Đánh giá đa dạng sinh học việt nam

Đánh giá tác động đa dạng sinh học trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của các dự án được coi là cần thiết và cần được đẩy mạnh nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao

Việt Nam được ghi nhận là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học [ĐDSH] cao và xếp vị trí thứ 16 trên thế giới. ĐDSH của Việt Nam thể hiện ở đa dạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của ĐDSH và vai trò của nó trong việc duy trì sự phát triển bền vững của cuộc sống, sinh kế và nền kinh tế, thời gian qua, Việt Nam đã đưa vào các văn bản Luật những quy định yêu cầu các dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao và một số dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường phải thực hiện đánh đánh giá tác động đa dạng sinh học. Nội dung phải nayc đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022.

Việc đánh giá tác động đa dạng sinh học nhằm xác định các yếu tố đa dạng sinh học trong các giai đoạn thực hiện để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến đa dạng sinh học và thúc đẩy các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng lợi ích đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến ĐDSH.

Luật BVMT 2020 cũng quy định rõ nội dung của báo cáo ĐTM phải nhận định, đánh giá hệ thực, động vật, xem xét đến mối quan hệ giữa sinh vật với hệ sinh thái. Đánh giá mức độ tác động ĐDSH đến khu vực, đến hệ sinh thái, đến hiện trạng sử dụng và sự can thiệp về sự bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, báo cáo ĐTM phải đánh giá, nhận dạng các sự cố môi trường có thể xảy ra; đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về BVMT và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo PGS. TS. Lê Xuân Cảnh - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: So với Luật BVMT 2014, Luật BVMT 2020 có những quy định rõ ràng, minh bạch theo hướng cải cách hành chính, đảm bảo chất lượng của việc thẩm định. Bên cạnh đó, nội dung và chất lượng của báo cáo đánh giá tác động đa dạng sinh học ngày càng có những tiến bộ nhất định. Dựa trên quá trình thẩm định báo cáo ĐTM, một số dự án đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau đã phải thay đổi địa điểm hoặc không được phê duyệt vì không đảm bảo các yêu cầu về bảo tồn ĐDSH và chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên. Như vậy, có thể thấy ĐTM trở thành công cụ hữu ích khi gắn trách nhiệm của chủ dự án đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH.  

Tuy nhiên, hiện nay  công tác đánh giá tác động đa dạng sinh học còn một số hạn chế như chất lượng báo cáo còn phụ thuộc vào chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, loại hình dự án, nguồn lực thực hiện, hội đồng, cơ quan thẩm định. Có những trường hợp quá trình đánh giá tác động đa dạng sinh học chưa dự báo đúng mức, chưa lường trước các vấn đề môi trường nhạy cảm, phức tạp của dự án. Việc đầu tư ngân sách cho công tác đánh giá tác động đa dạng sinh học còn hạn chế, chưa có đủ kinh phí để xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH.

Cùng với đó, các thông tin dữ liệu về ĐDSH trên phạm vi toàn quốc còn tản mạn, không đầy đủ và thiếu hệ thống. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ dự án và tư vấn. Nhiều trường hợp chủ dự án đã giao khoán, phó mặc cho tư vấn thực hiện đánh giá tác động đa dạng sinh học, trong khi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung báo cáo ĐTM là thuộc chủ dự án.

Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa áp dụng hệ thống cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn ĐTM và có tới khoảng 80% các đơn vị tư vấn không có chuyên gia về ĐDSH tham gia.

Nhằm tăng cường hiệu quả công tác đánh giá tác động đa dạng sinh học, theo PGS. TS. Lê Xuân Cảnh, trong thời gian tới, Việt Nam cần ban hành hướng dẫn kỹ thuật chi tiết cho đánh giá tác động đa dạng sinh học trong ĐTM để các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn tổ chức xây dựng báo cáo ĐTM và các cơ quan có thẩm quyền thẩm định có cơ sở triển khai thực hiện. Ban hành bộ chỉ số đa dạng sinh học quốc gia làm cơ sở để thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng và đánh giá tác động thông qua so sánh mức độ thay đổi đa dạng sinh học so với hiện trạng trước khi thực hiện Dự án.

Bên cạnh đó, quy định cụ thể về nội dung tham vấn cộng đồng về đa dạng sinh học trong các báo cáo ĐTM và cách thức thực hiện thu thập thông tin, kiến thức bản địa về đa dạng sinh học. Hướng dẫn kỹ thuật riêng trong công tác giám sát đa dạng sinh học. Mở nhiều lớp tập huấn liên quan đến đánh giá tác động đa dạng sinh học, hướng dẫn cách thức tiếp cận và các bước lồng ghép đánh giá tác động đa dạng sinh học trong ĐTM, các biện pháp giảm thiểu tác động và quản lý đa dạng sinh học, nội dung thẩm định đánh giá tác động đa dạng sinh học lồng ghép trong ĐTM.

Thứ hai, 03/10/2022 19:57 [GMT+7]

  • Kinh tế xanh
  • Phát triển bền vững
  • 0917 681 188

  • Phát triển bền vững

Thứ tư, 10/11/2021 07:00 [GMT+7]

Your browser does not support the audio element.

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Thực tế con người vừa phụ thuộc vừa phá hủy hệ sinh thái.

