Đánh giá về thị trường cổ phiếu niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2021: Chỉ số chứng khoán chính trên sàn HoSE liên tục chinh phục những đỉnh mới

[ĐCSVN] - Ngày 17/1, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh [HoSE] công bố các số liệu tổng kết thị trường chứng khoán năm 2021. Theo đó, trong năm 2021, chỉ số VN-Index và các chỉ số chứng khoán chính trên sàn HoSE liên tục chinh phục những đỉnh mới, chỉ số VN-Index đạt mức 1500,81 điểm vào ngày 25/11/2021, cao nhất trong 21 năm hoạt động.

Ảnh minh họa. [Ảnh: T.L]

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, các chỉ số chính trên HoSE đều tăng cao so với đầu năm, cụ thể, chỉ số VN-Index đạt 1498,28 điểm, tăng 35,73%; VN-Allshare đạt 1561,33 điểm, tăng 51,23%; và chỉ số VN30 đạt 1535,71 điểm, tăng 43,42%.

Thanh khoản của thị trường năm 2021 liên tục đạt những kỷ lục mới, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 21.593 tỷ đồng và 737,29 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 247,27% về giá trị và 120,43% về khối lượng bình quân so với năm 2020.

Đặc biệt, vào ngày 23/12/2021, thị trường đã có phiên giao dịch kỷ lục với giá trị và khối lượng giao dịch lần lượt đạt trên 45.371 tỷ đồng và hơn 1,32 tỷ cổ phiếu.

Tính đến ngày 31/12/2021, tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu lần lượt đạt khoảng 5,39 triệu tỷ đồng và 184,32 tỷ cổ phiếu, tăng lần lượt 244,51% về giá trị và tăng 118,68% về khối lượng so với năm 2020.

Trong năm 2021, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 798.821 tỷ đồng, chiếm 7,39% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Tính đến hết ngày 31/12/2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 62.431 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư vào các quỹ ETF, đặc biệt là các quỹ ETF nội địa. Trong năm 2021, khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ ETF bình quân của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 8,06 triệu chứng chỉ quỹ/ngày với giá trị giao dịch bình quân đạt 175,56 tỷ đồng/ngày, tương ứng tăng 79,84% về khối lượng và tăng 193,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng giao dịch ETF của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 64,8% toàn thị trường. Lũy kế 12 tháng nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên 4,5 nghìn tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2021, đã có 8 quỹ ETF được niêm yết và giao dịch trên HoSE. Trong đó, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đối với một số quỹ ETF đạt trên 96%, cụ thể là 3 ETF: FUEVFVND, FUESSVFL, E1VFVN30.

Về giá trị vốn hóa, tính đến ngày 31/12/2021, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HoSE đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tương đương 92,77% GDP năm 2020 [GDP theo giá hiện hành], tăng 43,06% so với cuối năm 2020.

HoSE hiện có 533 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 404 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 8 mã chứng chỉ quỹ ETF, 113 mã chứng quyền có bảo đảm và 5 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 120,5 tỷ cổ phiếu.

Tính đến ngày 31/12/2021, trên HoSE đã có 46 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, tăng 16 doanh nghiệp so với cuối năm 2020, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Tập đoàn Vingroup [VIC], Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam [VCB], Công ty cổ phần Vinhomes [VHM].

HOSE cho biết, trong năm 2021, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều thách thức nhưng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán nhiều doanh nghiệp đã huy động thành công nguồn vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh. Tổng giá trị vốn huy động thông qua phát hành thêm trên thị trường cổ phiếu của HoSE ước đạt hơn 49.605 tỷ đồng với 72 đợt phát hành có thu tiền, tương ứng tăng hơn 5 lần về giá trị so với năm 2020.

Cũng trong 12 tháng qua, HoSE cũng đã thực hiện được 7 cuộc đấu giá cổ phần, bán được hơn 101,8 triệu cổ phần và gần 72,97 triệu quyền mua cổ phần, qua đó thu về hơn 1.651 tỷ đồng cho nhà nước và các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong năm 2021 thị trường đã thu hút lượng lớn nhà đầu tư mới [nhà đầu tư F0] tham gia thị trường trong năm 2021. Số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trung bình hàng tháng là hơn 100.000 tài khoản. Trong năm, nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 1,53 tài khoản, tương ứng tăng 56,07% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với con số của 4 năm liên tiếp từ 2017-2020 cộng lại. Tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong nước đã vượt 4,2 triệu tài khoản, tương ứng khoảng 4,3% dân số./.

