Đánh giá thư viện khoa học tổng hợp đà nẵng

Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Đà Nẵng hiện tại nằm trên hai mặt tiền số 46 đường Bạch Đằng và số 33 đường Trần Phú - Đà Nẵng, cạnh dòng sông Hàn thơ mộng, là địa điểm hết sức lý tưởng cho việc đọc sách, học tập, nghiên cứu của bạn đọc là học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân dân thành phố.

Tiền thân của Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng là Thư viện tỉnh Quảng Nam - Đà nẵng, được thành lập vào ngày 02 - 9 -1975. Sau khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có quyết định chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; Thư viện được mang tên Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng. [theo Quyết định số 902/QĐ-UB ngày 09 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng].

Đặc biệt, đối với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Đà Nẵng, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố không chỉ là địa điểm quen thuộc để học tập, tra cứu tư liệu, là nơi lý tưởng, tuyệt đối yên tĩnh để ôn luyện trong những mùa thi, mà còn là kí ức, là kỷ niệm của một thời học sinh cắp sách đến trường.

Tiền thân của Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng là Thư viện tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào ngày 02 - 9 -1975; đến ngày 18 - 10 - 1986, được đổi tên là Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có quyết định chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Thư viện được mang tên Thư viện Khoa học Tổng hợp [KHTH] Đà Nẵng cho đến ngày nay.

Thư viện KHTH thành phố có 8 phòng đọc với nhiều chức năng khác nhau: phòng đọc tổng hợp với 100 chỗ ngồi; phòng đọc báo, tạp chí với 60 chỗ ngồi; phòng đọc tài liệu tra cứu - địa chí - hạn chế; phòng đọc sách báo tiếng Pháp, tiếng Anh; phòng đọc mượn sách thiếu nhi; phòng đọc phục vụ người khiếm thị; phòng phục vụ đa phương tiện và phòng mượn sách về nhà. Ngoài ra, thư viện còn có một khuôn viên rộng rãi với nhiều cây xanh và ghế đá, phục vụ bạn đọc thích đọc sách ngoài trời.

Nguồn tài liệu tại Thư viện vô cùng phong phú bao gồm 180.000 bản sách thuộc nhiều ngành khoa học, ngôn ngữ [Việt, Anh, Pháp, Nga...] được chia thành 3 loại: tài liệu tra cứu: các loại sách tra cứu, tham khảo, các loại từ điển tổng hợp, chuyên ngành, các loại tài liệu thông tin thư mục...; tài liệu địa chí: các tài liệu nói về đất nước, con người của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; tài liệu hạn chế: các tài liệu xuất bản ở miền Nam trước năm 1975. Cùng với đó là 260 loại báo và tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; và các loại hình tài liệu khác: tranh, ảnh, nhạc, bản đồ, đĩa, băng từ, CD-ROM...

Với chức năng, nhiệm vụ chọn lọc, thu thập, bổ sung và tàng trữ các loại hình tài liệu, các xuất bản phẩm trong và ngoài nước về các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội; tổ chức vốn tài liệu thư viện, các loại hoạt động thông tin thư mục và thông tin khoa học, tổ chức các phương thức phục vụ các nhóm đối tượng người đọc, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển thành phố; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện quận, huyện của thành phố; hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện các ngành trong thành phố khi có yêu cầu…, trong những năm qua, Thư viện KHTH thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt công tác phục vụ bạn đọc và là điểm đến lý tưởng cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về thành phố Đà Nẵng.

NGÔ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Gửi thành công

Gửi không thành công

Tọa lạc trên đường Bạch Đằng – con đường đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, thư viện Khoa học tổng hợp vừa mang ý nghĩa biểu tượng kiến trúc thành phố, vừa là một điểm đến cho cộng đồng.

