Đầu máy đầu tiên chạy bằng hơi nước kiểu Pháp có ở đầu tại làm động

Một người thợ trong nhóm phục chế đầu máy đang tiếp than đá vào lò đốt khi tàu đang vận hành - Ảnh: Viễn Sự
Đầu máy hơi nước đang chạy qua các khu dân cư tại TX Dĩ An [Bình Dương] - Ảnh: Viễn Sự
Kỹ sư Trần Đình Hùng - chủ nhiệm chương trình khôi phục đầu máy hơi nước của của Công ty xe lửa Dĩ An đang kiểm tra đầu máy hơi nước khi đầu máy dừng tại ga Hố Nai - Ảnh: Viễn Sự
Đầu máy hơi nước - Ảnh: Viễn Sự
Đầu máy hơi nước đang chạy qua địa phận Biên Hòa [Đồng Nai] sáng 28-12 - Ảnh: Viễn Sự

Sáng 28-12, lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, một đầu máy hơi nước đã lại lăn bánh trên tuyến đường sắt Sài Gòn - Trảng Bom, dài gần 30 km.

Chiếc đầu máy hơi nước mang số hiệu 141-190 này được công ty xe lửa Dĩ An khôi phục thành công từ đầu máy hơi nước Tự Lực do nhà máy xe lửa Gia Lâm lắp ráp năm 1966, với kiểu dáng công nghệ của thương hiệu đầu máy hơi nước Mikado nổi tiếng.

Kỹ sư Trần Đình Hùng - chủ nhiệm chương trình khôi phục đầu máy xe lửa hơi nước cho biết để khôi phục được đầu máy này, các kỹ sư và thợ bậc cao của nhà máy xe lửa Dĩ An đã phải phục chế và lắp ráp lại khoảng 3.000 chi tiết máy, trong thời gian hơn một năm.

Việc khôi phục đầu máy hơi nước được công ty xe lửa Dĩ An thực hiện theo đơn đặt hàng của công ty TNHH dịch vụ du lịch đường sắt Đông Dương với đơn giá khoảng 6 tỷ đồng.

Dự kiến, sau khi chạy thử thành công, đầu máy hơi nước này sẽ phục vụ cho tuyến đường sắt vượt đèo Hải Vân từ Đà Nẵng đi Huế.

Ngoài đầu máy hơi nước, bốn toa xe cổ khác cũng đang được đóng mới để đi chạy cùng.

Sau hơn 50 năm, lần đầu tiên đầu máy hơi nước lại lăn bánh trên tuyến đường sắt phía Nam - Ảnh: Viễn Sự

VIỄN SỰ - SƠN LÂM

Người phát minh ra máy hơi nước là Giêm Oát – James Watt [19 tháng 1 năm 1736 – 19 tháng 8 năm 1819] là nhà phát minh người Scotland và là một kỹ sư đã có những cải tiến cho máy hơi nước mà nhờ đó đã làm nền tảng cho cuộc Cách mạng công nghiệp.

Ai là người phát minh ra máy hơi nước?

A. Ac-crai-tơ.

B. Giêm Oát.

C. Ét-mơn Các-rai.

D. Giêm Ha-gri-vơ

Đáp án đúng B.

Người phát minh ra máy hơi nước là Giêm Oát – James Watt [19 tháng 1 năm 1736 – 19 tháng 8 năm 1819] là nhà phát minh người Scotland và là một kỹ sư đã có những cải tiến cho máy hơi nước mà nhờ đó đã làm nền tảng cho cuộc Cách mạng công nghiệp.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng B:

James Watt [19 tháng 1 năm 1736 – 19 tháng 8 năm 1819] là nhà phát minh người Scotland và là một kỹ sư đã có những cải tiến cho máy hơi nước mà nhờ đó đã làm nền tảng cho cuộc Cách mạng công nghiệp. Ông đưa ra khái niệm mã lực và đơn vị SI của năng lượng watt được đặt theo tên ông.

James Watt sinh ngày 19 tháng 1, 1736 tại Greenock, Renfrewshire, một cảng biển của Firth of Clyde. Cha ông là một thợ đóng tàu, chủ tàu và là một nhà thầu khoán, còn mẹ ông – bà Agnes Muirhead thì xuất thân từ một gia đình danh giá và có học vấn đến nơi đến chốn. Cả hai đều là tín đồ của Giáo hội Trưởng lão [Presbyterian]. Ông nội Watt, Thomas Watt, là một thầy giáo dạy toán và baillie cho Baron of Cartsburn. Thay vì theo tôn giáo của cha mẹ, thì ông trở thành một tín đồ tự nhiên thần giáo?. Watt đi học không thường xuyên và thay vào đó là được mẹ dạy tại nhà, nhưng sau đó ông theo học trường Greenock Grammar. Ông tỏ ra rất khéo tay và có năng khiếu về môn toán học.
Năm 1763-1764, tại Trường Đại học Glassgow, Watt bắt đầu đặc biệt chú ý tới máy hơi nước. Watt xác định việc nghiên cứu nguyên lý và kết cấu của máy hơi nước là phương hướng chủ yếu của mình.

Năm 1769, Watt đã được nhận bằng độc quyền về cải tiến máy hơi nước, một thành qủa rất vĩ đại. Watt đã cải tiến máy hơi nước một bộ phận có thể phân ly để làm lạnh và cách ly xy-lanh của nó. Năm 1782, ông đã phát minh ra máy hơi nước kiểu song động. Sau khi kết hợp các phát minh đó lại, ông đã làm cho hiệu suất của máy hơi nước nâng lên gấp ba lần.

Tháng 6 năm 1775, giữa Boulton và Watt đã ký kết một hợp đồng có giá trị 25 năm, thành lập công ty Boulton-Watt chuyên sản xuất và tiêu thụ loại máy hơi nước mới. Đây chính là tiền đề để cho Watt sáng tạo ra những cỗ máy hơi nước ngày càng tân tiến hơn. Trong hai mươi lăm năm sau đó, công ty của Watt và Boulton đã  sản xuất một số lượng lớn máy hơi nước cung cấp cho thị trường.

Năm 1781, Watt còn phát minh ra một bộ phận bánh xe răng để giúp máy hơi nước chuyển động xoay tròn làm cho máy hơi nước mở rộng phạm vi sử dụng. Ông còn phát minh ra bộ phận ly tâm điều chỉnh tốc độ, thông qua đó máy hơi nước có thể tự động khống chế. Năm 1790, ông đã phát minh ra đồng hồ áp lực, đồng hồ chỉ thị, van tiết lưu và nhiều cải tiến có giá trị khác.

Năm 1782, cỗ máy hơi nước chuyển động song hướng do Watt nghiên cứu và chế tạo ra đời và được cấp bằng sáng chế độc quyền. Năm 1784, loại máy hơi nước nằm cũng được xác nhận quyền sáng chế. Máy hơi nước ngày càng có tính thực dụng và được dùng rộng rãi được gọi là “máy hơi nước vạn năng”.

Bốn năm sau, Watt phát minh ra bộ phận ly tâm điều chỉnh tốc độ và bộ phận điều tiết hơi. Năm 1790, Watt chế tạo thành công bộ phận biểu thị công năng của xy-lanh đầu tiên. Lúc này thì Watt đã hoàn thành toàn bộ quá trình phát minh ra máy hơi nước của mình. Đây là một bước đại nhảy vọt trong kỹ thuật sản xuất của loài người. Đây có thể được gọi là bản tuyên ngôn của nhân loại đã bắt đầu tiến vào “Thời đại máy hơi nước”.

Từ khi máy hơi nước xuất hiện đã có một tác dụng to lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp. Trước khi có máy hơi nước, mặc dù một số địa phương nào đó đã biết sử dụng sức gió và sức nước nhưng động lực chủ yếu vẫn là sức lực của con người. Từ khi có máy hơi nước thì loài người đã thoát ra khỏi sự hạn chế đó.

Ngoài việc dùng làm nguồn năng lượng cho các công xưởng, máy hơi nước còn được ứng dụng trong giao thông vận tải. Sự ứng dụng rộng rãi máy hơi nước đã ảnh hưởng đến cuộc cách mạng phương tiện giao thông của nước Anh. Năm 1814, công trình sư người Anh George Stephenson chế tạo thành công xe lửa chạy bằng máy hơi nước. Stephenson đã được suy tôn là “Cha đẻ của đầu máy xe lửa”.

  • Giải Nobel và những điều thú vị

Ngày nay, tàu hỏa đã trở thành một trong những phương tiện giao thông quan trọng và ngày càng phát triển. Có được sự thành công như vậy, chúng ta không thể nào quên công lao của kỹ sư người Anh George Stephenson - người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc chế tạo một đầu tầu xe lửa chở hành khách, mở đầu cho ngành đường sắt hiện nay.

Goerge Stephenson sinh ngày 9/6/1781 tại Northumberland, Anh trong một gia đình công nhân mỏ. Nhà nghèo, Stephenson không được đi học, cậu phải đi chăn bò, nhặt than để phụ giúp gia đình. Tuy vậy, cậu bé Stephenson sớm bộc lộ niềm đam mê với các loại máy móc, từ chiếc xe chở than đến các loại máy bơm nước tại mỏ than nơi bố cậu làm việc.

Năm 14 tuổi, Stephenson trở thành thợ bảo dưỡng máy móc tại mỏ. Qua công việc này, cùng với việc quan

Chân dung người phát minh ra đầu tầu xe lửa - George Stephenson.

sát các chú, các bác tu sửa máy, Stephenson dần dần quen thuộc với cấu tạo cũng như cách xử lý những sự cố thường xảy ra của các loại máy móc.

Ngoài giờ làm việc ở mỏ, Stephenson miệt mài dùng đất sét nặn ra các mô hình máy và tiến hành nghiên cứu. Ở mỏ có thứ máy móc nào thì ở nhà Stephenson có mô hình máy móc đó.

Stephenson ngày càng muốn học hỏi thêm nhiều tri thức kỹ thuật. Chính vì vậy, mặc dù đã 17 tuổi, Stephenson vẫn quyết định bắt đầu việc học hành. Được các thầy giáo giúp đỡ, Stephenson nhanh chóng học được nhiều kiến thức cơ sở, hiểu được nguyên lý và cách sử dụng nhiều loại máy móc. Vừa học vừa làm, với nỗ lực không ngừng của mình, Stephenson đã trở thành thợ máy hơi nước ở mỏ than. Trên cương vị thợ máy, Stephenson đã sắp đặt công việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc rất hợp lý, quy củ.

Lúc này, tại các mỏ than ở nước Anh, người ta sử dụng các loại xe đơn giản dùng máy hơi nước làm động lực thay cho xe ngựa kéo. Trong mỏ than, người ta cũng đã lắp đặt một số đường ray bằng gỗ và sắt để vận chuyển than. Tuy vậy, việc vận chuyển than vẫn rất thô sơ, có chỗ thì dùng con ngựa kéo, có chỗ dùng động cơ cùng với cáp kéo xe than dọc theo đường ray. Là một người đam mê tìm hiểu máy móc, Stephenson sớm nhận ra những bất tiện của loại xe vận chuyển than này. Ông bắt tay vào việc chế tạo động cơ trượt trên đường ray chạy bằng than đá.

Qua nhiều năm mày mò nghiên cứu, đến năm 1814, Stephenson đã cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên mang tên "Blücher". Tuy "Blücher” hoạt động được nhưng gây tiếng ồn dữ dội và tốn nhiều nhiên liệu. Không nản lòng, ông tiếp tục cải tiến "Blücher”. Trải qua nhiều lần thí nghiệm, Stephenson tìm ra cách giảm được đáng kể sự chấn động của đầu máy, toa xe và tiếng ồn. Giữa đầu máy và toa xe, ông bố trí bộ phận lò xo. Ông lắp thêm một ống xả khói ở phía trên đầu máy để khói không tỏa ra xung quanh đoàn xe lửa. Nhờ thế, tốc độ đầu máy xe lửa cũng tăng lên đáng kể. Cuối cùng, đầu máy xe lửa kiểu mới mang tên “Locomotion” ra đời, và có nhiều tính năng khiến Stephenson và các cộng sự thấy hài lòng.

Năm 1821, Stephenson bắt đầu thiết kế xây dựng đường ray xe lửa đầu tiên, dài 32 km, nối hai thị xã Stockton và Darlington. Ngày 27-9-1825, tuyến đường này đã được thông xe. Vào thời đó, mọi người còn chưa thấy xe lửa, nên ai cũng muốn đến xem nó có hình dáng như thế nào, nên người tới dự lễ thông xe đông nghịt ở nhà ga, lại còn rải rác dài hai bên đường sắt. Đầu máy "Locomotion" của Stephenson kéo theo 22 toa hàng, 6 toa chở đầy các vị khách thuộc các giới xã hội tham gia lễ thông xe. Số toa còn lại thì chứa than và các hàng hoá khác.

Đầu máy “Locomotion”.


Đúng vào lúc xe lửa bắt đầu chạy thì một chàng trai cưỡi tuấn mã lao ra, muốn thi tài cao thấp. Lúc đầu, chàng kỵ sỹ vượt lên trước, mọi người xôn xao, hoài nghi xem liệu đầu máy xe lửa của Stephenson có vượt qua được con tuấn mã không? Dần dần, bước chân của con tuấn mã chậm lại, còn đầu máy "Locomotion" kéo theo các toa xe, như một con rắn dài, nhả ra khói trắng cứ phầm phập lao nhanh lên, dần dần đuổi kịp, rồi vượt lên, bỏ lại tuấn mã ở phía sau, càng lúc càng xa. Khi đoàn tàu đến đích là thị trấn Stockton, mọi người ùa ra chúc mừng Stephenson.

Ông rất xúc động mà nói rằng “Để phát minh và chế tạo xe lửa, mấy thế hệ con người đã phải chịu bao nỗi gián khổ. Chúng tôi đã giẫm lên con đường lầy bùn và những vết máu mà bước tới. Tôi hi vọng mọi người không quên chúng tôi và còn nên ghi nhớ tới vô số những người thất bại đã có những cống hiến và hi sinh vì phát minh ra xe lửa“.Việc thử nghiệm thành công này đã mở ra một chương mới cho các phương tiện vận chuyển đường bộ. Kể từ đó, trên tuyến đường này, các xe lửa dùng hơi nước đã chạy theo một lịch trình đều đặn.

Không dừng lại ở thành công đó, năm 1830, Stephenson cùng con trai đã thành công trong việc chế tạo đầu máy hơi nước có tốc độ lớn đầu tiên mang tên “Rocket”. Chiếc đầu máy này chở được 36 hành khách, với tốc độ 48km/giờ và đã chiến thắng trong cuộc thi các đầu máy ở Rainhill.

Cũng trong năm 1830, Stephenson tiếp tục xây dựng tuyến đường xe lửa thứ hai, dài 48 km nối thành phố Liverpool với thành phố Manchester. Stephenson còn đề nghị tất cả đường ray của quốc gia phải theo cùng một tiêu chuẩn và kích tấc này là 1.44 mét tương đương với chiều dài của trục xe ngựa thời đó. Về sau các nước thuộc châu Âu và Hoa Kỳ đều dùng tiêu chuẩn này.

Thành công của Stephenson đã đem xe lửa vượt ra ngoài nước Anh. Ngày 1/10/1828, con đường sắt đầu tiên tại nước Pháp được lập nên. Nước Đức lập con đường sắt đầu tiên vào ngày 7-12-1835. Từ đó, đường sắt dần dần trở thành một mạng lưới khổng lồ phát triển trên toàn cầu. Stephenson đã giúp mở ra một trang huy hoàng của lịch sử văn minh loài người. Ông xứng đáng được tôn vinh là "ông tổ" của xe lửa và đường sắt. Ngày 12/8/1848, nhà phát minh xe lửa George Stephenson qua đời.


Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Khám phá vĩ đại trong lịch sử y học

William Harvey là một bác sỹ người Anh nổi tiếng, đã có công phát hiện ra quá trình lưu thông máu trong cơ thể người. Với khám phá về tuần hoàn máu, giới khoa học đã coi William Harvey là cha đẻ của nền y học hiện đại.

Chia sẻ:

Video liên quan

Chủ Đề