Đánh giá đại học quốc gia hà nội cơ sở hòa lạc

Khuôn viên ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: Dân trí

Cơ sở mới này đã hoàn thiện cơ bản cơ sở vật chất như giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và khu vực điều hành.

Khuôn viên giảng đường ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: Dân trí

Trước đó, ngày 14/4/2022, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội khóa VI đã thống nhất chủ trương di chuyển trụ sở và hoạt động điều hành của Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội tới Hòa Lạc từ ngày 19/5/2022.

Tại buổi làm việc mới đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Ban Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung thực hiện dứt điểm dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả với tư duy, cách làm mới.

Thủ tướng yêu cầu triển khai dự án theo hướng khu đô thị đại học quốc gia, việc xây dựng có thể phân kỳ nhưng quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn. Thủ tướng gợi ý mô hình "5 trong 1" trong khu đô thị đại học này gồm: Trung tâm đào tạo tài năng; Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ hiện đại; Trung tâm đổi mới sáng tạo ngang tầm quốc gia và quốc tế; Đô thị đại học thông minh, hiện đại; Trung tâm thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập trung vào việc hiện thực hóa mục tiêu đưa 15.000 sinh viên lên học tập tại cơ sở Hòa Lạc. Điều này phù hợp với chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang có trụ sở tại các quận trung tâm ra ngoại thành để giải quyết khó khăn, bất cập về không gian và điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của các đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của Thủ đô.

Trụ sở ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: Dân trí

Theo báo điện tử Dân trí, ngày 1/6 tới, Khối Cơ quan sẽ chính thức làm việc tại Nhà Điều hành ĐHQGHN, đánh dấu sự chuyển mình của toàn ĐHQG Hà Nội hướng tới một không gian phát triển mới cả về cơ sở vật chất, đời sống học thuật và quản trị đại học.

Dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc bao gồm 21 dự án thành phần với quy mô khoảng 65.000 học sinh, sinh viên; diện tích sử dụng đất sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha, trong đó khu các dự án thành phần Đại học Quốc gia Hà Nội là 887,9 ha; khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha; khu tái định cư là 113,7 ha.

Tổ hợp 2 tòa nhà thuộc Dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã bước vào giai đoạn hoàn thiện hạ tầng dùng chung, HT1 đã hoàn thành với quy mô 15.000m2 sàn xây dựng, HT2 đang triển khai hoàn thiện nội thất với quy mô 20.000m2 sàn xây dựng.

Dự kiến đến Quý II/2022, toàn bộ cụm công trình sẽ hoàn thành đáp ứng cho 4.000 sinh viên.

Tổ hợp tòa nhà HT1 cao 5 tầng với hơn 14.000 m2 sàn, với 3 giảng đường 120 chỗ, 18 phòng học chia đều các tầng từ 50 đến 80 chỗ, 10 phòng thí nghiệm, 90 phòng làm việc khác.

Tổ hợp tòa nhà HT2 cao 6 tầng, hơn 20.000 m2 diện tích sàn với 2 giảng đường 120 chỗ, 4 giảng đường 80 chỗ, 22 phòng thí nghiệm, 11 phòng học, khoảng 100 phòng làm việc với công năng khác nhau.

Cả 2 công trình HT1 và HT2 gần tương đương với diện tích của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện nay ở nội thành Hà Nội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Trung tâm Thông tin thư viện và tri thức số của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc [Thạch Thất, Hà Nội] - Ảnh: ĐHQGHN

Dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội được kỳ vọng trở thành khu đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất khu vực Ðông Nam Á, khởi công từ tháng 12-2003 và kéo dài việc xây dựng trong nhiều năm.

Tại buổi làm việc mới đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với ban lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung thực hiện dứt điểm dự án xây dựng tại Hòa Lạc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả với tư duy, cách làm mới.

Thủ tướng yêu cầu triển khai dự án theo hướng khu đô thị đại học quốc gia, việc xây dựng có thể phân kỳ nhưng quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn.

Thủ tướng gợi ý mô hình "5 trong 1" trong khu đô thị đại học này: trung tâm đào tạo tài năng; trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ hiện đại; trung tâm đổi mới sáng tạo ngang tầm quốc gia và quốc tế; đô thị đại học thông minh, hiện đại; trung tâm thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập trung hiện thực hóa mục tiêu đưa 15.000 sinh viên lên học tập tại cơ sở Hòa Lạc.

Theo lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc này cũng phù hợp với chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng đang có trụ sở tại các quận trung tâm ra ngoại thành để giải quyết khó khăn, bất cập về không gian và điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của các đại học, cao đẳng trên địa bàn thủ đô Hà Nội và những ảnh hưởng tới sự phát triển chung của thủ đô Hà Nội.

Ngày 19-5 là ngày làm việc đầu tiên của hệ thống điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Đây cũng là dịp kỷ niệm 132 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại học Quốc gia Hà Nội lựa chọn sự kiện đầu tiên thực hiện tại trụ sở mới mang ý nghĩa. Đó là sự kiện trao học bổng ươm tạo tài năng trẻ dành cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc của Đại học Quốc gia Hà Nội, tối đa 100 triệu đồng/người/năm với nghiên cứu sinh và 120 triệu đồng/người/năm với thực tập sinh. 

Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập các hội đồng chuyên môn để đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu, đăng ký sản phẩm công bố, năng lực học tập, nghiên cứu, kỹ năng chuyên môn, trình độ tiếng Anh của ứng viên. Trong năm học này, có 11 nghiên cứu sinh trên tổng số 56 hồ sơ đăng ký [tỉ lệ 19,6%] và 20 thực tập sinh sau tiến sĩ trên tổng số 43 hồ sơ đăng ký [tỉ lệ 46,5%], đã xuất sắc giành được học bổng đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chủ Đề