Đánh giá bạo lưc học đường trường quốc tế

Cụ thể, trên mạng xã hội, chị T.H.T có con đang theo học tại Trường quốc tế American Academy [ISHCMC - AA, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM] cho biết, tuần trước, học sinh của ISHCMC - AA được đi dã ngoại tại khu vực Hồ Tràm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Lúc ăn, con chị T. giữ ghế cho bạn đi lấy đồ ăn. Sau đó, một học sinh lớp 8 của trường đến, muốn lấy cái ghế đó. Lúc này, con chị T. nói là ghế đó đã có người ngồi rồi. Khi đó, em học sinh lớp 8 kia có nói nặng lời, nhưng con chị T. không phản ứng. 

Hình ảnh chị T.H.T tại trường để làm rõ những thông tin liên quan đến vụ con gái bị bạo hành.

Tuy nhiên, sau đó, con gái chị T. đã bị đánh, đấm vào ngực ngay trong trường, giáo viên nhìn thấy nhưng không can ngăn. 3 học sinh khác là bạn của con gái chị T. muốn vào can ngăn bảo vệ bạn nhưng cũng bị đánh bị thương. Hiện cả 4 em đang có biểu hiện như sang chấn tâm lý, hoảng loạn, tức ngực, trên người có vết xước, bầm tím.

Trên mạng xã hội, phụ huynh này cũng bức xúc cho biết, khi đến trường để làm rõ việc con bị bạo lực học đường, song nhà trường lại không giải quyết và yêu cầu phụ huynh các bên tự giải quyết với nhau. Vụ việc đang khiến dư luận xôn xao, nhiều ý kiến bức xúc về cách hành xử của trường quốc tế khi xảy ra bạo lực học đường.

Trao đổi tại hành lang Quốc hội chiều nay [30/5], đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, bạo lực học đường không phải vấn đề mới, dư luận đã phản ánh rất nhiều. Song vụ việc tại TP.HCM khiến dư luận sững sờ bởi nó xảy ra trong chính môi trường quốc tế danh giá, với mức học phí “khủng” mà nhiều người nghĩ rằng sẽ không xảy ra những vụ bạo lực như vậy.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga [đoàn Hải Dương].

Nhưng thực tế, bạo lực học đường có thể diễn ra ở cả các trường vùng sâu vùng xa đến những trường quốc tế tại các thành phố lớn. Dù không mới, nhưng đây vẫn là trăn trở của xã hội bởi đã có thời gian dài, ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung nỗ lực để giảm tình trạng này.

Đại biểu Quốc hội cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, trong đó có nguyên nhân từ chính tác động của đại dịch Covid-19.

“Đại dịch ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của con người ở tất cả các lứa tuổi, đối tượng. Học sinh là 1 trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, khi các em có thời gian rất dài học trực tuyến, không được giao lưu với bạn bè, thầy cô, kỹ năng sống cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó cũng cần nhìn thẳng vào sự thật rằng một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục kỹ năng sống cho con em mình. Những kỹ năng sống không chỉ đơn thuần cho học sinh thực hành hàng ngày mà cả việc ứng xử với thầy cô, bạn bè, cộng đồng. Đôi khi một số em càng con gia đình khá giả, có điều kiện càng được phụ huynh o bế, cha mẹ rất quan tâm đến việc làm sao để con có thể hưởng những điều kiện tốt nhất nhưng lại vô tình tước đi của con em nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, nên kỹ năng ứng xử của các em với cộng đồng hơi kém”.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, điều kiện xã hội phát triển, việc học sinh sở hữu một chiếc điện thoại thông minh rất dễ dàng, ngay từ khi còn rất nhỏ, nhiều em đã thành tạo với việc tạo ra các tài khoản mạng xã hội cá nhân và đăng tải thông tin trên đó. Đây cũng là nguyên nhân khiến xã hội có cảm giác ngày càng có nhiều vụ bạo lực học đường và những vấn đề tiêu cực khác. Điều này bao gồm cả mặt lợi và hại. Điểm tích cực là ngày càng có nhiều vụ việc bị phanh phui, có sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng. Nhưng mặt khác, các video, hình ảnh bạo lực học đường xuất hiện tràn lan trên mạng cũng ảnh hưởng xấu đến xu hướng phát triển, tự tiêm nhiễm vào nhiều học sinh những cách ứng xử lệch lạc. Chưa kể, với các nạn nhân, nhiều vụ bạo lực học đường được phát trực tiếp trên mạng, thu hút hàng ngàn, thậm chí hàng triệu lượt xem, thu về những ý kiến trái chiều khác nhau. Điều này có thể khiến các nạn nhân trong các vụ việc càng bị tổn thương sâu sắc hơn, hoảng loạn về mặt tinh thần.

Đại biểu đoàn Hải Dương cho rằng, để hạn chế vấn đề bạo lực học đường, rất cần sự đẩy mạnh truyền thông, kiểm soát tốt hơn nữa các nội dung đăng tải trên mạng xã hội và đặc biệt là cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục con em./.

Ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký văn bản 1781/UBND-VX gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo vụ việc bạo lực trong học sinh tại Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh [ISHCMC-AA].

