Đề cương công nghệ lớp 6 học kì 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ lớp 6 Học kì 1

Môn: Công nghệ 6

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Các thao tác phân biệt 1 số loại vải là:

A. Vò vải

B. Vò vải, đốt sợi vải

C. Đốt sợi vải

D. Vò vải, đốt sợi vải, đọc thành phần sợi vải

Câu 2: Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các loại sợi:

A. Sợi bông, lanh, đây, gai

B. Sợi visco, axêtat

C. Sợi nilon, polyeste

D. Sợi polyeste; dầu mỏ, than đá

Câu 3: Vải sợi hóa học có thể được chia làm hai loại là:

A. Vải sợi thiên nhiên và vải sợi nhân tạo

B. Vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp

C. Vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp

D. Vải sợi pha và vải sợi hóa học

Câu 4: Người béo và lùn nên mặc loại vải:

A. Màu sáng, mặt vải thô, kẻ sọc ngang

B. Màu sáng, mặt vải láng, kẻ sọc dọc

C. Màu tối, mặt vải thô, kẻ sọc ngang

D. Màu tối, mặt vải trơn, kẻ sọc dọc

Câu 5: Người có dáng cao, gầy nên mặc trang phục:

A. Áo có cầu vai, tay bồng, kiểu thụng

B. May sát cơ thể, tay chéo

C. Đường may dọc theo thân áo, tay chéo

D. Kiểu may sát cơ thể, tay bồng

Câu 6: Khi đi học thể dục em chọn trang phục:

A. Vải sợi bông, may sát người, giày cao gót

B. Vải sợi tổng hợp, may rộng, giày da đắt tiền

C. Vải sợi bông, may rộng, dép lê

D. Vải sợi bông, may rộng, giày ba ta

Câu 7: Kiểu áo vừa sát cơ thể sẽ tạo cảm giác:

A. Béo ra, thấp xuống

B. Thấp xuống, gầy đi

C. Gầy đi, cao lên

D. Béo ra, cao lên

Câu 8: Khi kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành:

A. Vải sợi pha

B. Vải sợi tổng hợp

C. Vải nhân tạo

D. Vải sợi bông

Câu 9: Để tạo cảm giác gầy đi và cao lên ta nên lựa chọn vải có đặc điểm như sau:

A. Màu sáng; mặt vải thô, bóng; kẻ sọc ngang, hoa to

B. Màu sáng; mặt vải thô, xốp; kẻ sọc dọc, hoa nhỏ

C. Màu tối; mặt vải trơn, phẳng; kẻ sọc dọc, hoa nhỏ

D. Màu tối; mặt vải trơn, phẳng; kẻ sọc ngang, hoa to

Câu 10: Giày dép cần lựa chọn như thế nào?

A. Cần chọn đúng số

B. Phù hợp với màu sắc, kiểu dáng hợp với quần áo

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B đều đúng

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra Công nghệ lớp 6 Giữa học kì 1

Môn: Công nghệ 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Bảo quản trang phục gồm những bước nào?

A. Giặt phơi, là [ủi]

B. Là [ủi], cất giữ

C. Giặt phơi, cất giữ

D. Giặt phơi, là [ủi], cất giữ

Câu 2: Vải sợi hóa học gồm:

A. sợi bông, sợi pha

B. vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp

C. vải sợi tổng hợp, sợi bông, sợi pha

D. vải sợi nhân tạo, sợi bông, sợi pha

Câu 3: Thế nào là mặc đẹp?

A. mặc áo quần đắt tiền

B. mặc áo quần phù hợp với lứa tuổi, công việc

C. mặc áo quần theo người nổi tiếng

D. tất cả các phương án trên

Câu 4: Trẻ sơ sinh nên chọn trang phục:

A. trang nhã, lịch sự

B. tươi sáng, rộng rãi, hình vẽ sinh động

C. hình vẽ sinh động, bó sát người

D. tối sẫm, cầu kì

Câu 5: Trang phục theo công dụng không bao gồm loại trang phục nào?

A. Trang phục bảo hộ lao động

B. Trang phục thể thao

C. Trang phục trẻ em

D. Trang phục lễ hội

Câu 6: Trang phục phù hợp với hoạt động bao gồm:

A. trang phục đi học, trang phục đi lao động

B. trang phục lễ hội, lễ tân và trang phục đi lao động

C. trang phục đi học và trang phục lễ hội, lễ tân

D. trang phục đi học, trang phục đi lao động và trang phục lễ hội, lễ tân

Câu 7: Các công việc không phải làm trong gia đình là những việc gì?

A. Tạo ra nguồn thu nhập

B. Ăn uống hợp lí

C. Làm công việc nội trợ

D. Chi tiêu

Câu 8: Khi đi học, em thường mặc loại trang phục nào?

A. Đồng phục

B. Trang phục dân tộc

C. Trang phục mặc thường ngày

D. Trang phục lễ hội

Câu 9: Chức năng của trang phục:

A. Giúp con người chống nóng

B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người

C. Giúp con người chống lạnh

D. Làm tăng vẻ đẹp của con người

Câu 10: Người có dáng cao, gầy nên mặc trang phục:

A. Áo có cầu vai, tay bồng, kiểu thụng

B. May sát cơ thể, tay chéo

C. Đường may dọc theo thân áo, tay chéo

D. Kiểu may sát cơ thể, tay bồng

Câu 11: Vải sợi thiên nhiên có tính chất:

A. Ít thầm mồ hôi, ít bị nhàu

B. Giặt mau khô, hút ẩm thấp

C. Hút ẩm cao, giặt lâu khô

D. Ít thấm mồ hôi, khi đốt tro vón cục

Câu 12: Khi kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành:

A. Vải sợi pha

B. Vải sợi tổng hợp

C. Vải nhân tạo

D. Vải sợi bông

Câu 13: Khâu mũi đột mau là:

A. Như khâu mũi thường

B. Mỗi mũi chỉ nổi được tạo thành bằng cách đưa kim lùi lại 3-4 canh sợi vải, rồi khâu tiến lên 3-4 khâu sợi vải

C. Dùng kim chỉ tạo thành những mũi lặn đều nhau

D. Dùng kim chỉ tạo thành những mũi lặn, mũi nổi không đều nhau

Câu 14: Cách khâu bao tay trẻ sơ sinh:

A. Khâu mặt phải vải

B. Khâu mặt trái vải

C. Khâu từng mảnh một

D. Úp hai mặt phải vào nhau

Câu 15: Nguyên liệu may áo gối gồm:

A. Bìa tâp, giấy lọ, bàn căng

B. Vải trắng

C. Kim, chỉ, nút

D. Bìa tâp, giấy lọ, bàn căng, vải trắng, kim, chỉ, nút

Câu 16: Chừa đường khâu phù hợp khi khâu vòng ngoài bao ta trẻ sơ sinh:

A. 1 cm

B. 0,9 cm

C. 0,7 cm

D. 0,5 cm

Câu 1: Nêu nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha? [3đ]

Câu 2: Trang phục là gì? Nêu các loại trang phục? [2đ]

Câu 3: Em hãy thiết kế bộ trang phục đi học cho mình và mô tả trang phục đi học [chất liệu vải, màu sắc, kiểu may]? [1đ]

Câu 1:

* Nguồn gốc:

- Vải sợi thiên nhiên: có nguồn gốc từ thiên nhiên: Thực vật [bông, đay…] và động vật [tằm…]

- Vải sợi hóa học: do con người tạo ra từ một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre, nữa, dầu mỏ, than đá…

- Vải sợi pha: dệt bằng sợi pha – kết hợp 2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau.

Câu 2:

- Trang phục: bao gồm quần áo và một số vật dụng khác đi kèm: mũ, tất…

- Các loại trang phục:

+ Theo thời tiết: mùa đông, mùa hè…

+ Theo công dụng: bảo hộ, đồng phục…

+ Theo lứa tuổi: trẻ em…

+ Theo giới tính: nam, nữ

Câu 3:

[Theo sự sáng tạo của HS].

Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1: Cấu tạo của ngôi nhà gồm nhiều phần chính, phần chính nào sau đây là phần nằm sâu dưới đất nhất.
A. Mái nhà.                  B. Tường nhà. 

C. Móng nhà.              

D. Cửa nhà.

Câu 2: Nhà ở đặc thù ở khu vực đồng bằng sông Cửu long là loại nhà:

A. Nhà sàn.                  B. Nhà nổi.                   C. Nhà chung cư.                      D. Nhà mặt phố.

Câu 3: Loại vật liệu nào sau đây thường được dùng phổ biến làm tường nhà.

A. Đá.              B. Gỗ.              C. Ngói.                                   D. Gạch.

Câu 4: Em hãy sắp xếp trình tự xây dựng ngôi nhà theo các bước như sau.

1. Sơn và hoàn thiện ngôi ngà. 2. Đào móng, xây tường, làm mái. =3. Lắp đặt hệ thống điện, nước. 4. Thiết kế, tính toán dự trù nguyên vật liệu. A. 1,2,3,4                     B. 4,2,3,1                                 C. 3,2,4,1                     D. 3,2,1,4

Câu 5: Hệ thống giám sát an ninh, an toàn trong ngôi nhà thông minh gồm các thiết bị như sau.


A. Camera giám sát, quạt điện, cảm biến nhiệt độ. B. Camera giám sát, tủ lạnh, máy giặt, rèm cửa, hệ thống âm thanh.        C. Camera giám sát, tủ lạnh, máy giặt.              D. Điều khiển camera giám sát, khóa cửa, báo cháy.

Câu 6: Nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh là:


A. Nhận lệnh, xử lí, chấp hành.             B. Xử lí lệnh, chấp hành, nhận lệnh. C. Chấp hành, nhận lệnh, xử lí lệnh       C. Nhận lệnh, chấp hành lệnh, xử lý.

Câu 7: Nhóm thực phẩm nào sau đây cung cấp nhiều chất đạm [protein].


A. Thịt, trứng, sữa, lạc, cá, tôm.             B. Lúa, ngô, đỗ, lạc, thịt. C. Rau xanh, bơ, mỡ lợn, thịt.                D. Thịt, trứng, ngô, khoai, rau bắp cải.

Câu 8: Nhóm thực phẩm giàu vitamin có vai trò....

A. Làm đẹp da                                      B. Phát triển hệ xương C. Kích thích ăn uống               D. Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Câu 9. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp ... có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường. Phương pháp đó là.

A. Luộc                        B. Rán [chiên].             C. Kho             D. Hấp

Câu 10: Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm, có vai trò ... mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.

A. Kéo dài thời gian sử dụng.                B. Thực phẩm ngon hơn. C. Dễ chế biến hơn.                              D. Làm món ăn đa dạng hơn.

Câu 1. Em hãy trình nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ, lấy ví dụ. Giải thích thuật ngữ “Ngũ cốc” là gì? [2 điểm]
Câu 2: Em hãy nêu vai trò của nhà ở [2 điểm]
Câu 3: Em đang là chuyên gia dinh dưỡng hãy tư vấn cho khách hàng của mình [đang bị bệnh béo phì] cách ăn uống hợp lý [1 điểm]

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B D B D A A D B A

Câu 1: Chất tinh bột, chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể, chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Nhóm chất này có tên khoa học là carbohydrate, thường có trong ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, sữa, mật ong, trái cây chín, rau xanh. Ngũ cốc: Là tên gọi chung của năm loại cây có hạt dùng để ăn [Kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ].

Câu 2: Nhà ở là công trình được xây dựng với mục đích để ở, giúp bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

Nhà ở đem đến cho mọi người cảm giác thân thuộc, ở đó mọi người có thể cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực. Nhà ở cũng là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

Câu 3: Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cho khách hành bị béo phì cách ăn uống hợp lý.

Hạn chế ăn thức ăn có nhiều năng lượng như: Chất béo, thịt mỡ, trứng, hải sản Hạn chế rượu bia thuốc lá, nước giải khát. Hạn chế ăn thức ăn nhanh. Ăn nhiều rau, trái cây. Thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng tiêu thụ năng lượng cơ thể bằng cách tăng hoạt động thể lực, chơi các môn thể thao, đi bộ hằng ngày.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề