ha tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, quy mô đào trên 7000 sinh viên và học viên các hệ. 

           Các lĩnh vực đào tạo chính tại Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh  tải gồm: Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật môi trường, Điện điện tử, Công nghệ thông tin và truyên thông, Vận tải kinh tế và Cơ khí, với hơn 40 chuyên ngành đào tạo khác nhau. Bên cạnh loại hình đào tạo Đại học chính quy, Phân hiệu còn có nhiều loại hình đào tạo khác nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và giúp người học có được sự thuận lợi và chủ động tối đa về thời gian theo học như: Vừa làm Vừa học, Liên thông Đại học chính quy,  Đại học văn bằng 2. 

           Đào tạo ở bậc sau đại học cũng luôn được Nhà trường quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển. Hiện nay tại Phân hiệu đang đào tạo 16 chuyên ngành bậc cao học [Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Xây dựng cầu hầm, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kinh tế xây dựng, Khai thác bảo trì ôtô máy kéo…] với quy mô hàng năm hơn 200 học viên cao học và nghiên cứu sinh được đào tạo mới hàng năm.

          Đội ngũ cán bộ giảng viên và cơ sở vật chất của Phân hiệu cũng luôn được quan tâm và phát triển. Tính đến tháng 05/2017 Phân hiệu có tổng số 196 giảng viên và cán bộ nhân viên cơ hữu  trong đó có 3 Phó Giáo sư20 tiến sĩ15 giảng viên chính, 81 Thạc sĩ, Những giảng viên còn lại hiện đang theo học chương trình đào tạo sau đại học trong nước và quốc tế. Hàng năm, các sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc được Nhà trường tuyển chọn giữ lại làm giảng viên, nhiều giảng viên trẻ được cử đi học tập, nâng cao trình độ ở bậc cao học, nghiên cứu sinh tại các trường đại học uy tín trên thế giới.

 
Sinh viên của Phân hiệu Trong hoạt động 
giao lưu cùng sinh viên Đại học Biberach - CHLB Đức [2012]

Trang thiết bị thực tập, thực hành, thí nghiệm của sinh viên luôn được Nhà trường chú trọng đầu tư trang bị, nhiều sách tham khảo và giào trình tại thư viện luôn được cập nhật bổ sung để sinh viên có thể tiếp cận với nhiều tri thức mới. Các giảng đường thường xuyên được cải tạo và xây dựng thêm mới để đảm bảo cho các sinh viên ngoài việc học trên lớp theo lịch học còn có không gian tự học lý tưởng. Ngoài ra, được sự quan tâm và đầu tư của Bộ giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã đang hoàn thiện khu ký túc xá hiện đại, gồm các dãy nhà 7 tầng và 9 tầng có quy mô gần 3000 chỗ cho sinh viên nội trú, bên cạnh khu ký túc xá hiện tại chứa được gần 1000 sinh viên đã có từ khi thành lập trường.

Từ khi thành lập đến nayPhân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh luôn là đơn vị đạt danh hiệu Tập thể Lao động suất sắc trong phong trào thi đua hàng năm. Do có nhiều thành tích trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho khu vực Miền Nam, trường đã nhận được nhiều phần thưởng, vinh danh cao quý của Nhà nước, đặc biệt năm 2010, Nhà trường đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất

 
 Sinh viên UTC2 với hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh [2012]

              Trải qua 27 năm xây dựng và phát triển [27/4/1990 - 27/4/2017], Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP. Hồ Chí Minh đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục của Nước Nhà. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc, toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên cũng như toàn thể sinh viên, học viên tại Phân hiệu luôn tin tưởng vào thương hiệu và vị thế của Nhà trường, cùng nhau xây dựng Trường trở thành một trong  những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu tại Khu vực phía Nam và của nước nhà.

Đừng nhầm lẫn với Đại học Giao thông Vận tải - Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh [tiếng Anh: University of Transport Ho Chi Minh City ] là một là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành vận tải. Trường được Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập số 66/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 1 năm 2001 trên cơ sở Phân hiệu Đại học Hàng hải tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.[3]

Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí MinhĐịa chỉThông tinTên khácLoạiThành lậpHiệu trưởngWebsiteTổ chức và quản lýPhó hiệu trưởngThống kêXếp hạng quốc giauniRank[2018]Webometrics[2022]

Số 2, đường Võ Oanh, Phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

,

Thành phố Hồ Chí Minh

,

Việt Nam

UTH - mã trường [GTS]
Đại học kỹ thuật công lập
2001[1]
PGS. TS. NGƯT. Nguyễn Văn Thư
ut.edu.vn
PGS.TS. Nguyễn Bá Hoàng;

NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Hữu Khương; PGS.TS. Đồng Văn Hướng

[2]
Xếp hạng
35
64

Trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận về chất lượng đào tạo của mình.[4]

Mục lục

  • 1 Chất lượng đào tạo
    • 1.1 Kiểm định chất lượng đào tạo
    • 1.2 Bảng xếp hạng
  • 2 Lịch sử hình thành
  • 3 Hình thức đào tạo
  • 4 Quy mô đào tạo
  • 5 Các ngành đào tạo
  • 6 Thành tích tiêu biểu[9]
  • 7 Hợp tác quốc tế
  • 8 Các đơn vị dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc trường[12]
  • 9 Những nhầm lẫn
  • 10 Chú thích
  • 11 Liên kết ngoài

Chất lượng đào tạoSửa đổi

Kiểm định chất lượng đào tạoSửa đổi

Trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục vào ngày 27 tháng 3 năm 2017.[4]

Bảng xếp hạngSửa đổi

Bảng xếp hạng chỉ xét nhóm ngành cơ khí và vận tải trong đường bộ và đường biển:

Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM đứng thứ 7 tại miền Nam.[5]

Bảng xếp hạng tổng quát, không liệt kê theo nhóm ngành:

Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM đứng thứ 15 tại miền Nam và đứng thứ 35 tại Việt Nam.[5]

Theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2022, Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM đứng thứ 18 tại miền Nam và đứng thứ 64 tại Việt Nam.[6]

Lịch sử hình thànhSửa đổi

  • Tháng 4/1974, Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Hàng hải trên cơ sở sáp nhập Trường Trung cấp Hàng hải và Khoa Đại học Hàng hải của Trường Đại học Giao thông đường thủy.
  • Tháng 3/1984, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký quyết định sáp nhập Trường Đại học Giao thông Đường thủy và Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng lấy tên là Trường Đại học Hàng hải.
  • Ngày 18/05/1988, thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng tại chức GTVT trực thuộc Trường Đại học Hàng hải.
  • Ngày 14/01/1989, đổi tên thành Trung tâm Đại học Hàng hải phía Nam.
  • Ngày 20/08/1991, Bộ Giao thông Vận tải có quyết định chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đại học Hàng hải phía Nam thành Phân hiệu Đại học Hàng hải phía Nam.
  • Ngày 26/04/2001, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Phân hiệu Đại học Hàng Hải phía Nam.[3]

Hình thức đào tạoSửa đổi

  • Sau Đại học.
  • Đại học: chính quy, tại chức, chuyên tu, chuyển cấp, văn bằng 2.
  • Cao đẳng, hệ hoàn chỉnh Đại học.
  • Các khoá học ngắn hạn, chuyên đề: bồi dưỡng, huấn luyện, cấp chứng chỉ hàng hải [theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO], các chứng chỉ chuyên ngành giao thông vận tải và các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc gia.

* Sinh viên nên đăng ký chương trình chất lượng cao hoặc chương trình liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo.

Quy mô đào tạoSửa đổi

  • Số lượng sinh viên chính quy đang theo học: 15.000 sinh viên [7].

Các ngành đào tạoSửa đổi

  • Hiện nay, Trường đào tạo 27 chuyên ngành cho hệ Đại học như sau:[8]
  1. Ngành Kỹ thuật ô tô [cơ điện tử ô tô];
  2. Ngành Kỹ thuật ô tô [cơ khí ô tô];
  3. Ngành Điện và Tự động tàu thủy;
  4. Ngành Điện tử viễn thông;
  5. Ngành Tự động hoá công nghiệp;
  6. Ngành Điện công nghiệp;
  7. Ngành Truyền thông và mạng máy tính;
  8. Ngành Thiết kế thân tàu thủy;
  9. Ngành Công nghệ đóng tàu thủy;
  10. Ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy;
  11. Ngành Kỹ thuật công trình ngoài khơi;
  12. Ngành Cơ giới hoá xếp dỡ;
  13. Ngành Khai thác máy tàu thủy;
  14. Ngành Máy xây dựng;
  15. Ngành Xây dựng công trình thủy và thềm lục địa;
  16. Ngành Xây dựng cầu hầm;
  17. Ngành Xây dựng đường bộ;
  18. Ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
  19. Ngành Xây dựng đường sắt – Metro;
  20. Ngành Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông;
  21. Ngành Kỹ thuật kết cấu công trình;
  22. Ngành Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm;
  23. Ngành Công nghệ thông tin;
  24. Ngành Kinh tế vận tải biển;
  25. Ngành Kinh tế xây dựng;
  26. Ngành Quản trị dự án xậy dựng;
  27. Ngành Quản trị logistic và vận tải đa phương thức.
  • Hệ hoàn chỉnh Đại học: Thời gian học 2 năm.[8]
  1. Kỹ thuật ô tô;
  2. Khai thác Máy tàu thủy;
  3. Điều khiển tàu biển;
  4. Công nghệ thông tin;
  5. Xây dựng cầu đường;
  6. Kinh tế xây dựng;
  7. Kinh tế vận tải biển.
  • Các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ:[8]
  1. Tự động hóa;
  2. Kỹ thuật ô tô
  3. Khai thác, bảo trì tàu thủy;
  4. Kỹ thuật tàu thủy;
  5. Điều khiển tàu biển;
  6. Quản lý và tổ chức vận tải;
  7. Xây dựng cầu, hầm;
  8. Xây dựng công trình thủy;
  9. Xây dựng đường ô tô và đường thành phố;
  10. Quản lý hàng hải.
  • Các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
  1. Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Thành tích tiêu biểu[9]Sửa đổi

  • Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng ngày càng hoàn thiện như: phòng học, ký túc xá, nhà xưởng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử tại các cơ sở [quận Bình Thạnh, Quận 12, Thủ Đức và Vũng Tàu], đóng mới tàu thực tập…Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên được triển khai mạnh mẽ, chiến lược gởi giáo viên sang học tập ngắn hạn và dài hạn ở các nước phát triển đạt hiệu quả cao.
  • Ngoài công tác đào tạo sinh viên, trường còn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực giao thông vận tải cho các tỉnh phía Nam về đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng…
  • Nhiều dự án liên doanh đã và đang triển khai thành công như: dự án liên doanh huấn luyện xuất khẩu thuyền viên giữa Tập đoàn đào tạo vận tải biển và giao thông [STC – Hà Lan] và Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh; dự án viện trợ của chính phủ Na Uy về các phòng mô phỏng; viện trợ của chính phủ Đan Mạch về các khóa ngắn hạn nâng cao năng lực cho thuyền viên Việt Nam; dự án DANIDA về phà ở đồng bằng sông Cửu Long; dự án với cộng đồng châu Âu; các dự án nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các ngành điện – điện tử viễn thông, cơ khí, thư viện điện tử…
  • Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thành công như đề tài khoa học quốc tế "Mạng vận tải biển châu Á", đặc biệt Hội đồng khoa học cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc và nghiệm thu đề tài khoa học kỹ thuật "Mô phỏng điều khiển các thiết bị giao thông vận tải" của Trường.
  • Chính những thành tích tiêu biểu nêu trên, Trường được Nhà nước phong tặng Huân chương Lao động hạng 3 và nhiều bằng khen của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Liên Đoàn Lao động, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đảng bộ trường ĐH Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận 5 năm liền là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Hợp tác quốc tếSửa đổi