Đây là kết luận của Báo cáo “Đánh giá Đa dạng sinh học tại Việt Nam” được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam [WWF Việt Nam] và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học [Bộ TN&MT] vừa công bố.

Thực tiễn, con người đang hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ sinh thái để tồn tại. Thế nhưng, các hệ sinh thái này lại đang ngày ngày bị chúng ta xâm phạm không thương tiếc. Báo cáo cho thấy, 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch đã bị đe dọa.

Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên cũng đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp như: Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của con người.

Đi sâu vào vấn đề để thấy, sử dụng tập trung các hệ sinh thái thường đem lại lợi ích ngắn hạn hiệu quả nhất, nhưng cũng là nguyên nhân rơi vào tình trạng quá tải và dẫn tới những tổn thất ghê gớm về lâu dài.

Một quốc gia có thể có GDP cao nhờ việc tàn phá các khu rừng và “vắt kiệt” tài nguyên ngành ngư nghiệp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đó là sự phát triển thiếu bền vững, về lâu dài, tài nguyên và sinh kế của người dân sẽ không còn. Nếu giá trị kinh tế đầy đủ của các hệ sinh thái được xem xét trong việc đưa ra quyết định của các nhà quản lý thì sự suy thoái sẽ giảm xuống rõ rệt và thậm chí còn được đẩy lùi.

Hệ lụy là suy giảm các dịch vụ hệ sinh thái đang làm tổn hại đến nhiều người nghèo nhất. Đáng ngại hơn cả lại là nhân tố chính gây ra tình trạng đói nghèo, vì nó làm tăng sự lệ thuộc vào các dịch vụ hệ sinh thái. Điều này sẽ tăng thêm áp lực cho các hệ sinh thái, các nỗ lực giảm đói nghèo cũng như sự suy thoái hệ sinh thái.

Suy giảm các dịch vụ hệ sinh thái khiến nhiều người lo lắng. [Ảnh minh họa]

Chính vì vậy, đẩy lùi sự suy thoái của các hệ sinh thái trong khi vẫn đòi hỏi chúng đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của con người là một thách thức lớn. Những thay đổi trong chính sách có thể làm giảm đi nhiều hệ quả tiêu cực của áp lực gia tăng đối với hệ sinh thái. Tuy nhiên, những hoạt động tích cực mà con người đã xúc tiến dường như còn quá khiêm tốn. Và chắc chắn các hệ sinh thái đang bị hủy hoại nặng nề và các dịch vụ hệ sinh thái sẽ còn tiếp tục bị mất đi nếu chúng ta không có những chương trình hành động hữu hiệu.

Trái Đất - nơi cung cấp đầy đủ các điều kiện để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của nhân loại. Chúng ta cần ăn, mặc, đi lại, giao tiếp… tất cả những nhu cầu đó được thỏa mãn bởi các thành phần của tự nhiên là đất, nước, rừng, không khí… Tuy nhiên, trong số 51 tỉ ha diện tích bề mặt, Trái Đất chỉ có thể cung cấp cho con người 18% diện tích có khả năng tạo năng suất sinh học để thỏa mãn những nhu cầu trên.

Rõ ràng, điều chúng ta cần là một chuẩn mực để đánh giá và định hướng nhu cầu sử dụng, điều này giúp chúng ta xác định được “điểm ngưỡng nhu cầu” - mức nhu cầu được thỏa mãn mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Còn nếu vẫn áp đặt tư duy phát triển nóng, tiếp tục bào mòn, bóp nghẹt hệ sinh thái - chính là chúng ta đang tự bào mòn đi chất lượng sống của chính mình.

Nguyễn Linh [T/h]

  • Liên Hợp Quốc kêu gọi đầu tư nhiều hơn cho việc bảo tồn các hệ sinh thái
  • Phục hồi cỏ biển giúp tái tạo nhanh chóng các chức năng của hệ sinh thái
  • Hệ sinh thái ngập mặn phi thường phát triển trong môi trường nước ngọt ở Mexico

Cùng chuyên mục

Nỗ lực bảo tồn và phục hồi các loài động vật hoang dã

Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có đầy đủ pháp luật về quản lý động vật, thực vật hoang dã. Trong đó, ưu tiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam trong 5 năm tới.

Lâm Đồng: Thắt chặt công tác bảo vệ rừng

Theo đánh giá của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lâm Đồng, trong 9 tháng đầu năm 2022, công tác lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được triển khai một cách đồng bộ và có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả khả quan.

Tin mới

Nghệ An: Đề xuất huỷ bỏ dự án 16.000 tỷ đồng của Tập đoàn FLC

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Nghệ An vừa có tờ trình đề nghị huỷ bỏ chủ trương đầu tư dự án Quần thể du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc của Tập đoàn FLC. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỷ đồng.

Còn nhiều băn khoăn về quy định thời hạn sở hữu chung cư

Đề xuất về thời hạn cho nhà chung cư được Bộ Xây dựng đưa ra mới đây đang khiến không ít người có ý định sở hữu căn hộ chung cư quay sang tìm mua nhà đất, bởi nhiều người cho rằng, mua nhà chung cư sẽ không có lợi nhuận, không ít người lo mất lắng.

Chủ Đề