Ngừng thuốc tránh thai bị nổi mụn

Khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể bạn có thể có một số biểu hiện như buồn nôn, tăng cân, đau ngực… Điều này cũng có thể xảy ra tương tự nếu bạn ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày?

Dù bạn sử dụng phương thức tránh thai dựa trên yếu tố kiểm soát nội tiết tố nào đi chăng nữa thì chúng đều có thể thay đổi cơ thể của bạn, từ thuốc dạng viên nén, miếng dán hoặc vòng tránh thai âm đạo, vòng tránh thai nội tiết tố cho đến tiêm hay cấy que tránh thai. Cơ địa của mỗi người khác nhau, các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải đôi khi còn tùy thuộc vào tiền sử bệnh của bạn trước khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, nếu ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày đột ngột, bạn có thể gặp phải những tình trạng sau:

1. Bạn có thể có thai nếu ngừng uống thuốc tránh thai

Ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày có thai không? Hay ngưng thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu có thai? Nhiều phụ nữ nghĩ rằng phải mất một thời gian dài sau khi ngưng uống thuốc tránh thai hàng ngày thì họ mới có thể mang thai. Tuy nhiên, thực tế có đến hơn 96 % phụ nữ từng sử dụng thuốc ngừa thai có thể mang bầu chỉ trong vòng 1 năm sau khi ngừng dùng thuốc. Trong đó, có hơn 1 nửa chị em có thai trong vòng 6 tháng sau khi sử dụng thuốc. Nếu bạn sử dụng phương pháp tiêm ngừa, việc có thai của bạn sẽ xảy ra chậm hơn.

2. Ngừng thuốc tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt

Ngưng thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu có kinh? Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai là hiện tượng phổ biến. Bạn có thể gặp tình trạng ngừng thuốc tránh thai hàng ngày có kinh sớm, ngưng uống thuốc tránh thai hàng ngày bị chậm kinh hoặc bỏ thuốc tránh thai hàng ngày bị mất kinh.

Có thể chu kỳ của bạn rất ổn định trước khi dùng thuốc tránh thai nhưng sẽ mất một vài tháng để chu kỳ ổn định trở lại sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày.

Nếu chu kỳ trước kia của bạn không đều, giờ đây điều đó có thể lặp lại hoặc cũng có thể chu kỳ sẽ bị kéo dài ra do tác động của việc hormone bị thay đổi khi dùng thuốc. Cơ thể và sự thích ứng thay đổi của mỗi người khác nhau. Vì thế, không có câu trả lời chung cho câu hỏi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu thì có kinh.

Nếu sau khi bỏ thuốc tránh thai hàng ngày bị mất kinh hẳn thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì sau một thời gian nữa, chúng sẽ xuất hiện lại khi cơ thể đã thích nghi với thay đổi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng mất kinh sau khi ngừng uống thuốc tránh thai khiến bạn lo lắng, bạn cần gặp bác sĩ để biết tình trạng sức khỏe của mình.

Nếu như trước đây bạn thường mất rất nhiều máu kèm theo đau quặn bụng mỗi khi hành kinh thì rất có thể sau khi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày đột ngột, hiện tượng này sẽ lặp lại. Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi và bạn từng gặp hiện tượng đó ở thời tuổi vị thành niên thì có khả năng chúng sẽ không ghé thăm bạn trong giai đoạn này nữa.

4. Hội chứng tiền kinh nguyệt trở lại sau khi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày

Những loại thuốc tránh thai thông thường sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng nội tiết tố, giảm thiểu các biểu hiện như chán nản, lo lắng hay cáu gắt của thời kì tiền kinh nguyệt. Do đó, nếu đang uống thuốc tránh thai hàng ngày mà dừng, bạn sẽ làm mất đi sự cân bằng này vì ngừng uống thuốc ngừa thai thì rất có thể hội chứng tiền kinh nguyệt sẽ quay trở lại. Hội chứng này sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi mỗi lần nguyệt san đến.

5. Đau nhức sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai

Bất kì biện pháp ngừa thai nào cũng hoạt động bằng cách kiểm soát trứng rụng. Thế nên, khi bạn bắt đầu rụng trứng trở lại thì có thể sẽ cảm nhận được cơn đau quặn ở một bên xương chậu khi cơ thể giải phóng một quả trứng. Dịch âm đạo của bạn cũng có thể tiết nhiều hơn.

6. Sụt cân khi ngưng uống thuốc tránh thai hàng ngày

Một trong những tác dụng phụ khi ngưng thuốc tránh thai hàng ngày là sụt cân.

Các chị em có thể tăng cân nhẹ khi sử dụng biện pháp ngừa thai chủ yếu chỉ có progestin như tiêm, vòng tránh thai nội tiết tố hay uống thuốc. Do vậy, khi ngừng dùng thuốc, cân nặng có thể giảm nhẹ. Tuy vậy, bạn sẽ giảm được nhiều cân hơn nhờ việc hoạt động thể lực và chế độ ăn uống phù hợp hơn là chỉ ứng dụng việc ngừng uống thuốc tránh thai.