Ngoài những dự án đã và đang được triển khai thành công trên, Trường đã có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với doanh nghiệp, nhiều trường và viện quốc tế: THACO[10], VM Motor, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Đại học Hàng hải Hà Lan, Úc; Đại học cầu đường Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc… [11]

Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. HCM là thành viên của các tổ chức sau:[11]

  • Thành viên Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản về giao thông thủy, quy hoạch cảng biển.
  • Thành viên chính thức của Hiệp hội các Viện giáo dục và đào tạo Hàng hải châu Á Thái Bình Dương [AMETIAP].
  • Thành viên Hiệp hội quốc tế các Trường Đại học Hàng hải [IAMU]

Các đơn vị dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc trường[12]Sửa đổi

  1. Trung tâm huấn luyện thuyền viên;
  2. Công ty Cổ phần Tư vấn và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải;
  3. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển Công nghệ Giao thông Vận tải;
  4. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học & Bồi dưỡng Văn hoá;
  5. Trung tâm Liên doanh Đào tạo và nguồn nhân lực hàng hải;
  6. Trung tâm Vận tải biển và thuyền viên;
  7. Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ giao thông vận tải;
  8. Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên.
  9. Viện công nghệ thông tin và tự động hóa
  10. Câu lạc bộ logistics [UTLogs Club]
  • Cơ sở 1: số 2 đường Võ Oanh, Văn Thánh Bắc, P. 25, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM.[13]

- Điện thoại: [08] 38992862 – 38991373 - Fax: [08] 8980456 - Email: - Website: //www.ut.edu.vn

  • Cơ sở 2: Khu giảng đường và ký túc xá - số 10 đường số 12 Trần Não, P. An Khánh, Tp. Thủ Đức[13]

- Điện thoại: [08] 38990853 - 37404267

  • Cơ sở 3: Khu cơ khí, chế tạo máy và trung tâm thực hành, nhà xưởng tại số 70 Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, Tp. HCM[13]

- Điện thoại: [08] 38837811

  • Cơ sở 4: Trạm Đào tạo Tại chức Vũng Tàu - số 17A đường 3-2, P.11, Tp. Vũng Tàu[13]

- Điện thoại: [064] 3852174 – 3 807755

  • Cơ sở 5: Xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai[13]

Những nhầm lẫnSửa đổi

Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ sở II Đại học Giao thông Vận tải. Không chỉ riêng sinh viên nhầm lẫn mà đa số quý phụ huynh và học sinh khi hồ sơ dự thi Đại học cũng có sự hiểu nhầm này.

  • Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh [trực thuộc Bộ Giao thông vận tải] có cơ sở tại số 2 đường Võ Oanh, Văn Thánh Bắc, P. 25, Q. Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải - Phân hiệu tại tp. Hồ Chí Minh [trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo] là phân hiệu của trường Đại học Giao thông Vận tải [Hà Nội] tọa lạc tại số 450 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ a b “Lịch sử hình thành và phát triển”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ a b “Kết quả kiểm định cấp cơ sở giáo dục”.
  5. ^ a b “2018 Vietnamese University Ranking”.
  6. ^ “Vietnam | Ranking Web of Universities”.
  7. ^ “Quy mô đào tạo tính đến tháng 11 năm 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
  8. ^ a b c “Ngành nghề đào tạo”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  9. ^ “Thành tích tiêu biểu”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  10. ^ “Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh ký thỏa thuận hợp tác với THACO”.
  11. ^ a b “Hợp tác quốc tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  12. ^ “Các đơn vị dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc trường”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  13. ^ a b c d e “Cơ sở vật chất”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Wesite chính thức của Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  • Wesite chính thức của câu lạc bộ logistics Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Lưu trữ 2020-02-03 tại Wayback Machine

Video liên quan

Chủ Đề