Thông tin công trình

  • Tên công trình: Thư viện Tổng hợp thành phố Đà Nẵng;
  • Diện tích xây dựng: 7000m2;
  • Địa điểm: phường Hải Châu, TP Đà Nẵng;
  • Chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Đà Nẵng;
  • Đơn vị tư vấn thiết kế  ý tưởng: JINA Architects;
  • Đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật thi công: Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng;
  • Năm hoàn thành: 2016.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng đang tận dụng những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, phát triển thành một thành phố trẻ năng động

Khu nhà Thư viện Khoa học được xây dựng trên khu đất trước đây là Khu Trung tâm Văn hóa Pháp được xây dựng trước năm giải phóng nên đến nay đã xuống cấp, quy mô diện tích xây dựng nhỏ, các khu nhà và phòng đọc bị phân tán, không gian diện tích quá chật hẹp, không đủ diện tích triển khai các kho phòng phục vụ, tổ chức hoạt động, lưu trữ và bảo quản sách báo, tư liệu, không đáp ứng được nhu cầu lớn lao của nhân dân thành phố.

Tọa lạc trên đường Bạch Đằng – con đường đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, thư viện Khoa học tổng hợp vừa mang ý nghĩa biểu tượng kiến trúc thành phố, vừa là một điểm đến cho cộng đồng

Nhằm đảm bảo điều kiện để Thư viện Khoa học Tổng hợp có thể tiếp tục hoạt động và đáp ứng được nhu cầu giải trí tinh thần ngày càng cao của nhân dân thành phố thì việc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Thư viện là thật sự cần thiết và cấp bách. Thư viện sau khi được cải tạo, nâng sẽ thành một bộ phận của Thư viện Tổng hợp mới sau này; có chức năng là thư viện điện tử, dữ liệu; cần có cảnh quan thích hợp; là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị, xã hội của thành phố.

Giải pháp tổ chức hình thức kiến trúc

 Ý tưởng thiết kế chính là “trang sách được lật ra tạo thành bước chuyển năng động trong đô thị” 

Hình thức biểu tượng này khi được mô tả trên không gian 3 chiều đã mang lại những lợi thế tích cực cho công trình.

Mặt đứng công trình được thiết kế theo hình thức hiện đại, thống nhất với mặt bằng, sử dụng các mảng tường lam che nắng kết hợp với các mảng kính lớn, tăng cường hiệu quả thẩm mỹ cho công trình, đồng nhất trong hình thức mặt đứng, tạo ra một tổng thể công trình chung thống nhất với nhau.

Với khí hậu đặc thù của khu vực miền Trung là nắng nóng và mưa nhiều, tường bao che hướng Tây chủ yếu sử dụng các mảng đặc, các tấm chắn nắng dọc theo hai hành lang bao bọc lấy công trình.

Hành lang ngoài này đóng vai trò như một lớp cách nhiệt, giảm ánh nắng chói chan chiếu trực tiếp vào các không gian phòng đọc, tạo môi trường ánh sáng phù hợp cho mắt người đọc và bảo quản các tài liệu lưu trữ được tốt hơn.

Ngoài ra với khí hậu và tầm nhìn thuận lợi từ sông Hàn, toàn bộ công trình mở ra về hướng Đông.

Công trình mang hình tượng rất đặc trưng, khẳng định được vị thế riêng nhưng vẫn hài hòa với cảnh quan kiến trúc chung quanh.

Khu vực công cộng và khu vực đọc sách được cách ly bằng những bức tường, và vách kính cách âm. Những vật liệu tự nhiên giảm thiểu tiếng ồn cũng  được sử dụng để đảm bảo mức ồn luôn trong phạm vi cho phép ở tất cả các khu vực trong thư viện.

Hình thức đơn giản của công trình giúp dễ dàng mở rộng trong tương lai. Khuôn viên bên ngoài được bố trí cảnh quan lồng ghép, ôm lấy công trình tạo ra các không gian mở phục vụ vui chơi, đọc sách ngoài trời thật sinh động. Đồng thời kết nối với các không gian công cộng xung quanh.

//kienviet.net/wp-content/uploads/2017/04/Thư-viện-Đà-Nẵng-Cuốn-sách-mở-ra-tri-thức-bên-bờ-Sông-Hàn.mp4

Xem hình ảnh đầy đủ về công tình tại đây:

Gallery not found.

Chủ Đề