7. Triệu chứng sau khi ngưng thuốc tránh thai: Nổi nhiều mụn và lông

Các biện pháp tránh thai có thể điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố [mất cân bằng nội tiết tố khiến cho da xấu và lông mọc lên ở những nơi không mong muốn]. Tuy nhiên, đó chỉ là tạm thời. Khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày, hormone có thể sẽ rối loạn trở lại dẫn đến làn da nổi mụn và lông mọc mất kiểm soát.

8. Tăng ham muốn tình dục khi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày

Một số ít phụ nữ cảm thấy ham muốn tình dục giảm khi dùng thuốc ngừa thai. Có khoảng 15% phụ nữ trong một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi ngừng uống thuốc tránh thai giữa chừng, ham muốn tình dục của họ thay đổi tích cực trở lại.

9. Nhức đầu biến mất khi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày

Một số thuốc ngừa thai gây tác dụng phụ khiến bạn đau đầu. Vì vậy, nếu ngừng uống thuốc tránh thai thì hiện tượng đau đầu này cũng sẽ biến mất.

Cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện như trên nếu bạn ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày. Bạn nên chú ý những biểu hiện này nếu quyết định hoãn các biện pháp tránh thai để chuẩn bị đón chào một thai nhi bé bỏng nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[Webtretho] Bạn quyết định ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày hoặc tháo vòng tránh thai và “thả” để đón “tin vui”. Cũng giống như khi bạn bắt đầu áp dụng các biện pháp tránh thai bằng nội tiết, việc ngừng sử dụng hormone để tránh thai có thể gây ra vài tác dụng phụ nhỏ.

Nếu vợ chồng bạn đã bắt đầu nghĩ đến chuyện sinh con hoặc khi bạn không còn nhu cầu tránh thai [kết thúc mối quan hệ hoặc cặp đôi buộc phải sống xa nhau], bước đầu tiên tất nhiên sẽ là dừng tất cả các biện pháp tránh thai mà hai bạn đang áp dụng. Nếu bạn đang sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như thuốc tránh thai hàng ngày, vòng tránh thai, hoặc miếng dán tránh thai, trong vòng 5 ngày sau khi ngừng sử dụng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khá bất ngờ, thậm chí khá giống với triệu chứng mang thai. Nhưng đừng lo – những triệu chứng này chỉ là do cơ thể bạn đang điều chỉnh để trở lại chu kỳ nội tiết tự nhiên vốn đã bị thay đổi bởi các biện pháp tránh thai. Dưới đây là những gì bạn có thể trải qua trong vài tháng tới sau khi ngừng tránh thai, và cho đến khi nội tiết của bạn trở lại bình thường.

Nổi mụn

Mụn là triệu chứng dễ gặp nhất khi nội tiết thay đổi. Ảnh: Gettyimages.

Ngay sau khi bạn ngừng tránh thai để bắt đầu canh thai, 1 [hoặc 2 hoặc cả chục] cái mụn sẽ trồi lên trên da mặt bạn. Vấn đề mụn trứng cá khá phổ biến sau khi ngưng dùng biện pháp tránh thai do các nguyên nhân sau:

- Thuốc, miếng dán hoặc vòng tránh thai không còn bơm estrogen vào cơ thể bạn nữa. Loại hormone nội tiết này giúp giảm dầu trên da – đó là lý do vì sao bác sĩ da liễu có thể kê thuốc tránh thai để điều trị mụn trứng cá.

- Ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai cũng làm tăng lượng testosterone gây mụn.

- Trở lại với chu kỳ tự nhiên cung có nghĩa là nội tiết của bạn bị xáo trộn và thay đổi, có thể làm da bạn phản ứng lại bằng cách nổi mụn.

Tin vui là có rất nhiều loại thuốc thông dụng như benzoyl peroxide có thể giúp đẩy lùi các đốm mụn an toàn trong khi bạn đang cố gắng thụ thai, và bạn cũng có thể dùng kem che khuyết điểm để che đi các đốm mụn đáng ghét.

Tâm trạng thất thường

Thật dễ hiểu khi bạn cảm thấy căng thẳng với việc chuẩn bị mang thai và cả những thay đổi lớn trong cuộc sống khi bạn quyết định sẽ có con. Nhưng thủ phạm chính gây nên tâm trạng thất thường sau khi ngừng tránh thai cũng lại do thay đổi nội tiết. Khi bạn sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormone, cơ thể luôn được tiếp thêm lượng hormone nội tiết nữ có tác dụng ổn định nồng độ hormone và giữ tâm trạng bạn luôn dễ chịu [như trong 3 tuần sạch kinh của các chu kỳ kinh nguyệt chuẩn 28 ngày]. Khi dừng sử dụng, chu kỳ nội tiết của bạn trở lại bình thường và nồng độ nội tiết sẽ tăng giảm chóng mặt trong suốt chu kỳ - thực tế nồng độ của mỗi loại homone thay đổi hàng chục lần từ tuần này qua tuần khác và khác nhau rõ rệt qua từng ngày. Nhưng cơn "khó ở" thất thường này sẽ giảm dần sau khoảng 3 chu kỳ dừng thuốc thôi, hãy yên tâm nhé!

Căng đau ngực

Không chỉ nổi mụn hay tâm tính thất thường, việc ngừng tránh thai còn thực sự có thể gây đau đớn cho bạn. Hai bầu ngực của bạn trở nên nhạy cảm hơn khi bạn bắt đầu cho mình cơ hội thụ thai. Và nếu bạn đang mong tin vui, triệu chứng căng tức và đau bầu ngực có thể khiến bạn “đoán già đoán non” không biết có phải mình dã thụ thai hay không. Thực tế bạn có thể thụ thai ngay trong chu kỳ đầu tiên sau khi dừng tránh thai, trước cả khi kỳ kinh đầu tiên trở lại, nhưng đau ngực cũng có thể chỉ là tác dụng phụ của việc buồng trứng hoạt động trở lại - tiết ra hormone estrogen và nuôi dưỡng trứng. Hãy cho chồng bạn biết là ngực bạn đang rất nhạy cảm và anh ấy cần nhẹ nhàng hơn với ngực vợ trong quá trình “sản xuất em bé” của mình.

Đau lưng và đau bụng

Đau lưng và đau bụng như trước kỳ kinh không hề dễ chịu nhưng nó báo hiệu khả năng sinh sản của bạn đã trở lại. Ảnh: Gettyimages.

Phải rồi, những triệu chứng này không dễ chịu chút nào, nhưng những cơn đau nhức lại là dấu hiệu cho những điều kỳ diệu đang xảy ra bên trong cơ thể bạn. Khi bạn rụng trứng hàng tháng, cơ thể bạn cũng tạo ra các nang chứa trứng - quả trứng này có thể trở thành em bé của bạn đấy. Khi nang trứng giải phóng quả trứng và chất lỏng bao quanh trứng, nó có thể kích ứng gây đau bụng và đau lưng dưới. Bạn thể cảm thấy một cú nhói nhẹ ở một bên bụng dưới khi trứng chín và được giải phóng khỏi buồng trứng. Vậy đó, cảm giác đau chẳng bao giờ thú vị cả nhưng nó có thể là biểu hiện khả quan cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng để tạo nên một em bé.

Tăng ham muốn tình dục

Đừng ngạc nhiên khi ham muốn tình dục của bạn bỗng nhiên bùng lên sau khi bạn ngừng tránh thai. Các biện pháp tránh thai nội tiết làm giảm ham muốn tình dục vì thể chuyện bạn muốn “yêu” trở lại sau khi ngừng tránh thai là điều tự nhiên và hợp lý. Đây cũng là điều kiện tốt cho quá trình thụ thai của bạn. Ham muốn ân ái của bạn cũng sẽ tăng vọt trong thời gian rụng trứng – khi bạn có nhiều cơ hội thụ thai nhất. Bạn thấy không, Mẹ Thiên nhiên cũng muốn bạn trở thành một người mẹ đấy!

Rỉ máu âm đạo và hành kinh nặng nề hơn

Nếu các biện pháp tránh thai trước đây của bạn hoạt động đúng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ rất đều với lượng máu kinh vừa phải và không [hoặc rất ít khi] bị rỉ máu giữa chu kỳ. Giờ đây, tình trạng ổn định tuyệt vời đó sẽ không còn nữa. Khi bạn ngừng các biện pháp tránh thai, bạn có thể chảy máu một chút giữa chu kỳ khi rụng trứng và kinh nguyệt của bạn cũng có thể nhiều hơn đáng kể so với khi còn dùng thuốc tránh thai. Với tình trạng này, bạn chỉ có thể đối phó bằng cách dùng tampon hoặc băng vệ sinh loại dày hơn mà thôi.

Nhạy cảm với mùi

Không chỉ có phụ nữ mang thai mới quá nhạy cảm với mùi hương. Khi bạn không rụng trứng trong thời gian dài dùng thuốc tránh thai, bạn có thể sẽ ngạc nhiên một chút về khứu giác nhạy bén của mình trong thời gian rụng trứng. Thực tế, mũi của những phụ nữ đang trong giai đoạn rụng trứng nhạy hơn so với phụ nữ ở những giai đoạn khác của chu kỳ kinh nguyệt [kể cả so với đàn ông, trẻ em và phụ nữ mãn kinh]. Điều này có thể do estrogen và progesterone ảnh hưởng đến khứu giác của bạn nên khi các hormone này dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt thì sự nhạy cảm với mùi hương của bạn cũng khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề