Ngựa chín hồng mao có nghĩa là gì

Từ đây có thể thấy rõ ràng chuyện lễ vật chỉ là hình ảnh kỳ ảo mà dấu trong đó là một tiêu chuẩn chọn phò mã và chọn quân vương kế vị của Hùng Vương thứ 18.



Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được ghi vào sử sách đầu tiên là Việt điện u linh [thế kỷ XIV], sau đó là Lĩnh Nam chích quái [thế kỷ XV] và Đại Việt sử ký toàn thư [thế kỷ XV]. Song hành với những ghi chép này là những dị bản khá chồng khít về nội dung trong văn học truyền miệng và hiện tại được biên tập thành sách giáo khoa cho nhiều cấp học. Trong truyền thuyết có chi tiết Hùng Vương thứ 18 kén rể và đòi sính lễ “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Đến thời điểm này, một trong 3 con vật có đặc điểm kỳ lạ này đã tìm thấy, đó là con gà chín cựa có thật mà quê hương của nó ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nhưng 2 con vật còn lại thì vẫn cứ “sống” trong truyền thuyết.Bạn đang xem: Hồng mao là gì

Vấn đề đặt ra là truyền thuyết dẫu là kỳ ảo, nhưng bao giờ cũng bám vào một cái trục lịch sử có thật. Theo ngọc phả còn lưu tại đền Lăng Sương [ xây dựng vào năm 1011, triều Lý] thì Thánh Tản là một người có thật, tên là Nguyễn Tuấn. Thân phụ ngài là ông Nguyễn Cao Hành, thân mẫu là Đinh Thị Đen – [Kienthuc.net.vn].

Bạn đang xem: Hồng mao ngựa là gì

Kết quả nghiên cứu này đã xác định Thánh Tản Viên là nhân vật lịch sử có thật, người được Vua Hùng Vương 18 gả công chúa Mỵ Nương và truyền ngôi, nhưng ông đã nhường ngai vị cho Thục Phán và chính Thục Phán đã lập đá thề ở Đền Hùng thề bảo vệ non sông. Hành động này của Nguyễn Tuấn giải thích ông là người nắm rõ vận mệnh quốc gia và đặt quyền lợi bảo tồn những thành tựu văn hiến người Lạc Việt trải gần 3000 năm, tránh chiến tranh nội bộ. Đồng thời cũng giải thích vì sao ngài là một trong bốn vị thần hộ quốc của người Lạc Việt.

Như vậy câu chuyện Nguyễn Tuấn chính là “cốt lõi lịch sử” của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và hình ảnh Sơn Tinh chỉ là những kỳ ảo được khoác lên nhân vật lịch sử Nguyễn Tuấn. Trở lại vấn đề con ngựa chín hồng mao trong món lễ vật, theo logic, thì Nguyễn Tuấn chính là người có món lễ vật này, nên mới được Vua gả con gái cho. Song con vật ấy có phải là con vật có thật?

Kết hợp nghiên cứu trục lịch sử và văn hoá Đại việt cuối những năm 3000, có thể thấy văn minh Đại Việt đã có sự phát triển rực rỡ, ngoài văn minh lúa nước, thì đến nay người ta còn tìm thấy những dấu vết của chữ Việt cổ, lớp học, thày giáo thời kỳ này và những nét văn hoá đặc thù Việt. Mặt khác truyền thuyết Sơn Tinh [do sự tích hợp nêu trên] làm cho chúng ta đặt ra một khả năng là nó được sáng tạo từ thời Hùng Vương thứ 18, nhưng được bồi đắp thêm theo xu hướng truyền miệng [Fonclo] vì thế tình tiết về món lễ vật được thêm vào bởi các nhà Hán học vô danh sau này.

Từ đây, có thể thấy hình ảnh món lễ vật hoàn toàn là những hình ảnh ẩn dụ về phẩm hạnh tài năng của một con người mà nhà vua đang kiếm tìm. Vậy ẩn dụ đó là gì? Theo kết quả nghiên cứu , chi tiết này có sự ảnh hưởng của thuyết “Hồng phạm cửu trù”, một học thuyết căn bản của nền minh triết Viễn đông. Thuyết nêu một quan niệm đại qui mô về tâm lý, sinh lý, xã hội, chính trị, về vũ trụ vạn vật, tức là một Vũ trụ quan tiêu chuẩn, một Nhân sinh quan lý tưởng, căn cứ vào sự quan sát thực nghiệm mà kết cấu ra. Nói cách khác, người xứng tầm ngôi vua phải hội đủ kiến thức thông tuệ của thuyết này. theo đó mỗi con vật mang một “Đáp án” trong bài toán kén rể của Hùng Vương 18.

Xem thêm: Cách Đào Dogecoin Miễn Phí Với Freedogecoin, Đào Dogecoin Miễn Phí Bằng Cpu

Riêng Ngựa chín hồng mao là đáp án về “Cửu trù”, bao gồm: Ngũ Hành, Ngũ Sự , Bát chánh, Ngũ Kỷ, Hoàng Cực,Tam Đức, Kê Nghi ,Thứ Trưng, Ngũ phúc – Lục Cực. Nói cách khác, người có bản lãnh hội đủ “cửu trù” là người: nắm vững sự vận chuyển của ngũ hành; Có diện mạo phi phàm, lời nói thuyết phục biết nhìn xa trông rộng, biết lắng nghe và suy ngẫm [Ngũ sự]; Biết lo lương thực, làm ra của cải, biết cúng tế thần linh, lập kho dự trữ, quan tâm đến giáo dục, an ninh, ngoại giao, quốc phòng [bát chánh]; biết tính thời gian, hiểu chiêm tinh, biết lập và dùng lịch [Ngũ kỷ]; biết xây dựng luật pháp và gương mẫu chấp pháp [Hoàng cực]; phẩm chât ngay thẳng, cứng rắn và mềm dẻo đúng lúc đúng chỗ [tam đức]; Biết thuật bói để tránh các nghi ngờ xây dựng dự báo [kê nghi]; Có sức khoẻ phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu [ Thứ trưng]; Biết chọn Ngũ Phúc: sống lâu, giàu có, mạnh khỏe bình yên, yêu chuộng đạo đức, trọn đời tiếng thơm. Đồng thời tránh Lục Cực: gồm hung họa, tật bịnh, lo buồn, nghèo nàn, ác nghiệt, nhu nhược.

Có thể thấy tiêu chí đặt ra cho một quân vương là rất cao, đây là tiêu chuẩn cần có của một chính trị gia. Điều tiến bộ đặc biệt là nó không đặt tài năng võ nghệ lên hàng chính yếu giống như các cuộc kén rể thời cổ đại mà điểm quyết định lại là phẩm chất trí tuệ; đây cũng là nguyên nhân vì sao mà Thuỷ Tinh thua cuộc dù phép thuật ngang hàng với Sơn Tinh ở lần tỷ thí tài võ nghệ .

Từ đây có thể thấy rõ ràng chuyện lễ vật chỉ là hình ảnh kỳ ảo mà dấu trong đó là một tiêu chuẩn chọn phò mã và chọn quân vương kế vị của Hùng Vương thứ 18. Và cũng vì thế con ngựa chín hồng mao không có ở ngoài thực tế đời sống, nó mãi mãi chạy cùng thời gian song hành với truyền thuyết lưu tồn trên đất Việt.

Mặc cho giá rét, sức sống mùa xuân như bừng lên ngập tràn không gian trong thoang thoảng nhang trầm từ nhà ai bên phố. Có cảm giác, ngựa vàng Giáp Ngọ đang cất vó lướt qua từng con đường, hàng cây, góc phố mang nắng xuân đến gõ cửa khắp nhân gian. Xốn xang. Náo nức

Ai đó nói “Xuân, người ta vì ấm mà cần tình”. Mùa xuân còn là mùa cưới, mùa yêu, mùa “trai khôn cưới vợ, gái lớn gả chồng” đẹp nhất trong năm. Phải thế chăng mà trong khoảnh khắc chia tay Rắn vàng Quý Tỵ để đón chào bước chân của Ngựa quý Giáp Ngọ, giữa không khí mênh mang của đất trời, xôn xao của lòng người, ôn chuyện người xưa kén rể là một điều thật thú vị.

Thú vị hơn là trong câu chuyện ấy có sự xuất hiện của một loài ngựa quý hiếm, chỉ nghe tên đã đủ tò mò, ấy là đòi “ngựa chín hồng mao”mà phải có nó cùng với “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, mỗi thứ một đôi” thì chàng Sơn Tinh tài giỏi mới vượt qua được Thủy Tinh cũng tài giỏi không kém để giành được nàng Mỵ Nương xinh đẹp về làm vợ.

Vậy, thực hư về “ngựa chín hồng mao” trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nổi tiếng ngàn đời trên mảnh đất Lạc Việt ra sao?

Dấu chân “ngựa chín hồng mao” [con ngựa có chín cái long màu hồng] thoảng nhẹ trong màn sương huyền ảo của truyên thuyết. Là hư ảo chăng? Bởi điểm qua những loài ngựa được người xưa ghi danh như Ngựa Hạc [lông trắng toát], Ngựa Kim [lông trắng], Ngựa Hởi [lông trắng, bốn chân đen], Ngựa Hồng [lông màu nâu -hồng], Ngựa Tía [lông màu đỏ thắm], NGựa Đạm [lông màu đỏ sẫm ánh vàng], Ngựa Khứu [lông màu đỏ đậm pha nâu đậm], Ngựa Ô [lông màu đen], Ngựa Bích [lông màu xám tro], Ngựa Séo [ lông màu xám đốm trắng], Ngựa Qua [lông màu vàng kim hoàng], Ngựa phiếu [lông màu vàng, lang trắng], Ngựa Chuy [lông trắng ánh xám bạc]… tuyệt nhiên k có ngựa nào mang tên “ngựa chín hồng mao”?

Xem thêm:   Cleverbot Là Gì - Đọc Một Số Cuộc Hội Thoại Kì Lạ Của Cleverbot

Là hoang đường chăng khi mà trong không ít thư tịch cổ được khảo cứu, người ta không còn thấy ngựa chín hồng mao “tái xuất giang hồ” một lần nào nữa khác ngoài trừ lần xuất hiện độc nhất trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?

Theo quan điểm của người viết bài này, xin thưa rằng, cùng với “voi chín ngà, gà chín cựa” thì “ngựa chín hồng mao chắc chắn là có thật, chỉ có điều đó là những sản vật quý giá”hiếm có khó tìm” mà thôi.

Cơ sở để khẳng định điều này xuất phát từ một suy diễn logic: Thứ nhất, Vua Hùng phải “thách cưới” bằng những lễ vật quý “hiếm có khó tìm” thì mới tương xứng với người con gái “xinh đẹp như hoa, tính nết hiền dịu” của nhà Vua. Đồng thời đó sẽ là thử thách để giúp ông giải quyết được bài toán khó trong bối cảnh hai “ứng cử viên đều sang gí; Thứ hai, nhà vua không thể “thách cưới” bằng một “sính lễ không có thật” bởi điều này đồng nghĩa với việ nhà vua không “kén’ được rể quý, công chúa Mỵ Nương mãi mãi không có được tấm chồng xứng đáng mà điều này trái ngược hoàn toàn với mục đích quan trọng nhất là “kén rể” của nhà Vua.

Như vậy, hiển nhiên “ngựa chín hồng mao” là có thật. Những lễ vật quý hiếm ấy thêm một lần nữa đã khẳng định giá trị cao quý của công chúa Mỵ Nương. Ở một góc độ khác, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhà Vua dương dư ngầm ý thiên vị Sơn Tinh, làm khó Thủy Tinh bỏi “sính vật thách cưới” toàn là đặc sản quý hiếm trên cạn trong khi thuồng luồng, ba ba và biết bao hải sản quý hiếm khác nữa [chắc chắn xét về mặt vật chất thì giá trị quý hiếm cũng không thua kém, lại không nằm trong “danh sách thử thách” này.

Đương nhiên phần thắng chắc chắn thuộc về vị thần núi, kết quả này đã nằm trong “tiên liệu’ của Vua Hùng. Người đã khéo léo tạo cơ hội thắng cuộc cho vị thần núi để lựa chọn cho con gái mình một người chồng xứng đáng – người có thể đem tài năng của mình chồng lại “thủy tặc”, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống chứ không phải dung tài năng phi thường để gây hại cuộc sống loài người. Sự sang suốt và nhân văn của người xưa chính là ở chỗ đó.

Ôn cố, tri tân mới thấy rằng mong muốn của các bặc làm cha làm mẹ từ thời Vua Hùng đến nay, ngàn năm rồi vẫn thế, không ai là không mong cầu con cái đến tuổi trưởng thành có một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Chỉ có điều, cuộc sống ngày càng hiện đại, xã hội ngày càng phát triển, suy nghĩ của con người cũng thực tế hơn nên chuyện kén rể kén dâu, chọn vợ chọn chồng cũng có nhiều đổi khác.

Đã xa rồi cái thời “Một túp lều tranh 2 trái tim vàng”. Lối sống hưởng thụ cùng với suy nghĩ thực dụng, coi trọng vật chất khiến cho hôn nhân ngày nay, việc kén rể kén dâu, chọn vợ chọn chồng cũng nhuốm màu “thương mại”. Người ta không còn cảm thấy giật mình trước câu tuyên ngôn của một cô gái trẻ – đẹp – chân dài: “Yêu mà không có tiền cạp đất mà ăn à?”. Người ta cũng chẳng lấy làm lạ trước hiện tượng chân dài “săn”đại gia, đại gia “săn” chân dài để trở thành cặp đôi “tình-tiền”.

Người ta cũng dễ dàng lý giải tại sao có những cuộc hôn nhân được thu xếp hết sức chóng vánh giữa một số anh chàng nhà nghèo nhưng đẹp trai, học hành tử tế với con gái sếp A, sếp B, sếp C…. bỏ qua giai đoạn hẹn hò tìm hiểu. Có gia đình bỗng chốc đổi đời vì nhờ có cô con gái đoạt vương miện trong cuộc thi nhan sắc nên “kén” được chàng rể đại gia, xây nhà to, tậu xe đẹp báo hiếu bố mẹ!

Xem thêm:   " Gibi Là Gì - Gibi Có Nghĩa Là Gì

Tuy nhiên, không phải “thương vụ hôn nhân” nào cũng kết thúc có hậu. Sau những cuộc hôn nhân được mùa “thương mại” ấy cũng không ít chuyện bi hài: chuyên một cô nàng chân dài hôm trước mới được đại gia “rước về dinh” bằng một dàn siêu xe, tiệc cưới linh đình tốn tiền tỷ với biết bao hỉ hả, hôm sau gia đình đại gia tuyên bố phá sản, chìm nghỉm trong nợ nần,

Chuyện một nhà giàu “tiền đếm không hết” sẵn sang “các” thêm nhà đẹp, xe “xịn” cho chàng rể [được người mai mối] kèm theo điều kiện nhanh nhanh chóng chóng tháo ngòi “quả bom nổ chậm” trong nhà. Vậy mà cuối cũng vẫn bị trả lại quả bom “nguyên đai nguyên kiện” vì chàng rẻ phát hiện ra cô vợ “ẩm ẩm, ương ương” ngay sau lễ cưới…

Mới hay, chúng ta có thể hiện đại hơn người xưa, văn minh hơn người xưa nhung sự sâu sắc thì vẫn còn phải học hỏi cha ông rất nhiều. Có câu “Đường xa mới biết ngựa hay”, hôn nhân là chuyện cả đời nên hạnh phúc lứa đôi muốn bền vững và viên mãn thì xét đến cùng vẫn phải xuất phát từ sự rung rộng của con tim và sự đồng điệu của tâm hồn mới giúp lứa đôi cùng nhau sánh bước đi qua song gió cuộc đời. Chỉ có điều đó mới níu được sự ấm áp của mùa xuân trong mỗi gia đình dù ngoài kia mùa đông lạnh giá hay mùa hạ nắng cháy!

Video liên quan

Chủ Đề