De tài phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn trong những môn học quan trọng và đòi hỏi cao về khả năng tư duy, nghiên cứu và tổng hợp của sinh viên. Thông qua các bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học, giảng viên sẽ đánh giá được năng lực và thái độ học tập của các sinh viên. Nếu bạn đang chưa biết làm báo cáo từ đâu thì đừng quá lo lắng vì Best4team đã giúp bạn sưu tầm top những tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học đa dạng chủ đề hay nhất 2022 để bạn tham khảo.

1. Đề tài “Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học”

Thế giới đang phát triển trong một kỷ nguyên giàu thành tựu khoa học và công nghệ. Điều này đã mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống con người, cung cấp những hiểu biết về nhận thức thế giới. Chính vì vậy mà phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động quan trọng và giàu ý nghĩa. Thông qua tiểu luận phương pháp luận nghiên cứu khoa học trên sẽ lần lượt trình bày những khái niệm, định nghĩa chuyên sâu về khoa học, phân tích các ưu điểm, hạn chế của những phương pháp nghiên cứu hiện có. Từ đó, giúp mọi người có hiểu biết và định hướng tốt trước khi lựa chọn phương án phù hợp nhất cho bài nghiên cứu của mình.

2. Đề tài “Phương pháp nghiên cứu khoa học sấm sét”

Bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học trên lựa chọn đối tượng nghiên cứu là sấm sét với các bản chất cơ bản, các tính năng, ứng dụng của sấm sét đối với thiên nhiên và đời sống xã hội. Áp dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp, tiểu luận đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các kiến thức căn bản về sấm sét. Từ đó trang bị cho mọi người cách phòng chống sấm sét, tự bảo vệ bản thân an toàn.

3. Đề tài “Phương pháp nghiên cứu khoa học về ngân hàng”

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học với chủ đề ngân hàng được đón đọc rất nhiều tại Best4team.com. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên tình hình giao dịch thực tiễn của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM. Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng gồm 2 bước, qua đó đưa ra được một số kết luận quan trọng như:

  • Việc giữ vững và ổn định lượng khách hàng cũ sẽ làm tăng mức độ uy tín và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mới cho ngân hàng hơn
  • Công tác quản trị marketing, chiến lược, chính sách kinh doanh tại một số nơi cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu thực tế hiện nay.
  • Các thực trạng đã được trình bày trong bài nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu, cơ sở tham khảo tin cậy để ngân hàng cải thiện chất lượng phục vụ.

Hiện nay rất nhiều học viên và sinh viên đau đầu và chưa biết hoàn thiện bài tiểu thuận của mình thế nào là đúng quy cách và đạt yêu cầu. Để giải quyết nỗi lo ấy, trung tâm Best4Team hỗ trợ dịch vụ làm tiểu luận thuê chất lượng, đáng tin cậy và chi phí hợp lý nhất. Liên hệ để biết thêm chi tiết!

4. Đề tài “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học ứng dụng vào xây dựng nền tảng trí tuệ kinh doanh trên đám mây mã nguồn mở”

Bài tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trên với đề tài mới lạ, có tính vận dụng tốt được đánh giá và cho điểm cao mà bạn nên tham khảo. Tiểu luận khoa học được trình bày chi tiết gồm 5 chương:

  • Khoa học và các nguyên tắc sáng tạo
  • Phương pháp sáng tạo khoa học trong tin học và các nguyên tắc sáng tạo thông dụng
  • Nguyên tắc sáng tạo trong trí tuệ kinh doanh
  • Kết luận và hướng phát triển

Với mỗi chương đều giới thiệu được nội dung trọng tâm và chi tiết từng đơn vị kiến thức. Vì vậy, người đọc có thể hiểu rõ và nắm bắt trọn vẹn, từ đó vận dụng lý thuyết vào giải quyết tốt các vấn đề liên quan trong cuộc sống.

5. Đề tài “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong xây dựng các phiên bản của hệ điều hành windows”

Hệ điều hành windows được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay với nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, tính ổn định cao và có đầy đủ tính năng phục vụ cho công việc và giải trí. Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học với đề tài trên sẽ cung cấp nhiều định nghĩa thú vị về các nguyên tắc sáng tạo của hệ điều hành Windows. Ngoài ra, tiểu luận khoa học này còn so sánh các dòng hệ điều hành theo từng thời kỳ. Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về các phiên bản dưới mọi khía cạnh ưu điểm cũng như nhược điểm.

Một bài tiểu luận xuất sắc và đánh giá cao từ phía thầy cô giáo thì không thể bỏ qua phần phương pháp nghiên cứu tiểu luận .Tham khảo ngay bài viết vô cùng hữu ích từ Best4team.

6. Đề tài “Ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí”

Vũ khí ngày càng đa dạng chủng loại nhờ vào sự phát triển của các công nghệ máy móc và sản xuất nguyên vật liệu. Trong tiểu luận nghiên cứu khoa học chủ đề chế tạo vũ khí này sẽ đề cập và giới thiệu sơ lược về 40 quy tắc sáng tạo cơ bản.  Song song sẽ trình bày những ứng dụng quan trọng của các phương pháp trong việc chế tạo vũ khí. Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 chương nội dung chính là:

  • Chương 1: giới thiệu về khoa học và các quy tắc sáng tạo
  • Chương 2: ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí

7. Đề tài “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong hệ thống nhận dạng mặt người”

Mục tiêu của bài tiểu luận nghiên cứu khoa học trên là giải thích những cơ sở lý thuyết về các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện nay, bao gồm: lý luận về vấn đề khoa học và tiến trình thực hiện công trình nghiên cứu. Từ những kiến thức trên sẽ ứng dụng các nguyên tắc sáng tạo vào hệ thống nhận diện mặt người. Báo cáo được trình bày chặt chẽ, khoa học và đầy đủ mà các bạn sinh viên nên tham khảo.

Trên đây là top 7 tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học đáng chú ý nhất mà các bạn sinh viên không nên bỏ lỡ. Hy vọng những tổng hợp tiểu luận môn nghiên cứu khoa học đính kèm link download đầy đủ này sẽ mang lại kết quả cao cho bài nghiên cứu của bạn. Đừng quên theo dõi và đón đọc nhiều tài liệu bổ ích miễn phí khác tại Best4team nhé!

Thông tin tư vấn và liên hệ qua:

Hotline : 0915521220 [Zalo, imess]

Email:

Góc NCKH

Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học

Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học

Nghiên cứu Khoa học. Nhắc đến từ đấy bạn thường nghĩ đến điều gì? Một quá trình khô khan và rối rắm? Hay là một công việc thú vị, năng động và sáng tạo? Thực tế đã cho thấy vế thứ hai là một sự ngụy biện. Quả thật nghiên cứu khoa học nhìn chung đòi hỏi sự chính xác, kiên trì và tỉ mẩn, nên thường gây chán nản đối với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, cũng giống như cơm trắng dù nhạt nhưng chứa nhiều tinh bột, nghiên cứu khoa học đem lại nhiều lợi ích cao cả cho người nghiên cứu. Nếu hiện tại bạn đang muốn tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ nghiên cứu khoa học, bài viết này sẽ miêu tả sơ qua các bước cơ bản để bạn định hình được kết cấu quá trình nghiên cứu. Tùy từng người, từng nhóm nghiên cứu cụ thể mà các bước này có thể khác nhau đôi chút, nhưng về bản chất vẫn quy về 3 bước sau:

· Chuẩn bị cho nghiên cứu.

· Triển khai nghiên cứu.

· Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Ngoài ra, trong từng bước cơ bản này còn có các bước nhỏ khác, cụ thể sẽ được trình bày dưới đây.

I. Chuẩn bị cho nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các mặt cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chất lượng của công trình nghiên cứu. Trước hết ta bắt đầu ở bước chọn đề tài:

1. Chọn đề tài.

Đối với một sinh viên đại học, việc chọn đề tài khoa học có thể gặp nhiều khó khăn, bởi một đề tài nghiên cứu cần thỏa mãn những yêu cầu cụ thể:

– Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học, hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiều khúc mắc…

– Đề tài phải có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏa mãn một nhu cầu hiện hữu trong xã hội, đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn.

– Đề tài phải phù hợp với khả năng chuyên môn, điều kiện vật chất và quỹ thời gian của nhóm nghiên cứu.

Đương nhiên, một yếu tố quyết định khác trong việc chọn lựa đề tài chính là mối quan tâm của người nghiên cứu đối với các vấn đề cụ thể. Nếu sinh viên nghiên cứu vẫn chưa xác định được đề tài phù hợp với mình, có thể hỏi thầy cô hướng dẫn để nhận được lời khuyên.

2. Thu thập tài liệu.

Một khi đã chọn được đề tài, sinh viên cần có những tài liệu liên quan để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc về chuyên môn mình nghiên cứu, ngoài ra cung cấp cơ sở cho công trình dựa vào những tài liệu khoa học uy tín.

Để thu thập tài liệu hữu ích và đáng tin cậy, các bạn có thể tham khảo những cách thức sau:

– Tìm kiếm thông qua các thầy cô hướng dẫn, thường các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu sẽ sưu tầm một lượng lớn các tài liệu hữu ích cho công trình.

– Tìm kiếm trong thư viện hoặc kho tài liệu của trường đại học.

– Tìm kiếm trong các bài báo, tạp chí khoa học, các ấn phẩm khoa học về chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu.

– Tìm kiếm trên các trang web lưu trữ tài liệu khoa học nhưwww.ssrn.com/,scholar.google.com.vn/,www.sciencedirect.com/.

3. Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài.

Muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất, ta phải đặt câu hỏi và tự trả lời các vấn đề xung quanh đề tài. Những vấn đề đó là:

– Đối tượng nghiên cứu: Là những người, sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

– Phạm vi nghiên cứu: Là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.

– Mục đích nghiên cứu: Là đích đến mà người nghiên cứu muốn đạt được sau khi thực hiện nghiên cứu.

– Nội dung nghiên cứu: Là mô tả quá trình nghiên cứu dự tính của người nghiên cứu.

– Phương pháp nghiên cứu: Là cách thức, phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ trong nghiên cứu, là vấn đề quan trọng nhất mà một người nghiên cứu cần phải nắm rõ vì xác định được phương pháp sẽ xác định được hướng đi phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.

Trong quá trình trả lời các câu hỏi về vấn đề nghiên cứu kể trên, bạn nên ghi chép và hệ thống lại cẩn thận để bổ sung vào đề cương nghiên cứu, sẽ được nói đến ở ngay dưới đây.

4. Lập kế hoạch – xây dựng đề cương.

Kế hoạch nghiên cứu: Là văn bản tổng hợp các bước thực hiện và thời gian cụ thể cho từng bước, cũng như phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mục nội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai.

Kế hoạch và đề cương tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Dù vậy, cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung nghiên cứu, thể hiện bố cục công trình để nhóm nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chủ động và khoa học hơn.

Chỉ cần hoàn tất các bước phía trên là bạn đã đi được một nửa quãng đường rồi. Sau đây là chi tiết bước tiếp theo – triển khai nghiên cứu.

II. Triển khai nghiên cứu.

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, ta cần tiến hành vô số các công việc cả trong lý thuyết và thực tế, bao gồm lập giả thiết, thu thập và xử lý dữ liệu, rồi tổng hợp kết quả và rút ra kết luận. Bắt đầu từ bước đầu tiên:

1. Lập giả thiết.

Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng.

Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc sau:

– Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.

– Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Khi đã có một giả thiết phù hợp, ta cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu thực tế, điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước tiếp theo.

2. Thu thập và xử lý dữ liệu.

2.1.Thu thập dữ liệu.

Một đề tài nghiên cứu mà không có dữ liệu cũng không khác gì một cái ví không có lấy 1 tờ 500. Những hiểu biết từ việc phân tích dữ liệu chính là chìa khóa để người nghiên cứu tìm ra cái mới, chứng minh cho giả thiết đã đề ra và là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình.

Sinh viên nghiên cứu có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín [có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp].

Các dữ liệu cũng cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới đề tài,…

Tuy nhiên, các dữ kiện thu thập chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc, phân tích, xử lý.

2.2.Xử lý dữ liệu.

Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng.

Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.

Để xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu ích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết quả thu được.

Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.

3. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Xuyên suốt quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu không khỏi mắc những sai lầm. Do đó, kiểm tra lại kết quả giúp ta tránh các sai lầm trước khi đi đến kết luận cuối cùng, đưa công trình nghiên cứu đạt đến mức độ khách quan nhất.

Để kiểm tra lại kết quả, ta có thể lựa chọn các cách sau:

– Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

– So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.

Sau khi đã thực hiện nhiệm vụ kiểm chứng kết quả, bạn đã có trong tay tất cả những thứ cần thiết để đi đến kết luận cuối cùng. Nhiệm vụ cuối cùng la là viết một bản báo cáo kết quả nghiên cứu.

III. Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Báo cáo công trình nghiên cứu chính là tập hợp nội dung nghiên cứu với hình thức là một bài viết hoàn chỉnh, dùng để gửi cho Hội đồng Khoa học, để được Hội đồng đánh giá và công nhận kết quả nghiên cứu.

Viết báo cáo cần phải viết nhiều lần, có bản nháp để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, góp ý cho phù hợp. Một báo cáo khoa học, về nội dung cần có hàm lượng vừa phải nhưng rõ ràng, đầy đủ các ý tương ứng với đề cương đã có; về hình thức cần trình bày sạch sẽ, phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.

Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu cũng cần chuẩn bị trước các nội dung phản biện để bảo vệ cho nghiên cứu của mình trước Hội đồng.

Mong rằng bài viết này hữu ích cho những bạn đang trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu khoa học nói chung cũng như cuộc thi SVNCKH năm sau.

Trích nguồn:

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học, 22/11/2017.Quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Available at://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/quy-trinh-thuc-hien-nghien-cuu-khoa-hoc/

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM, n.d.Các giai đoạn thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Available at://spkt.tnut.edu.vn/Article/Download/97







Video liên quan

Chủ Đề