Đề bài giải thích câu tục ngữ học ăn, học nói, học gói, học mở

Trang chủ » Lớp 7 » Soạn văn 7 tập 2

Câu 3: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Bài làm:

Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng ẩn chứa bài học về cách ứng xử sao cho chuẩn mực của con người trong cuộc sống. Chữ “học” được lặp lại bốn lần, điều đó nhấn mạnh, chúng ta cần luôn học hỏi mọi điều trong cuộc sống, dù là những điều nhỏ nhất. Thứ nhất là học cách ăn uống, cần biết các phép tắc ăn uống lịch sự, tế nhị. Văn hóa Việt Nam coi trọng cách ăn tập thể, đông người, tính cách con người được thể hiện qua văn hóa ăn uống và ứng xử bên mâm cơm. Thứ hai là học cách nói năng, lễ độ với người lớn tuổi và hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa. Lời nói cần nhẹ nhàng, nói những điều hay lẽ phải bởi “lời nói chẳng mất tiền mua”. Tuy nhiên cần tránh những lời giả dối, xu nịnh hay nói xấu, nói sai cho người khác. Học hỏi từ cuộc sống, chúng ta cần cả “học gói, học mở”, biết làm theo thứ tự trước – sau cho đúng, biết sắp xếp công việc cho hợp lí. Theo cách hiểu khác, học gói còn học cách tiết kiệm chi tiêu, không lãng phí tiền bạc còn học mở là học cách mở lòng để bao dung và giúp đỡ người khác. Như vậy, chỉ với câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đã truyền tải bao bài học ứng xử sâu sắc, là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn cố gắng học hỏi từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tục ngữ về con người và xã hội

Lời giải các câu khác trong bài

Trong cuộc sống của con người, từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, chúng ta không ngừng phải học hỏi và tích lũy kiến thức về mọi mặt. Nói về việc cần thiết phải học được cách ứng xử trong cuộc sống, tục ngữ ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Đầu tiên, ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ con người cần phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực.

Trước hết con người cần phải “học ăn”. Con người cần học cách ăn uống lịch sự, thanh lịch. Bởi việc ăn uống, người ta cũng thể hiện trình độ văn hóa của mình. Ăn uống lịch sự, văn minh sẽ tạo ra cảm tình cho người khác. Đồng thời giúp hình thành nếp sống đẹp trong gia đình và ngoài xã hội. Ông cha ta từng dạy con cháu phải biết “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

Tiếp đến, chúng ta cũng cần học cách nói năng nhã nhặn. Trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người. Chính vì vậy, người ta cần học cách nói năng sao cho khéo léo, để có thể xây dựng được những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và gặt hái được thành công trong cuộc sống. Lời khuyên quý giá vẫn còn nguyên giá trị:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Cuối cùng là cần biết ứng xử khéo léo “học gói” và “học mở”. Hai hành động “gói” và “mở” cần phải đúng lúc, đúng chỗ. Cuộc sống rất phong phú, con người sẽ phải giải quyết nhiều tình huống phức tạp, đòi hỏi phải biết sắp xếp, biết khéo léo thì mới có được kết quả như ý muốn. Có những lúc phải biết khép sự việc lại cho gọn, cũng có lúc phải biết gợi mở vấn đề ra để xem xét.

Đối với một học sinh, học tập chính là nhiệm vụ quan trọng nhất. Bởi vậy mà chúng ta cần học tập mọi thứ để hoàn thiện bản thân mình. Nhờ đó mà bản thân chúng ta sẽ ngày một tốt đẹp hơn.

Như vậy, câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” là hoàn toàn đúng đắn. Đây là lời khuyên quý giá mà mỗi người cần ghi nhớ để có thể trở nên tốt hơn.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Trả lời:

Quảng cáo

Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng ẩn chứa bài học về cách ứng xử sao cho chuẩn mực của con người trong cuộc sống. Chữ “học” được lặp lại bốn lần, điều đó nhấn mạnh, chúng ta cần luôn học hỏi mọi điều trong cuộc sống, dù là những điều nhỏ nhất. Thứ nhất là học cách ăn uống, cần biết các phép tắc ăn uống lịch sự, tế nhị. Văn hóa Việt Nam coi trọng cách ăn tập thể, đông người, tính cách con người được thể hiện qua văn hóa ăn uống và ứng xử bên mâm cơm. Thứ hai là học cách nói năng, lễ độ với người lớn tuổi và hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa. Lời nói cần nhẹ nhàng, nói những điều hay lẽ phải bởi “lời nói chẳng mất tiền mua”. Tuy nhiên cần tránh những lời giả dối, xu nịnh hay nói xấu, nói sai cho người khác. Học hỏi từ cuộc sống, chúng ta cần cả “học gói, học mở”, biết làm theo thứ tự trước – sau cho đúng, biết sắp xếp công việc cho hợp lí. Theo cách hiểu khác, học gói còn học cách tiết kiệm chi tiêu, không lãng phí tiền bạc còn học mở là học cách mở lòng để bao dung và giúp đỡ người khác. Như vậy, chỉ với câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đã truyền tải bao bài học ứng xử sâu sắc, là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn cố gắng học hỏi từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bài làm

Trong cuộc sống của con người để trở thành một con người hoàn thiện, ngoài việc học tập tri thức ở nhà trường và sách vở, chúng ta còn có rất nhiều việc để học như “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Vậy trước tiên phải hiểu được thế nào là “Học ăn, học nói, học gói, học mở”? “Học ăn” là học cách ăn uống từ tốn lịch sự; “học nói” là nói năng lễ phép, thưa gửi đàng hoàng và đặc biệt là không được chêm lời hay cướp lời còn “học gói, học mở” là học sự khéo léo trong động tác, trong công việc. Vậy tại sao mình lại phải học những thứ tưởng chừng như bản năng của con người trong khi có quá nhiều thứ cần phải học. Bởi đánh giá một ai đó không chỉ dựa vào kiến thức, vẻ đẹp về hình thể mà còn dựa vào cách bạn ăn uống, cách bạn nói chuyện, cách bạn xử lý công việc có thật sự là ổn thỏa hay chưa.

Mọi người thường nghĩ việc ăn đơn giản là cung cấp năng lượng cho bản thân nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Việc ăn uống một cách bừa bài, không có chế độ ăn uống khoa học có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tiến độ làm việc của họ. Đặc biệt nó còn phần nào thể hiện tính cách cũng như trình độ văn hóa của bạn. Nếu như bạn thấy ai vừa ăn vừa nói sẽ gây khó chịu đối với những người xung quanh hay với những người ham ăn không hiểu đạo lí “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, người khác sẽ đánh giá bạn là người không biết tiết chế bản thân.

Xem thêm:  Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao Hỡi cô tát nước bên đàng

Việc học nói cũng như vậy, có những lời nói có thể làm cho người nghe cảm thấy ấm lòng . Cũng có những lời nói vu vơ, tưởng chừng đơn giản nhưng đã vô tình làm tổn thương đến người khác. Lời nói là thứ mà bản thân mình có thể kiểm soát và điều khiển nó một cách dễ dàng vậy vội gì trước khi nói ra không uốn lưỡi bảy lần để xem rằng những lời mà mình định nói sắp tới đây có ảnh hưởng đến bản thân hay bất kì ai hay không. Lời nói như chiếc dao hai lưỡi, nó có thể giúp bản thân, giúp người khác nhưng đôi khi có thể sẽ trở thành tai họa vô cùng to lớn. Mỗi lời bạn nói ra không phải với bất kì ai cũng vậy.Với bạn bè có thể là sự vô tư, phóng khoáng; với gia đình có thể là sự lễ phép, là những lời bộc bạch nội tâm nhưng trong công việc luôn luôn phải nghiêm túc và đứng đắn. Lời ăn tiếng nói thể hiện được thái độ, trình độ văn hóa, nó không chỉ phản ánh riêng bản thân bạn mà còn phản ánh những người xung quanh bạn bởi: “Mưu tầm mưu, mã tầm mã”. Có thể với bạn nó không hẳn là như vậy nhưng với người khác bạn chính là người không được dạy dỗ về cách ăn nói , cách ứng xử. Ăn nói lễ phép được mọi người quý mến, ăn nói lịch sự được mọi người kính nể, ăn nói thật thà được mọi người tin tưởng.

Xem thêm:  Bài văn biểu cảm về Hoa sen lớp 7

Ngoài việc học ăn, học nói ra con người ta còn phải học gói, học mở túc là học cách ứng xử sao cho vẹn cả đôi đường. Trong xã hội hiện nay đòi hỏi cần phải có những người chủ động, phải biết đối phó tất cả những tình huống có thể xảy ra. Ngay trong tất cả các cuộc thi nhan sắc, không chỉ chiến thắng về vẻ đẹp hình thể mà còn phải trả lời thật tốt những câu ứng xử thật tốt về những vấn đề trong xã hội hiện nay. Thử hỏi nếu như không có nền tảng kiến thức thật tốt, không được học cách ứng xử thì sao có thể trả lời được. Cũng có rất nhiều nghệ sĩ vì không có cách ứng xử đúng mực nên đã bị cư dân mạng chỉ trích, khiến cho sự nghiệp khó có thể thăng tiến như trước. Suy cho cùng việc học ăn, học nói, học gói, học mở là cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân trở thành những con người hoàn hảo trong xã hội.

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta có một cuộc sống hiện đại, thoải mái tuy nhiên chính vì có cuộc sống vô lo, vô nghĩ vì bản thân lúc nào cũng được chiều chuộng mà đã khiến một số bạn trẻ có xu hướng không để ý đến những người xung quanh, chỉ sống riêng cho bản thân mình, căn bản không biết ứng xử, ăn nói với mọi người sao cho đúng mực.

Xem thêm:  Hãy giới thiệu một vài nét về nhà văn Et-môn-đô Đơ A-mi-xi

Như vậy, câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở ” là lời khuyên răn chúng ta về cách sống . Thực hiện tốt lời khuyên trong câu tục ngữ chúng ta sẽ ngày càng sống tốt hơn đẹp hơn và trở thành con người hoàn thiện hơn.

Video liên quan

Chủ Đề