M.P

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại buổi lễ

[Thanhuytphcm.vn] - Sáng 8/2 [tức mùng 8 Tết Nhâm Dần 2022], Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tham dự lễ đánh cồng đầu xuân Nhâm Dần 2022 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM [HOSE].

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi bày tỏ vui mừng khi năm 2021, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng thành phố cũng chứng kiến sự lớn mạnh của ngành tài chính, một trong chín ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố khi tăng trưởng ở mức 8,1%, góp phần không nhỏ giúp thành phố phục hồi kinh tế và hoàn thành thu ngân sách năm 2021. Bên cạnh đó, HOSE đã vận hành thị trường hoạt động an toàn, ổn định trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp và đạt mức tăng trưởng đầy ấn tượng. Cụ thể, chỉ số VN-Index đã tăng 35,7% và nằm trong nhóm 10 thị trường tăng mạnh nhất trên thế giới; thanh khoản thị trường diễn biến rất sôi động, bình quân hơn 21.000 tỷ đồng/ngày, tăng 118% về khối lượng và 242% về giá trị. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, tăng 43%, chiếm 91% giá trị vốn toàn thị trường và chiếm khoảng 92,7% GDP cả nước. Đặc biệt, thị trường chứng khoán thành phố đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, đạt hơn 4,3 triệu tài khoản, tăng 55%, đã trở thành kênh huy động vốn lớn đối với doanh nghiệp và đầy hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Những kết quả trên, một lần nữa khẳng định rõ nét vị trí của thị trường chứng khoán thành phố, trong đó HOSE là hạt nhân của thị trường, là nơi quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu của kinh tế thành phố và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế thành phố.

Về định hướng trong năm 2022, đồng chí Phan Văn Mãi đề nghị HOSE cần đẩy mạnh phương thức quản trị theo thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực tổ chức, vận hành thị trường; hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin; tập trung củng cố và phát triển thị trường chứng khoán cơ sở, gia tăng quy mô, tính thanh khoản của thị trường đi đôi với việc tập trung vào giám sát chặt chẽ giao dịch bất thường, giám sát công bố thông tin, giám sát công ty chứng khoán thành viên, siết chặt kỷ cương, kỷ luật thị trường. Đồng thời, tiếp tục đề xuất các tiêu chí phân bảng cụ thể theo quy mô, đánh giá tác động của phương án phân bảng đến cơ chế giao dịch và chỉ số trên mỗi bảng. Phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam rà soát, đánh giá các chỉ số, quy tắc chỉ số của thị trường, nhất là chỉ số VN30. Ngoài ra, HOSE cần nỗ lực phấn đấu để trở thành một trong những sở giao dịch chứng khoán mang đẳng cấp quốc tế, đóng góp nhiều hơn nữa vào việc phục hồi kinh tế của thành phố. “Thành phố sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đưa nhiều doanh nghiệp uy tín, thương hiệu niêm yết trên thị trường; tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật thị trường; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cho nhà đầu tư làm ăn lâu dài tại thành phố. Đồng thời, thành phố sẽ tập trung hoàn thành Đề án xây dựng TPHCM trở thành Trung tâm tài chính quốc tế để thúc đẩy thị trường chứng khoán thành phố phát triển.” - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi khẳng định.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi thực hiện nghi thức đánh cồng đầu Xuân Nhâm Dần 2022

Quyền Chủ tịch HOSE Nguyễn Thị Việt Hà cho biết, vốn hóa thị trường cổ phiếu trên HOSE vào cuối năm 2021 đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng với 46 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD, trong đó có 3 doanh nghiệp vốn hóa trên 10 tỷ USD. Tính đến hết ngày 31/12/2021, trên HOSE có 404 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 8 mã chứng chỉ quỹ ETF, 113 mã chứng quyền có bảo đảm và 5 mã trái phiếu đang niêm yết và giao dịch…

Minh Hiệp

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề