Đề thi đại học 2022 văn

Đề thi gồm hai phần với cấu trúc tương tự đề tham khảo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hồi cuối tháng 3. Trong đó, phần I là Đọc – hiểu chiếm 3 điểm và phần II là Làm văn chiếm 7 điểm. Ngoài phần Nghị luận văn học hỏi về "Chiếc thuyền ngoài xa", phần Nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước thế hệ đi trước.

Gợi ý giải đề do Ban chuyên môn Tuyensinh247 thực hiện:

I. Đọc hiểu

Câu 1:

Thể thơ: Tự do.

Câu 2:

Những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ là: trong, tinh khiết, khỏe, mơn mởn.

Câu 3:

- Biện pháp so sánh: "Tuổi trẻ như sao trời mát mắt" trong bối cảnh yên bình; và tuổi trẻ "cháy bùng như lửa thiêng liêng" trong bối cảnh giặc giã đụng vào bờ cõi.

- Ý nghĩa:

+ Biện pháp so sánh giúp có hình ảnh được diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, dễ hình dung.

+ Sử dụng biện pháp so sánh "Tuổi trẻ" với "sao trời mát mắt" cho thấy sự tỏa sáng của lứa tuổi thanh niên trong công cuộc đóng góp dựng xây đất nước, mang đến niềm tin yêu và tự hào. Hình ảnh so sánh tuổi trẻ như ngọn lửa bùng cháy đã làm rõ nhiệt huyết, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của những chàng trai, cô gái mười tám đôi mươi khi đất nước có ngoại xâm.

+ Qua hình ảnh so sánh tác giả ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của sức mạnh tuổi trẻ.

Câu 4:

Gợi ý: Nhận xét những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hi sinh của tuổi trẻ:

- Đây là những suy ngẫm sâu sắc của tác giả, sự thấu đáo của người từng trải.

- Tuổi trẻ là độ tuổi hồn nhiên, vui tươi, mang trong mình đầy những ước mơ, hoài bão.

- Khi đất nước bình yên, hay khi đất nước bị xâm lăng những người trẻ tuổi ấy không ngại từ bỏ những hoài bão của mình để đứng lên chống lại quân xâm lược.

II. Làm văn

Câu 1:

1. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Trách nhiệm: là việc mà mỗi người phải làm và có ý thức với những việc làm đó.

=> Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

b. Phân tích

* Tại sao thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm tiếp bước các thế hệ đi trước?

- Ông cha ta từ ngàn đời xưa đã gây dựng và giữ gìn đất nước, chúng ta được thừa hưởng nền độc lập dựa trên máu xương của biết bao thế hệ ấy, vì thế chúng ta cần có trách nhiệm phát huy và gây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

- Đối với thế hệ trẻ, tiếp bước các thế hệ đi trước không chỉ đang góp phần xây dựng nước nhà mà đó còn là cơ hội phát triển bản thân, tích lũy kinh nghiệm, tạo ra cơ hội cho chính mình.

- Trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người.

* Thế hệ trẻ cần làm gì để tiếp bước các thế hệ đi trước?

- Đối với học sinh, sinh viên, chúng ta cần ra sức học tập, trau dồi bản thân và tích lũy cho mình nhiều kiến thức..

- Không ngại khó khăn, thử thách, dám dấn thân để có nhiều trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

- Có ý thức, biết ơn sâu sắc tới những thế hệ đi trước, những người đã có công gây dựng đất nước.

=> Ý nghĩa: Giúp mỗi người sống có lí tưởng và mục đích, có trách nhiệm về nghĩa vụ và bổn phận của bản thân đối với đất nước, từ đó giúp đất nước ngày càng vững mạnh.

c. Phản đề

- Nhiều bạn trẻ vẫn sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý thức muốn học hỏi, cống hiến cho xã hội.

- Lối sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân và không muốn vươn lên đã kìm hãm sự phát triển của thế hệ ngày nay.

3. Kết đoạn

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước là một điều quan trọng.

- Liên hệ bản thân: Là một học sinh, em cần có trách nhiệm với những gì cha ông ta đã gây dựng, phải cố gắng nỗ lực rèn luyện hơn nữa để xứng đáng kế thừa và phát huy các thành quả của các thế hệ đi trước.

Câu 2:

I. Mở bài:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lí nhân sinh. Là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.

- Tác phẩm: "Chiếc thuyền ngoài xa" là một trong những truyện in đậm phong cách tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

* Khái quát vấn đề nghị luận: Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Phân tích đoạn trích - Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng.

a. Giới thiệu vị trí đoạn trích.

Đoạn trích nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm khi nhân vật Phùng sau bao ngày tìm kiếm cũng phát hiện được một "cảnh đắt trời cho".

b. Phân tích: Phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:

- Khung cảnh biển buổi sáng trong sương mai hiện lên đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực tàu.

