Để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật nên sử dụng thuốc khi nào

  • Trước ngày 29/11/2021 , Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã triển khai tiêm vắc xin mũi 1 ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 14 tuổi [tương đương khối lớp 7,8,9] đang học tập, sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  • Công ty cổ phần Tuấn Huy đã thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án " Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê " thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
  • 3 chính sách mới về đất đai có hiệu lực từ 28/12/2021
  • Hướng dẫn sử dụng "Ứng dụng quản lý F0": f0.phutho.vn
  • Ngành TN&MT triển khai thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 5 năm [2021-2025] theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
  • BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
  • KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CẦN ĐI ĐÔI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
  • Cùng hành động để thực hiện cam kết COP26
  • Sửa Luật Tài nguyên nước - Dấu mốc quan trọng trong quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động bảo vệ chủ quyền quốc gia, an toàn, an ninh trên không gian mạng

Thứ tư - 23/01/2008 22:59

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc BVTV được phân thành 2 loại chính là thuốc trừ sâu bệnh và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản nên được người sử dụng ưa thích.

Tuy nhiên thuốc BVTV cũng có nhiều tác hại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, đó là :  Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu đục vào thân cây có loại ẩn núp dưới lá, có loại lại chui vào đất nên phải dùng nhiều loại thuốc phòng trừ khác nhau để diệt trừ chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người có trình độ văn hoá thấp. Do điều kiện kinh tế, nhiều người chỉ thích mua thuốc có giá rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Nhiều người thường phun quá liều lượng cần thiết với quan niệm “để cho chắc ăn”, làm tăng liều lượng thuốc thừa tích đọng trong môi trường đất và nước. Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được rất nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại, một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn đồng thời ảnh hưởng đến các loài chim ăn sâu do chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của các loại sâu cũng giảm. Điều này có lợi cho sự phát triển của sâu hại. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể dính bám chặt vào lá, hoa quả, đi vào trong thân cây. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuỳ theo cấp độ bị nhiễm có thể bị ngộ độc tức thời có thể dẫn đến tử vong hoặc nhiễm độc nhẹ từ từ trong một thời gian dài tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là bệnh ung thư. Do trình độ hạn chế, một số người sử dụng không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn thức ăn, tủ đựng quần áo.v.v. nên đã có những trường hợp ngộ độc đáng thương tâm xảy ra  Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi, phát tán trong môi trường không khí nên gây khó chịu, mệt mỏi thậm chí gây choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp  bảo hộ, phòng tránh tốt.  Việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì vậy, mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh trong một số năm đầu sử dụng. để hạn chế sự nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu hại, người ta thường tăng dần  nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng nồng độ và số lần phun thuốc được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn do lượng tồn dư trong môi trường ngày một nhiều lên.  Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ nên sẽ tích tụ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích luỹ này có thể gây độc cho môi trường đất, môi trường nước và không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ nên có thể theo nước và gió phát tán đến các vùng khác, theo các loài  sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ cũng được dùng ở mức độ ít hơn, nhưng do có tính độc nên chúng cũng gây ra những ảnh hưởng, tác hại như thuốc trừ sâu.  Do thói quen, một số ngưòi khi sử dụng hết thuốc, thường vứt bừa bãi những vỏ bao bì chứa thuốc, đặc biệt là các chai lọ bằng thuỷ tinh, có khả năng gây thương tích cho con người và gia súc.  Như vậy, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngoài tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tăng hiệu quả sản xuất, chúng còn gây nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do đó phải thận trọng khi bảo quản, sử dụng thuốc và phải dùng đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng lúc, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác. Các vỏ bao bì chứa đựng thuốc sử dụng xong phải được xử lý đúng cách như đối với rác thải độc hại để không làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới con người và vật nuôi.

Tác giả bài viết: Bạch Thái Toàn - Phó chánh Văn phòng Sở

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Bài 21: Ôn tập chương 1 – Câu 12 trang 64 SGK Công nghệ 10. Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

– Ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật:

+ Do sử dụng không đúng quy trình, sử dụng nhiều với nồng độ cao… làm cháy, táp lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản.

+ Diệt trừ cả sinh vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái

+ Xuất hiện quần thể sinh vật gây hại kháng thuốc.

– Ảnh hưởng đến môi trường

+ Thuốc hoá học BVTV theo nước mưa, nước tưới trôi xuống đất, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng xấu đến sinh vật thuỷ sinh.

+ Thuốc tồn lưu trong cơ thể cây trồng, vật nuôi theo thức ăn vào người gây bệnh hiểm nghèo.

Quảng cáo

+ Thực phẩm có dư thừa thuốc hoá học BVTV có thể gây ngô độc cấp tính.

– Biện pháp hạn chế:

+ Chỉ dùng thuốc hoá học BVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây bệnh.

+ Sử dụng thuốc có hệ số chọn lọc cao, phân huỷ nhanh

+ Sử dụng đúng thời gian, đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng

+ Bảo quản phải tuân thủ quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

Câu hỏi:Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường là gì?

Trả lời:

Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật là:

– Gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm số lượng và chất lượng nông sản.

– Ngoài khả năng tiêu diệt sâu bệnh thì nó cũng những thiên địch sống trên đồng ruộng, trên đất, trong nước.

– Tạo điều kiện để hình thành những dạng dịch đột biến có thể chịu được thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của thuốc hoá học nhé!

I -Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật

1. Những ảnh hưởng xấu

+ Gây ra hiệu ứng cháy và táp lá, thân, làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây, làm giảm năng suất, chất lượng nông sản

+ Tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất, trong nước, phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật

2. Nguyên nhân

- Do thuốc có phổ độc rất rộng: 1 loại thuốc có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng, nhiều loại sâu, bệnh hại

- Do sử dụng thuốc không hợp lí

+ Sử dụng với nồng độ hoặc tổng lượng cao

+ Sử dụng 1 loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau, hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao vơi thuôc hóa học bảo vệ thực vật

Sử dụng các loại thuốc bị cấm không có nguồn gốc hoặc không có hạn sử dụng

II -Ảnh hưởng xấu đến môi trường

1. Những ảnh hưởng xấu

Gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, không khí và nông sản

Gây tác hại xấu đến sức khỏe của con người và nhiều loại vật nuôi như gây ngộ độc,gây ra một số bệnh hiểm nghèo,…

2. Nguyên nhân:

- Do thuốc có phổ độc rất rộng: 1 loại thuốc có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng, nhiều loại sâu, bệnh hại

- Do sử dụng thuốc không hợp lí

+ Sử dụng với nồng độ hoặc tổng lượng cao

+ Sử dụng 1 loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau, hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao vơi thuôc hóa học bảo vệ thực vật.

Sử dụng các loại thuốc bị cấm không có nguồn gốc hoặc không có hạn sử dụng.

III –Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng

- Chỉ dùng thuốc hóa học bảo vệ khi dịch hại tới ngưỡng gây hại

- Sử dụng loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân huỷ nhanh trong môi trường

- Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách:

- Đúng thuốc:là sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đúng loại sâu, bệnh hại cây trồng

- Đúng thời gian:là dịch bệnh tới ngưỡng gây hại, phun thuốc vào sáng sớm hay chiều mát, không có gió hoặc có gió nhẹ

- Đúng nồng độ và liều lượng:là đúng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc có nhãn ghi trên lọ chai thuốc, hoặc trên bao bì chứa thuốc hóa học bảo vệ thực vật

- Đúng cách: là cách pha chế thuốc, cách sử dụng bình phun thuốc, cách đi phun thuốc trên đồng, phun thuốc vào những bộ phận cây trồng đang bị sâu, bệnh phá hoại

- Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủquy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Khi phun thuốc:

+ Phun thuốc xuôi theo chiều gió

+ Di chuyển theo hướng ngược chiều gió

+ Luôn có trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ

+ Không được ăn, uống hoặc hút thuốc lá

+ Không phun thuốc lúc nắng gắt hoặc sắp mưa

+ Khi sử dụng và bảo quản thuốc:

+ Vỏ chai, bao bì đựng thuốc hoá học bảo vệ thực vật phải thu gom và tiêu huỷ

+ Thuốc phải được cất trữ nơi riêng biệt cách xa chỗ để thực phẩm và tầm tay trẻ em

+ Chai lọ chứa đựng thuốc phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin và cảnh báo độc hại

Video liên quan

Chủ Đề