Vì sao phải miễn nhiệm bãi nhiểm bổ nhiệm

Bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm là các thuật ngữ pháp lý được sử dụng nhiều hiện nay, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ và còn nhầm lẫn giữa những khái niệm này. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về miễn nhiệm là gì? Phân biệt bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Miễn nhiệm là gì? Bổ nhiệm là gì? Bãi nhiệm là gì?

Miễn nhiệm là gì?

Miễn nhiệm là một hình thức được áp dụng khi mà công chức, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do chính cán bộ, công chức đó chủ động đề nghị, yêu cầu xin cho thôi giữ chức vụ dù chưa hết về thời gian bổ nhiệm, chưa hết nhiệm kỳ theo căn cứ tại khoản 6 Điều 7 của Luật Cán bộ, công chức 2008.

Bãi nhiệm là gì?

Bãi nhiệm là một hình thức kỷ luật buộc người được giao giữ chức vụ do bầu cử phải thôi giữ chức vụ trước khi hết nhiệm kỳ đối với người có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật không còn xứng đáng tiếp tục giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

Bổ nhiệm là gì?

Bổ nhiệm là việc giao cho một người được giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước bằng quyết định của của cơ quan nhà nước hoặc của cá nhân có thẩm quyền. Bổ nhiệm là một việc làm mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ nhất định. Việc làm này với mục đích nhằm góp phần kiện toàn và củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả cao nhất trên thực tế.

Phân biệt bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm

Tiêu chí phân biệt Bổ nhiệm Miễn nhiệm Bãi nhiệm
Đối tượng áp dụng Cán bộ, công chức Cán bộ, công chức Cán bộ
Khái niệm Là việc công chức, cán bộ được quyết định cho giữ một chức vụ quản lý, lãnh đạo hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. Là việc công chức, cán bộ được thôi giữ chức danh, chức vụ khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm hoặc chưa hết nhiệm kỳ. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức danh, chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ.
Khi nào thì áp dụng

Khi cá nhân đủ các điều kiện để đảm nhiệm chức danh, chức vụ theo yêu cầu.

** Đối với cán bộ:

– Cán bộ có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ bị miễn nhiệm bởi tổ chức, cơ quan có thẩm quyền;

– Cán bộ có thể chủ động yêu cầu, đề nghị miễn nhiệm khi:

+ Không đủ sức khỏe;

+ Không đủ uy tín, năng lực;

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Vì các lý do khác.

**Đối với công chức:

– Được cấp có thẩm quyền luân chuyển, điều động, phân công, bố trí công tác khác mà không được kiêm nhiệm các chức vụ cũ;

– Không đủ sức khỏe để tiếp tục quản lý, lãnh đạo;

– Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật.

– Không đủ uy tín, năng lực để làm việc;

– Vi phạm các quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc bảo vệ chính trị nội bộ.

Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì cán bộ đó sẽ bị xem xét bãi nhiệm.

Hệ quả pháp lý

Cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ quản lý, lãnh đạo hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

– Cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại đơn vị, cơ quan nhà nước nữa.

– Công chức quản lý, lãnh đạo sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm sẽ được bố trí công tác tại vị trí phù hợp với nghiệp vụ, chuyên môn được đào tạo hoặc thôi việc, nghỉ hưu.

– Công chức quản lý, lãnh đạo xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì công chức vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Không được tiếp tục giữ chức danh, chức vụ 

Quy định của pháp luật về miễn nhiệm

Hệ thống văn bản pháp luật quy định về miễn nhiệm bao gồm:

  • Hiến pháp 2013;
  • Luật cán bộ, công chức năm 2008;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019;
  • Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức.
  • Quy định số 260-QĐ/TW của Bộ Chính Trị quy định về việc thôi giữ chức vụ, từ chức. miễn nhiệm của cán bộ ngày 2 tháng 10 năm 2009.

Các trường hợp miễn nhiệm năm 2021

Căn cứ vào khoản 3, Điều 29 của Luật Cán bộ công chức năm 2008 thì khi thực hiện nhiệm vụ 2 năm liên tiếp mà cán bộ không hoàn thành thì bị miễn nhiệm. Theo đó thì sẽ có các trường hợp miễn nhiệm như sau:

  • Trường hợp miễn nhiệm cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 30 của Luật cán bộ, công chức
    • Cá nhân không đủ sức khỏe
    • Cá nhân không đủ uy tín và năng lực để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ vị trí hiện tại
    • Theo yêu cầu của nhiệm vụ
    • Hoặc vì lý do khác [như môi trường làm việc không phù hợp, hoàn cảnh gia đình,…]
  • Trường hợp miễn nhiệm đối với công chức theo quy định tại khoản 2, điều 42 nghị định 24/2010/NĐ-CP, bao gồm:
    • Công chức không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ, làm việc
    • Được luân chuyển, điều động và bố trí hoặc phân công đồng thời không được kiêm nhiệm chức vụ cũ.
    • Nhiệm vụ được giao không hoàn thành, bị vi phạm kỷ luật Đảng hoặc vi phạm pháp luật mà mức độ xử lý là chưa đến mức cách chức do kỷ luật
    • Công chức có năng lực, uy tín không đáp ứng đủ để tiếp tục làm việc
    • Vi phạm những quy định về bảo vệ chính trị trong nội bộ