- Khung cảnh rộng lớn của biển cả với hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trắng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

- Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.

-> Cảm nhận tinh tế cùng với đôi mắt của người nghệ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống mà anh cho rằng đây là "cảnh đắt trời cho". Đó là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến. Chính vì thế người nghệ sĩ cảm thấy bị rung động, hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.

- Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lý của sự hoàn mỹ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn.

=> Phát hiện đầu tiên của nhân vật Phùng cho chúng ta thấy hình ảnh của một người nghệ sĩ chân chính, một người nghệ sĩ với sự một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Đối với anh cái đẹp chính là đạo đức. Thế nhưng cũng từ phát hiện này ta cũng nhận ra cái nhìn của nhân vật Phùng có chút phiến diện, chỉ toàn màu hồng, toàn những điều đẹp đẽ mà chưa mang sự từng trải, cái nhìn đa chiều.

2. Liên hệ với hình ảnh chiếc thuyền chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

- Hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích: là hình ảnh đẹp, bình dị có chút thơ mộng. Đây chính là hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật, vẻ đẹp của cuộc sống.

- Hình ảnh chiếc thuyền phải chống chọi giữa phá: là hình ảnh mang tính hiện thực thể hiện những khó khăn, những góc khuất của cuộc đời.

-> Nhìn hiện tượng thì đây là hai hình ảnh đối lập nhau nhưng trên thực tế cả hai con thuyền đều hướng đến giá trị riêng: một giá trị là cái dễ thấy, dễ nhìn, một giá trị thì cần đào sâu, tìm tòi mới có thể phát hiện được. Bởi vậy, người nghệ sĩ đứng trước cái đẹp không chỉ đơn giản là nhìn thấy mà còn cần phải nhìn thấu.

=> Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống: Nghệ thuật phải gắn liền và bắt nguồn từ cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống. Và đối với người nghệ sĩ cũng cần có con mắt tinh tường, thấu cảm trước mọi sự việc của cuộc đời, để từ đó không chỉ phát hiện ra những vẻ đẹp bề nổi mà còn phát hiện những vẻ đẹp khuất lấp, gai góc của cuộc đời này.

III. Kết bài:

- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Khẳng định vị thế của nhà văn.

* Xem thêm phần gợi ý giải khác

Nhóm phóng viên

Sáng 7/7, thí sinh hoàn thành môn thi đầu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 - Ngữ văn. Câu làm văn rơi vào bài "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu.


Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Thể thơ của đoạn trích: Tự do.

Câu 2: Những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ là: Trong, tinh khiết, khỏe, mơn mởn.

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ:

- Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ: “Tuổi trẻ như sao trời mát mắt, cháy bùng như lửa thiêng liêng”.

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Tăng sức gợi hình gợi tả cho câu thơ, giúp cho lời thơ trở nên cụ thể, sinh động và gây ấn tượng mạnh;

+ Gợi vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi, tràn đầy sức sống của tuổi trẻ; nhấn mạnh sự nhiệt huyết, sức trẻ, khát vọng cống hiến của tuổi trẻ đối với Tổ quốc;

+ Thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca và tự hào của tác giả về tuổi trẻ.

Câu 4: Nhận xét về những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hy sinh của tuổi trẻ:

- Những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hy sinh của tuổi trẻ:

+ Dẫu có hy sinh, vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu tổ quốc, tinh thần chiến đấu của những người trẻ tuổi ấy vẫn sống mãi như ánh sao "vẫn chói lên lần cuối".

+ Sự hy sinh của họ mang ý nghĩa "gieo mầm", là hành trang cho thế hệ mai sau. Họ sẽ bất tử cùng dân tộc. Sự hy sinh của họ không vô nghĩa, phí hoài "Vì thiêng liêng giá trị Con Người / Vì muôn đời hoa lá xanh tươi".

+ Sự hy sinh của những con người trẻ tuổi trong đoạn trích chính là bài học về lẽ sống cho thế hệ trẻ hôm nay.

- Nhận xét: Đồng tình với những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hy sinh của tuổi trẻ, đồng thời cho thấy thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả đối với sự hy sinh lớn lao ấy. Từ đó, thôi thúc mỗi người cần sống có ý nghĩa, trách nhiệm hơn với bản thân cũng như với cộng đồng, xã hội.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

- Giải thích:

+ Trách nhiệm: Là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với việc làm đó. Người có trách nhiệm là người sống có ý thức và được mọi người tôn trọng.

- Phân tích:

+ Giữ gìn, kế thừa những truyền thống tốt đẹp mà người đi trước để lại.

+ Phát huy và tiếp biến, sáng tạo những giá trị mới mẻ, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Như vậy, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước chính là việc thế hệ trẻ bằng kiến thức, tài năng, nhiệt huyết của mình tiếp nối những thành quả của thế hệ cha ông để xây dựng và phát triển đất nước.

- Bàn luận:

+ Trước hết, thế hệ trẻ cần ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, hiểu rằng để có cuộc sống hòa bình hôm nay, các thế hệ đi trước đã phải đổ bao xương máu, chịu bao hy sinh mất mát. Từ đó, thế hệ trẻ biết trân trọng những thành quả mà cha ông để lại.

+ Bên cạnh đó, để có thể tiếp bước các thế hệ đi trước, thế hệ trẻ phải không ngừng nỗ lực học tập và trau dồi bản thân; rèn luyện đạo đức, biết sống có ước mơ, hoài bão, vì mục tiêu chung là phát triển đất nước.

+ Tiếp bước thế hệ đi trước, thế hệ trẻ cần biết tiếp nối những truyền thống quý báu của dân tộc: Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tinh thần cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước.

+ Thế hệ trẻ cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội bằng những hành động cụ thể, hữu ích để góp phần phát triển cộng đồng.

- Mở rộng:

+ Tuy nhiên, một số cá nhân chưa nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình với quê hương, sống ích kỷ, vụ lợi, tham lam. Những kẻ đó đáng bị xã hội lên án.

+ Cần có sự chọn lọc và tiếp biến các giá trị truyền thống cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Không phủ nhận sạch trơn quá khứ nhưng cũng không bảo thủ, cực đoan.

- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần không ngừng trau dồi bản thân mình, cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tiếp nối những thành quả mà thế hệ đi trước đạt được, từ đó nỗ lực không ngừng để phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, tươi đẹp hơn.

Câu 2:

a. Đặt vấn đề

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mỹ, cũng là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ở giai đoạn trước, ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi, thời kỳ sau, chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lý nhân sinh.

- Chiếc thuyền ngoài xa [1983] là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kỳ sau. Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê [1985], sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn [in năm 1987]. Truyện mang đậm phong cách tự sự - triết lý, kể về chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

- Đoạn trích [đã cho] nằm ở phần đầu tác phẩm đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của “chiếc thuyền ngoài xa”, qua đó gửi gắm thông điệp nghệ thuật sâu sắc của nhà văn.

b. Triển khai vấn đề

- Phân tích đoạn trích:

+ Cảnh “chiếc thuyền ngoài xa” thơ mộng, lãng mạn:

* Điểm nhìn: Từ xa, trong làn sương mờ ảo.

* Đặc điểm: “Cảnh đắt trời cho”, “cái đẹp tuyệt đỉnh”, “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”, “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Từ đó kết luận nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.

+ Tâm trạng và hành động của Phùng:

* Nhạy bén với vẻ đẹp “trời cho” hết sức thơ mộng của cảnh vật trên đầm phá làng chài; “bối rối”, “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Đây là cơn “đau đẻ”, khoảnh khắc xung động cực điểm để tác phẩm hoài thai.

* Niềm hân hoan của sự khám phá và sáng tạo tràn ngập tâm hồn khi chìm đắm trong những suy tưởng về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, về sự tận thiện tận mỹ của nghệ thuật và cuộc sống. “Cái đẹp là đạo đức”, khoảnh khắc phát hiện ra một tác phẩm độc đáo là sự “khám phá chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Cái đẹp “thanh lọc” tâm hồn, giúp tâm hồn con người cao khiết, không gợn đục, thánh thiện.

* Mải mê thưởng lãm, vồ vập nắm bắt, háo hức ghi vào ống kính điêu luyện của mình. Không phải lựa chọn gì nữa, Phùng bấm một hồi “liên thanh”. Dường như, thiên nhiên đã bày sẵn tuyệt tác, người nghệ sĩ chỉ việc ghi lại một cách dễ dàng.

Đoạn trích cho thấy Phùng có tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật, tức là có khả năng khám phá, phát hiện tinh tế và có những rung động mãnh liệt trước những vẻ đẹp phong phú trong cuộc sống.

- Liên hệ với hình ảnh “chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió” ở cuối truyện: Gợi nỗi bất an, sự lo lắng về những gia đình thuyền chài tăm tối, khổ nghèo vẫn đang vật lộn mưu sinh giữa “sóng gió” cuộc đời. Nghệ thuật trùng điệp được sử dụng ở phần đầu và cuối truyện đã khơi mở thêm một góc nhìn khác về “chiếc thuyền”, gần gũi hơn, chân thực hơn. “Chiếc thuyền” không chỉ mang ý nghĩa tả thực cụ thể mà còn có thêm nét nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Qua đó, chúng ta thấy được thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Hai yếu tố này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống và phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống, không “tô hồng”, “thi vị hóa” nó. Giữa nghệ thuật và cuộc sống có sự vênh lệch nhất định, người nghệ sĩ chân chính càng phải có bản lĩnh dũng cảm, trung thực cất lên tiếng nói vì con người, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống.

- Đánh giá chung:

+ Đoạn trích cho thấy mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, đặt ra vấn đề cách nhìn, cách tiếp cận cuộc sống và trách nhiệm của người nghệ sĩ với nghệ thuật và cuộc đời. Phát hiện nghệ thuật, ở một chừng mực nhất định dễ thấy hơn phát hiện về hiện thực. Hiện thực đời sống không giản đơn, toàn màu hồng mà chất chứa nhiều mảng sáng tối. Nhà văn nếu đứng ở ngoài xa để quan sát sẽ chỉ thấy một hiện thực mờ ảo - chiếc thuyền thấp thoáng biển khơi, nên cần phải có cái nhìn sâu sắc hơn.

+ Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người kể chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn; lời kể trở nên khách quan, chân thực và giàu sức thuyết phục. Giọng điệu suy tư chiêm nghiệm khiến đoạn trích vừa có chất trữ tình vừa gợi mở những suy tư mang tính triết lý sâu sắc. Nhiều chi tiết nghệ thuật được sử dụng có chọn lọc. Ngôn ngữ dung dị, tự nhiên…

c. Kết thúc vấn đề

- Khẳng định lại giá trị tư tưởng, nghệ thuật của đoạn trích.

- Nêu cảm nghĩ, ấn tượng riêng.

Gợi ý đáp án môn Ngữ văn:

- Thạc sĩ Lê Thị Bích Hòa

- Thạc sĩ Nguyễn Phú Hải

Giáo viên THCS & THPT Lương Thế Vinh [Hà Nội] thực hiện.

Giáo viên Ngữ văn trực tiếp đưa ra gợi ý đáp án tại tòa soạn Zing.

Đề Văn không khó

Là một trong những thí sinh đầu tiên rời điểm thi trường THCS Việt Nam - Angieri [Hà Nội], em Vũ Quang Anh nhận xét đề Ngữ văn năm nay khá dễ. Mặc dù chú trọng ôn thi các môn trong tổ hợp xét tuyển A1 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh], Quang Anh không gặp khó khăn với môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tương tự, em Bùi Lâm Anh, [Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thanh Xuân, Hà Nội] cảm thấy đề dễ, sát ôn tập. Em tự tin điểm tuyệt đối phần đọc hiểu và 7 điểm toàn bài. Mặc dù chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp, em vẫn làm hết 4 mặt giấy.

Em Phạm Huy Hoàng, học sinh trường THPT Võ Thị Sáu, dự thi tại điểm thi THCS Hà Huy Tập [quận Bình Thạnh, TP.HCM], đánh giá đề năm nay vừa sức. Em làm xong trước 30 phút nhưng phải ngồi lại phòng chờ đến khi hết giờ. Nam sinh cho biết em sẽ về nghỉ ngơi, ăn uống để chuẩn bị tinh thần thật tốt cho buổi thi Toán chiều nay.

Em Vũ Ngọc Minh Anh [TP Thủ Đức, TP.HCM] cũng không bất ngờ với đề Văn năm nay. Minh Anh không ôn chính xác vào nội dung của đề nhưng khá tự tin vào bài làm của mình nhờ ôn luyện kỹ càng. Nội dung phần nghị luận xã hội được cô đánh giá vừa sức. Nữ sinh viết gần hết 2 tờ giấy thi. Các môn xã hội cũng là thế mạnh của Minh Anh.

Minh Anh đánh giá đề thi Ngữ văn vừa sức. Ảnh: Đào Phương.

Trong khi đó, em Lê Thu Trang, học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo [Hà Nội], thừa nhận ôn thi không đúng bài. Dù vậy, nữ sinh cho hay đề thi vừa sức. Nhờ đó, em làm được bài và thấy ấn tượng với câu nghị luận xã hội.

"Kết thúc bài thi cũng là lúc em thấy mình có trách nhiệm hơn với bản thân và đất nước. Em tự tin mình được trên 8 điểm, đủ để xét tuyển đại học nguyện vọng 1", Thu Trang chia sẻ.

Cùng chung quan điểm, em Phạm Phương Anh [Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thanh Xuân, Hà Nội] rất ấn tượng với đề thi năm nay, đặc biệt câu nghị luận xã hội. Nữ sinh cho rằng nội dung này sát với thực tế, phù hợp với người trẻ.

Phương Anh nói thêm ở câu này, em phân tích nhiều. Kết thúc môn Ngữ văn, em cảm thấy rất thoải mái, không còn lo lắng như lúc sáng vì làm được bài. Văn cũng là môn em dùng xét tuyển đại học nên rất yên tâm chờ các môn thi tới.

Video liên quan

Chủ Đề