Theo nội dung báo cáo này, lúc 15h ngày 26/5, sau giờ học chính thức, thầy giáo phụ trách được thông báo có nhóm học sinh xô xát nhau ở bên ngoài, cách trường 2 tòa nhà. Các em học sinh sau đó được thầy giáo phụ trách đưa về trường, và đến Phòng Y tế để kiểm tra sức khỏe.

Các em học sinh sau đó gặp Ban giám hiệu nhà trường để tường thuật sự việc xảy ra.

Việc trao đổi giữa Ban giám hiệu nhà trường và các học sinh buộc phải dừng lại, khi phụ huynh các em học sinh này đến trường, và yêu cầu nhà trường ngay lập tức xử lý vụ việc, và xử lý đối với học sinh.

Tại thời điểm đó, do sự việc vừa mới xảy ra, nhà trường không có đủ thông tin nên chưa thể đưa ra quyết định xử lý ngay đối với học sinh hay sự việc. Trường đã giải thích việc này đối với phụ huynh. Tuy nhiên, một số phụ huynh đã không đồng ý, và đã có những hành động, thái độ không phù hợp, không hợp tác với nhà trường. Nhà trường đã phối hợp với công an địa phương để tiếp nhận vụ việc.

Ngày 27/5, thông qua hệ thống camera giám sát, và qua trao đổi với các học sinh khác, nhà trường nhận thấy rằng:

Khởi điểm là sự trêu ghẹo qua lại giữa các em học sinh với nhau, và sự việc trở nên căng thẳng khi các em có những lời nói không hay dành cho nhau. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến xô xát.

Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh [ảnh minh họa: P.L]

Sau giờ tan học, lúc 14h30, có 2 học sinh xô xát nhau tại khu vực cầu thang của nhà trường.

Sau đó, khoảng 15h, có xô xát giữa nhóm 3 học sinh xảy ra ngoài khuôn viên trường, và ngoài giờ học chính thức của trường.

Nhà trường bắt đầu tiến trình tìm hiểu, điều tra vụ việc thông qua các tác vụ như là: Phỏng vấn các học sinh, nhân viên tại một nhà hàng lân cận có chứng kiến sự việc, thu thập hình ảnh từ các thiết bị công cộng [CCTV], và các clip ghi hình trên điện thoại, tái hiện lại những sự kiện dẫn đến vụ việc.

Trường chia sẻ thông điệp với tất cả học sinh, và các em được khuyến khích nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm.

Trường đã liên hệ với tất cả các gia đình để thăm hỏi tình trạng sức khỏe của học sinh, sắp xếp các cuộc họp với gia đình vào ngày 30,31/5/2022.


Học sinh trường quốc tế đánh nhau: Trách nhiệm lớn nhất ở nhà trường

Sẽ có 2 học sinh phải học 3 ngày tại nhà, và thực hiện kế hoạch tái hòa nhập khi đến trường sau đó.

Một học sinh phải học 1 ngày ở nhà, và thực hiện kế hoạch tái hòa nhập khi đến trường sau đó.

Hai học sinh thực hiện kế hoạch tái hòa nhập.

Nhà trường đã nhận trách nhiệm do chưa theo dõi, sâu sát học sinh tốt nhất, cả về mặt học tập và tâm lý lứa tuổi, cam kết sẽ thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Qua vụ việc, nhà trường rút kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống nhanh chóng, để tránh gây hiểu lầm cho phụ huynh, tạo thông tin trái chiều trên mạng xã hội.

Nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các phụ huynh có liên quan để tìm ra giải pháp thỏa đáng cho nhóm học sinh, cũng như giúp các em giải tỏa căng thẳng hiện có. Trường cũng sẽ có thêm nhiều biện pháp khác nhau [trao đổi, tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn 1:1…] nhằm giúp học sinh vượt qua sự cố này.

Sau khi tiếp nhận thông tin vào ngày 27/5, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã chỉ đạo: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức phối hợp với Ủy ban nhân dân và Công an phường An Phú, thành phố Thủ Đức tìm hiểu thông tin, diễn biến sự việc để kịp thời xin ý kiến chỉ đạo, nhằm đảm bảo ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học đường trên địa bàn thành phố Thủ Đức [nếu có].

Sau đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã rốt ráo xử lý vụ việc này từ ngày 28 đến 30/5/2022.

Sở Giáo dục cũng đã đề nghị nhà trường có trách nhiệm giải quyết khẩn trương sự việc như: gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh, bảo đảm an toàn cho học sinh, ổn định tâm lý, tránh ảnh hưởng đến việc học tại trường.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan trong việc hỗ trợ địa phương, cơ sở giáo dục trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự, cụ thể:

Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục hướng dẫn đơn vị tổ chức giải quyết vụ việc khẩn trương, bảo đảm quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý phụ huynh và học sinh, không ảnh hưởng đến việc dạy và học tại trường.

Công an thành phố có biện pháp nắm bắt, xử lý thông tin chưa chính thống, thông tin trái chiều về vụ việc trên mạng xã hội khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng liên quan, kịp thời hỗ trợ nhà trường, cá nhân, tập thể sư phạm khi bị đe dọa, khủng bố tinh thần trong thời gian chưa có thông tin chính thức từ cơ quan chuyên môn.

Chủ Đề