De thi học kì 1 Sinh 9 có ma trận

Download.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các bạn lớp 9 tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020 – 2021.

Tài liệu bao gồm 6 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh năm 2020 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề thi học kì 1 lớp 9 giúp các bạn ôn tập hệ thống kiến thức đã học để đạt được kết quả tốt trong bài thi học kì 1 sắp tới. Đồng thời giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Chúc các bạn học tốt.

HƯƠNG KHÓI TỰ NHIÊN LÀM THỊT HUN KHÓI ĐIỆN THOẠI/ZALO : 0985364288

  • Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh học năm 2020 – Đề 1
    • Ma trận đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh
    • Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Sinh học 
    • Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9
  • Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh học năm 2020 – Đề 2
    • Ma trận đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh
    • Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Sinh học
    • Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh học năm 2020 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Chương I

Các TN của Men Đen

Nhận biết được biến dị tổ hợp

Vận dụng được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập để giải quyết các bài tập

0. 75điểm [7. 5% ]

1 câu

0. 25 điểm [33. 3 %]

2 câu

0. 5 điểm [66. 7 %]

Chương II: Nhiễm sắc thể

Nêu được tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài

sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.

sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.

1. 25 điểm

[12. 5% ]

2 câu

0. 5 điểm [40%]

2 câu

0. 5 điểm [ 40%]

1 câu

0. 25điểm

[20%]

Chương III ADN và gen

Nêu được thành phần hóa học

ý nghĩa của quá trình tự sao ADN

cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới NTBS

1. 5 điểm

[15%]

1 câu

0. 25điểm [16. 7%]

1 câu

0. 25điểm [16. 7%]

1 câu

1điểm [66. 6%]

Chương IV

Biến dị

khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen

Biến dị di truyền và thường biến

4 điểm

[40%]

1 câu

1. 5 điểm [%]

2 câu

0. 5điểm [%]

1 câu

2 điểm [%]

Chương V

Di truyền học người

nhận biết được bệnh nhân đao qua các đặc điểm hình thái, nguyên nhân , biện pháp hạn chế phát sinh .

2. 5điểm

[25%]

1 câu

2. 5điểm [%]

Tổng số câu:16

10 điểm

[100%]

4 câu

1điểm

[10%]

2 câu

4 điểm

[40%]

4 câu

1điểm

[10%]

1 câu

2 điểm

[20%]

4 câu

1điểm

[10%]

1 câu

1điểm

[10%]

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Sinh học 

PHÒNG GD&ĐT …. . . .

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020– 2021

MÔN: SINH HỌC – Lớp 9

Thời gian làm bài …. . phút, không kể thời gian giao đề

I. TRẮC NGHIỆM: [3điểm]

Câu 1. Biến dị tổ hợp là:

a. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.

b. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P.

c. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P.

d. Sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P.

Câu 2. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về:

a. Số lượng, trạng thái, cấu trúc.

b. Số lượng, hình dạng , cấu trúc.

c. Số lượng, hình dạng, trạng thái.

d. Hình dạng, trạng thái, cấu trúc.

Câu 3. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào?

a. Kì trung gian.

b. Kì đầu.

c. Kì giữa.

d. Kì sau.

Câu 4. Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là:

a. A, T, G, X.

b. A, U, G, X.

c. A, T, U, X.

d. A, T, G, U.

Câu 5. Ở đậu Hà Lan, Gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh; Gen B quy định tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Khi cho lai hai giống đậu hạt vàng, vỏ nhăn với hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đều cho hạt vàng, vỏ trơn.

Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:

a. P: AABB x AAbb.

b. P: AAbb x aaBB.

c. P: Aa x Aa.

d. P: Aabb x aaBB

Câu 6. Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I. Số NST trong tế bào đó là:

a. 4.

b. 32.

c. 16.

d. 8.

Câu 7. Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử ADN. con tạo thành là:

a. 2.

b. 4.

c. 8

d. 16

Câu 8. Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng?

a. 1.

b. 2.

c. 3.

d. 4.

Câu 9. Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào?

a. Kiểu gen trong giao tử

b. Điều kiện môi trường sống

b. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

c. Kỹ thuật chăm sóc

Câu 10. Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là:

a. 16.

b. 8.

c. 4.

d. 32.

Câu 11. Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là:

a. 3

b. 49

c. 47

d. 45

Câu 12. Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì?

a. Đột biến gen

b. Thường biến

c. Đột biến NST

d. Đột biến gen và đột biến NST.

II. TỰ LUẬN [7 điểm]

Câu 1: [2,5đ] Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái nào? Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.

Câu 2:[1,5đ] Đột biến gen là gì? Có những dạng nào? Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 3: [2đ] Phân biệt thường biến với đột biến ?

Câu 4: [1đ] Một gen có chiều dài là 5100 A0 ,G= 20% tổng số nucleotit. Tính số nucleotit loại A môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9

I- Trắc nghiệm [3,0 điểm]

HS chọn đúng mỗi câu được 0,25 điểm

câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án a b c a b d c d c a c d

II- Tự luận [7,0 điểm ]

Câu 1:[ 2,5 đ ].

– Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái: [0,5đ]

– Cặp NST thứ 21 có 3 NST, bé, lùn,cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu,1 mí, ngón cái ngắn.

– Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền: [1đ]

+ Do tác nhân lí hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường.

+ Do rối loạn trao đổi chất trong môi trường nội bào.

– Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó: [1đ]

+ Hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật.

+ Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

+ Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ gây bệnh di truyền

Câu 2: [1,5 đ ]. Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.

– Đột biến gen là những thay đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.

– Có các dạng đột biến gen: thêm,mất,thay thế cặp nucleotit.

– Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì nó phá vỡ sự hài hòa thống nhất trong kiểu gen của sinh vật đã qua chọn lọc lâu đời dẫn đến thay đổi các tính trạng của cơ thể sinh vật có ảnh hưởng xấu. .

Câu 3: [2,0đ]:

Thường biến Đột biến

1 Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

2. Không di truyền được cho thế hệ sau.

3. Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện môi trường.

4. Có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho sinh vật.

1. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền [ADN, NST], biến đổi kiểu hình.

2. Di truyền được cho thế hệ sau.

3. Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên

4. Thường có hại cho bản thân sinh vật.

Câu 4 [1,0đ]:

Tổng số nucleotit của gen là: [5100 * 2]/3,4 = 3000 nu

Số nu loại G: [3000*20]/100 = 600 nu

Số nu loại A: [3000 – 600]/2 = 900 nu

Số nu loại A môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần: 900*[22 – 1] = 2700 nu

[Nếu học sinh có cách làm khác cho kết quả đúng vẫn được điểm. ]

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh học năm 2020 – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh

MỨC
CÂU

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Cộng

I] TRẮC NGHIỆM: [2 điểm]

Câu: 5; 6; 7; 8.

Câu: 1; 2; 3; 4.

2 điểm

II] TỰ LUẬN: [8 điểm]

8 điểm

Câu 1: Nhiễm sắc thể và sự phân bào

2 điểm

2 điểm

Câu 2: Đột biến

2 điểm

2 điểm

Câu 3: ADN và Gen

3 điểm

3 điểm

Câu 4: Tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị

1 điểm

1 điểm

TỔNG CỘNG

3 điểm

3 điểm

3 điểm

1 điểm

10 điểm

TỈ LỆ

30%

30%

30%

10%

100%

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Sinh học

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: [2 điểm]

Câu 1: 1. Giai đoạn của nguyên phân khi NST bắt đầu co xoắn được gọi là……, giai đoạn màng nhân xuất hiện trở lại bao quanh các NST được gọi là …….

A. Kì sau, kì cuối.

B. Kì đầu, kì giữa.

C. Kì đầu, kì cuối.

D. Kì giữa, kì cuối.

Câu 2: Một tế bào của ruồi giấm sau một lần nguyên phân tạo ra?

A. 4 tế bào con

B. 2 tế bào con

C. 8 tế bào con

D. 6 tế bào con

Câu 3: Điểm giống nhau trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là:

A. Giao tử có nhân mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.

B. Tạo 1 giao tử lớn và ba thể cực thứ 2.

C. Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau.

D. Tạo 4 giao tử có kích thước khác nhau.

Câu 4: Các tính trạng di truyền bị biến đổi nếu NST bị biến đổi:

A. Cấu trúc

B. Số lượng

C. Cấu trúc, số lượng

D. Hình dạng

Câu 5: Điều nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng?

A. Luôn giống nhau về giới tính

B. Luôn khác nhau về giới tính

C. Ngoại hình luôn khác nhau

D. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính

Câu 6: Khi bố mẹ là mắt nâu và mắt đen. Mắt nâu thể hiện ở đời con F1 chứng tỏ :

A. Mắt đen là trội so với mắt nâu

B. Mắt nâu là tính trạng trội hoàn toàn so với mắt đen

C. Mắt đen là tính trạng trội

D. Mắt nâu là tính trạng trung gian

Câu 7: Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa :

A. 3 nhiễm sắc thể 21

B. 3 nhiễm sắc tính X

C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y

D. 2 cặp nhiễm sắc thể X

Câu 8: Bệnh câm điếc bẩm sinh là do :

A. Đột biến gen lặn trên NST giới tính

B. Đột biến gen trội trên NST thường

C. Đột biến gen lặn trên NST thường

D. Đột biến gen trội trên NST giới tính

II/ PHẦN TỰ LUẬN: [8 điểm]

Câu 1: [2 điểm] Em có biết tại sao hiện nay ở một số nước châu Á có tình trạng nhiều người đàn ông không tìm được người phụ nữ để kết hôn? Tại sao nhà nước ta có quy định cấm việc lựa chọn giới tính trước khi sinh? Cơ sở khoa học của việc này là gì?

Câu 2: [2 điểm] Nêu khái niệm, các dạng đột biến gen?

Câu 3: [3 điểm] Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1440 liên kết hyđrô. Xác định :

a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.

b. Số liên kết hoá trị của gen.

Câu 4: [1 điểm] Vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình để giải thích kết quả học tập của em. Làm thế nào để có kết quả học tập cao nhất với em?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9

Nội dung Điểm

I/ TRẮC NGHIỆM

Câu 1 – C

Câu 2 – B

Câu 3 – A

Câu 4 – C

Câu 5 – D

Câu 6 – B

Câu 7 – A

Câu 8 – C.

II/ TỰ LUẬN

Câu 1:

– Vì hiện tượng mất cân bằng giới tính: tỉ lệ nam giới nhiều hơn rất nhiều so với nữ giới.

– Cân bằng giới tính giữa tỉ lệ: nam và nữ trong tự nhiên.

– Trong tự nhiên, nếu không có tác động gì đến quá trình tạo giao tử, thụ tinh, thụ thai thì tỉ lệ giới tính 1 đực : 1 cái. Nhưng nếu có tác động thì sẽ làm mất cân bằng giới tính. Điển hình là việc đàn ông châu Á khó kết hôn như hiện nay.

Câu 2:

– Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

– Đột biến gen thường liên quan đến một cặp nuclêôtit.

– Các dạng điển hình là: Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 3:

a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen :

– Tổng số nuclêôtit của gen : N = C x 20 = 60 x 20 = 1200 [nu]

– Gen có 1440 liên kết hyđrô. Suy ra :

+ Theo đề: 2A + 3G = 1440 [1]

+ Theo NTBS: 2A + 2G = 1200 [2]

Từ [1] và [2] suy ra: G = 240 và A = 360 [nu]

– Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen :

+ G = X = 240 [nu]

G%=X% = G/N x 100%

G%=X% = 240/1200 x 100% = 20%

+ A = T = 1200/2 – 240 = 360 [nu]

A% = T% = 50% – 20% = 30%

b. Số liên kết hoá trị của gen : 2N – 2 = 2 .1200- 2 = 2398 [liên kết]

Câu 4:

Học sinh [Kiểu gen] Môi trường Kiểu hình
Học hành chăm chỉ, chủ động Kết quả tốt

– Khi em học hành chăm chỉ, chủ động thì em có kết quả tốt hơn. Còn khi em không chăm chỉ và thụ động trong học tập thì kết quả sẽ không tốt

2 điểm

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

8 điểm

2 điểm

0,5

0,5

1

2 điểm

0,5

0,5

1

3 điểm

2

0,25

0,25

0,25

……………

Video liên quan

Chủ Đề