Tuy nhiên, cần lưu ý, các công chức quản lý, lãnh đạo nếu miễn nhiệm nhưng chưa được sự đồng ý từ cấp có thẩm quyền thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyền hạn và những nhiệm vụ hiện tại. Sau khi miễn nhiệm, công chức quản lý, lãnh đạo được bố trí công tác công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn của mình. Đồng thời, các trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền về việc xem xét và quyết định miễn nhiệm công chức quản lý, lãnh đạo sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và do cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề miễn nhiệm là gì? Phân biệt bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6518 để được hỗ trợ.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng có 113 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật, thậm chí một số cán bộ bị xử lý hình sự. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng chỉ rõ: "Nhắc đến những con số này, chúng ta thật buồn. Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, trái lại rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người”. Ngày 3-11-2021, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ để thay thế Quy định số 260-QĐ/TW ngày 2-10-2009.

Bên cạnh việc bổ sung một số nội dung chưa có trong Quy định số 260-QĐ/TW thì Quy định số 41-QĐ/TW có nhiều điều mới như nguyên tắc “không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm”; đưa nội dung “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" vào căn cứ xem xét miễn nhiệm; nêu cụ thể 6 trường hợp miễn nhiệm, 4 trường hợp xem xét cán bộ từ chức; quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức gói gọn trong thời gian 10 ngày làm việc; hồ sơ miễn nhiệm, từ chức có những điểm mới; cán bộ từ chức có thể được xem xét bổ nhiệm, quy hoạch sau khi sửa chữa khuyết điểm…

Theo Quy định số 41-QĐ/TW, miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm, còn từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Sự khác biệt giữa miễn nhiệm và từ chức không chỉ nằm ở tính khách thể hay chủ thể - “cho thôi giữ chức vụ” và “xin thôi giữ chức vụ”. Hai khái niệm này rất xa nhau về bản chất và được nêu ra rất rạch ròi, cụ thể trong phần Căn cứ xem xét của quy định mới.

Điều 5 [Chương I] của Quy định số 41-QĐ/TW nêu rõ: Căn cứ xem xét miễn nhiệm là bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao; bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Điều 6 [Chương I] quy định căn cứ xem xét từ chức như sau: Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Nội dung của Quy định số 41-QĐ/TW không tạo ra khe hở, dù là nhỏ nhất, cho sự mập mờ ranh giới giữa “bị bãi miễn” và “xin từ chức”. Ngoài sự yếu kém về năng lực quản lý, giảm sút uy tín thì cán bộ bị bãi miễn còn bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là có sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Trong khi đó, cán bộ xin từ chức có thể còn do lý do riêng tư [được coi là chính đáng].

Việc quy định rõ “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" vào Căn cứ xem xét miễn nhiệm tại Quy định số 41-QĐ/TW cho thấy Đảng ta nhận thức rất sâu sắc về một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ở Việt Nam.

Một điều đáng lưu ý nữa là Điều 10, Chương III Quy định số 41-QĐ/TW có nhắc đến rất rõ ràng về việc bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức. Theo đó, cán bộ sau khi từ chức nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; cán bộ đã từ chức và bố trí công tác khác, nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét để quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.

Điểm mới này thể hiện sự nhân văn trong chính sách của Đảng ta là không định kiến, không đóng sập vĩnh viễn mọi cánh cửa đối với những người đã nhìn ra khuyết điểm của mình và nỗ lực khắc phục yếu kém để một lần nữa đủ điều kiện được xem xét đưa vào diện quy hoạch, bổ nhiệm.

Tuy nhiên, việc “từ chức” - không phải muốn là được. Mặc dù “văn hóa từ chức” đang được kêu gọi xây dựng ở nước ta, song không phải trường hợp từ chức nào cũng được hoan nghênh, cán bộ nào từ chức cũng được chấp nhận. Giờ đây, từ chức cũng không còn là điều dễ dàng đối với những cán bộ muốn mượn cách “hạ cánh” để “né” án kỷ luật, chối bỏ trách nhiệm về những sai phạm của mình.

Điều 3 [Chương I] của Quy định số 41-QĐ/TW nêu ra các nguyên tắc của việc miễn nhiệm, từ chức. Trong đó, nguyên tắc thứ ba là “Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.”

Trong cùng một nguyên tắc, ý thứ nhất [kiên quyết cho miễn nhiệm, từ chức] không hề “làm khó” ý thứ hai [không cho từ chức khi phải miễn nhiệm]. Trái lại, hai ý này bổ sung cho nhau, thể hiện rằng Đảng ta hiện nay chủ trương cương quyết xử lý những những cán bộ vi phạm kỷ luật, không để “hạ cánh an  toàn”. Sự quyết liệt trong đấu tranh với những sai phạm của cán bộ được thể hiện trong quy định mới của Bộ Chính trị cho thấy, từ nay sẽ rất khó có chuyện lấy việc từ chức để thay thế cho việc bị miễn nhiệm – hai sự việc dù có một vài biểu hiện có thể gây ra sự mơ hồ, lẫn lộn, nhưng thực ra lại khác nhau về bản chất.

Đây vừa là quyết tâm chính trị, vừa là sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, sự thượng tôn của pháp luật. Điều đó giúp củng cố niềm tin trong nhân dân và là tiếng chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với những người đứng trước nguy cơ sa ngã, làm trong sạch hàng ngũ cán bộ, đảng viên.

Video liên quan

Chủ Đề