Deadline sinh viên là gì

Nếu bạn là “dân” văn phòng thì Deadline chắc hẳn sẽ là khái niệm gây “ám ảnh” nhất. Bạn phải chạy đua với nó, hoàn thành nó, ăn ngủ cùng nó… thế thì Deadline là gì mà lại kinh hoàng tới như vậy nhỉ?

Theo khảo sát sơ bộ mà Canbiet.com.vn thực hiện, có tới 95% các bạn làm văn phòng biết rõ Deadline là gì. 5% còn lại không biết khái niệm này nằm ở các bạn sinh viên mới ra trường, bắt đầu đi làm và dĩ nhiên các bạn ấy chưa biết Deadline nghĩa là gì.

Deadline là gì?

Deadline là một từ tiếng Anh khi dịch “thô” nó có nghĩa là “Đường giới hạn không được vượt qua” hay “Hạn cuối cùng“, “Thời điểm cuối cùng“… thường được sử dụng trong nhóm nghành nghề văn phòng để chỉ thời hạn cuối cùng phải hoàn thành một công việc nào đó.

Thông thường khi làm việc chúng ta sẽ có kế hoạch cụ thể cho nó. Ví dụ để làm xong dự án A chúng ta cần thời gian 2 tháng, ngày cuối cùng của 2 tháng đó chính là Deadline. Gần hơn một chút bạn có Deadline ngày, Deadline tuần, Deadline tháng…

Tóm tắt khái niệm deadline là gì:

  • Deadline là một từ tiếng Anh
    + Đường giới hạn không được vượt qua
    + Hạn cuối cùng
    + Thời điểm cuối cùng
  • Deadline thường sử dụng trong:
    + Nhóm ngành nghề văn phòng
    + Chỉ thời hạn cuối cùng phải hoàn thành một công việc nào đó…

Tới đây chắc hẳn bạn đọc đã biết Deadline nghĩa là gì rồi phải không nào. Như đã nói ở trên cụm từ này gây lỗi ám ảnh đối với bất cứ nhân viên, người bị “áp” Deadline nào. Theo nguyên tắc nếu không hoàn thành đúng hạn, bạn bị phạt. Nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào công việc đó, công ty bạn làm, mức lương bạn nhận,…

Bản chất deadline là gì?

Ban đầu người ta sử dụng khái niệm Deadline trong một phạm vi rất nhỏ thường là một dự án, một lịch trình làm việc để mọi người tuân thủ, đảm bảo tiến độ công việc chung đang triển khai; hiện tượng “chạy Deadline” cũng thường xuyên và rất phổ biến bởi bản chất của Deadline.

Bản chất của Deadline là gì? Không hơn không kém, nó chính là sự thúc ép con người trong công việc đúng không nào? Hãy thử tưởng tượng bạn đang được tự do hát ca trong “mớ” hỗn độn của công việc bạn sẽ làm gì; tôi đoán chắc bạn sẽ lười biếng, chơi nhiều hơn làm, check-in Facebook nhiều hơn công việc [tôi đùa đấy]…

Một số người đang nhầm lẫn giữa Deadline với Dateline và họ đang đặt ra câu hỏi nên sử dụng Deadline hay Dateline mới đúng. Nhìn vào cấu tạo những bạn chưa biết ý nghĩa của từ Deadline là gì sẽ trả lời là “Dateline”. Điều này hoàn toàn sai, bạn phải sử dụng Deadline mới đúng.

Còn một yếu tố nữa mà Cần Biết muốn lưu ý các bạn. Hiện có một số người đang tìm kiếm “cách làm Deadline” và họ nhầm tưởng Deadline là một loại hình công việc. Về cơ bản, làm Deadline cũng giống như làm báo cáo khi bạn hoàn thành công việc của mình.

Hãy hãy cùng nhau tìm hiểu các mẹo để giúp chúng ta hoàn thành Deadline nhanh nhất thôi nào!

Thay vì để nguyên một list công việc, bạn có thể phân chia thành những list nhỏ. Bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn. Đặc biệt mỗi khi hoàn thành các đầu công việc nhỏ, bạn cũng có tinh thần hơn để hoàn thành phần việc tiếp theo.

Sau khi phân chia công việc, hãy phân cấp công việc. Bạn có thể phân cấp theo hai tiêu chí: tính quan trọng và tính cấp thiết. Tính quan trọng nên được ưu tiên. Một công việc có tính cấp thiết có thể hiểu là nếu được thực hiện ngay lập tức sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Vậy trước khi bắt tay vào công việc hãy dành một chút thời gian sắp công việc vào nhóm phù hợp.

Chắc chắn sẽ có những lúc bạn phải chạy deadline dồn dập dù bạn có lên kế hoạch kĩ càng tới đâu. Lúc đó, bạn đã vận dụng điều gì để có thể hoàn thành Deadline – hãy ghi nhớ chúng. Nó sẽ tạo cho bạn một “kho” kinh nghiệm cho những lần “không may” mai sau này.

Việc liên tục xem giờ sẽ khiến bạn nảy sinh suy nghĩ rằng “Mình không làm được”. Bên cạnh đó còn khiến bạn mất tập trung. Hãy đặt đồng hồ ra một góc và làm bằng 100% khả năng của mình.

Lập kế hoạch “dự phòng” là bạn thiết lập Deadline cho mình ngắn hơn. Nếu bạn ước lượng rằng sẽ mất 2 tiếng hoàn thành. Thì lúc đó. sẽ nảy sinh trong quá trình làm việc nhiều vấn đề. Đặt mục tiêu thời gian hoàn thành ngắn hơn để giải quyết những vấn đề này

Ngoài ra các bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây để tránh chậm tiến độ nhé!

Có những lúc chúng ta sẽ bị trùng các Deadline với nhau. Vì vậy, bạn nên dành thời gian phân bổ, hệ thống các công việc của mình để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Khi nhận Deadline bạn cần hiểu rõ về khả năng của bản thân. Khi bạn bắt mình làm quá sức sẽ nảy sinh tâm lý chán nản và kết quả công việc thì có thể sẽ không được như mong muốn.

Sai lầm này sẽ khiến bạn mất kiểm soát công việc của mình. Chia thành những giai đoạn nhỏ hợp lí sẽ giúp bạn phân phối sức lực hơn.

Đối với những công việc cần sự tỉ mỉ, nhất quán thì việc tạo ra Deadline sẽ phí thời gian của bạn mà kết quả sẽ không đi đâu về đâu

Việc đặt Deadline rập khuôn theo người khác sẽ đẩy chính bạn vào thất bại. Để hoàn thành Deadline nên nhìn nhận khả năng của bản thân, nhóm, trang thiết bị hỗ trợ,.. là điều cần thiết  

Trên đây là khái niệm Deadline và một số thông tin căn bản về nó giúp bạn đọc tự mình trả lời các câu hỏi dạng như: Deadline là gì, Deadline nghĩa là gì, Chạy Deadline là sao, Thế nào là Deadline, Deadline tiếng Anh là gì… Chúc bạn học tập tốt, công tác tốt, nghiên cứu đạt kết quả cao.

Nguồn: Canbiet.com.vn

Nguyễn Hoa

|21:48 / 05.11.2021

"Nước đến chân mới nhảy" có phải thói quen sinh viên nên duy trì?

Những ngày này, dường như chúng ta có thể nghe thấy những người trẻ, đặc biệt là sinh viên, than thở về "deadline" nhiều hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh hầu hết các trường đại học vẫn tổ chức cho sinh viên học và thi trực tuyến thì số lượng và hình thức bài tập cần làm cũng nhiều và đa dạng hơn trước, để có thể đánh giá sinh viên khách quan hơn. 

Ngày càng có nhiều ảnh hài hước gắn với từ khóa "chạy deadline"
[Ảnh: Know-tion Việt Nam]

Cũng vì vậy mà mạng xã hội xuất hiện không ít những bài đăng "than thở" về việc "chạy deadline bở hơi tai".

Nhiều sinh viên đang "chạy với deadline" đúng nghĩa

Bằng một cách nào đó mà giới trẻ ngày nay hay "tự hào" với nhau rằng bản thân có một "siêu năng lực": Đó là hoàn thành bài tập và công việc ngay trước hạn cuối. Bài tập, tiểu luận hay những kiến thức học trên lớp thường phải "để dành" đến ngày cuối mới "có hứng" và "chịu" làm. 

Bạn còn nhớ hay đã quên những lần đến hạn chót mới giật mình vì có bài tập cần nộp?
[Ảnh: uehenter.com]

Hoàn thành từ sớm thì lại thấy có gì đó "sai sai", nên phải để sát deadline rồi chạy mới hừng hực khí thế. Những ngày trước, ông bà ta có câu "nước đến chân mới nhảy" để chỉ những trường hợp như này, rằng đến lúc cần thiết rồi mới cuống cuồng chân tay. Nhưng nhiều bạn trẻ bây giờ thậm chí còn "chêm" thêm vế sau với tính chất "gấp gáp" hơn "ba nghìn lần" như "nước đến cổ mới từ từ bơi"...

"Deadline đuổi thì em chạy vậy thôi"

"Chạy deadline" vốn mang ý nghĩa là "hoàn thành việc cần làm" nhưng giờ đây nhiều lúc lại bị biến tấu theo kiểu "chạy với deadline" đúng nghĩa: "Deadline đuổi thì em chạy vậy thôi"...

Chạy đua với thời gian - một "môn thể thao" mạo hiểm nhưng lại được nhiều bạn trẻ chấp nhận thử thách. Có thể vì lười, cũng có thể chỉ "vì đam mê" khó nói.

Một con dao hai lưỡi?

Giống như bao sự vật, sự việc khác, việc "chạy đua với deadline" cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực rõ ràng. 

Về mặt tích cực: Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng áp lực sát giờ luôn có thể khiến chúng ta hoạt động não bộ năng suất nhất có thể. Một sinh viên thậm chí có thể hoàn thành mấy bài tiểu luận dài chỉ trong một, hai ngày. 

Dù gấp nhưng nhiều sinh viên vẫn luôn kịp nộp bài và hoàn thành việc đúng giờ, dù mắt có thâm quầng hay người trở nên phờ phạc...

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người không thể bỏ thói quen "nước đến chân mới nhảy" vì ung dung và tự tin rằng bản thân vẫn có thể hoàn thành được bài tập hay việc cần làm trong một thời gian ngắn nên không cần thiết phải làm từ quá sớm.

Về mặt tiêu cực: Chúng ta thậm chí có thể nhìn thấy nhiều "lỗ hổng" trong thói quen này hơn nữa. Việc cứ đến sát giờ mới vội vàng làm không chỉ tạo cho chúng ta thói quen ỷ lại và lười biếng mà còn khiến chúng ta quen với việc "than vãn deadline" hơn. Trong khi đó, nhiều lúc, chúng ta thậm chí có dư dả thời gian để hoàn thành sớm rồi tận dụng thời gian còn lại để làm những việc có ích khác. 

Vì sát giờ mới bắt đầu làm nên nhiều sinh viên "thức thâu đêm suốt sáng "để kịp hoàn thành trước giờ G [Ảnh: Group Tổ buôn VNU]

Không chỉ vậy, mà việc làm một cách gấp gáp còn khiến chúng ta không có nhiều thời gian để chỉn chu hay đầu tư vào bài tập, vào công việc. Dẫn đến nhiều khi "hối hận" vì đã không chăm chỉ để đạt được kết quả tốt hơn. Và không chỉ có vậy, căng thẳng và áp lực sát hạn chót có thể thường xuyên ập đến nếu chúng ta cứ liên tục duy trì thói quen này.

Như mọi người đã biết, "stress liên tục" chưa và không bao giờ có lợi cho não, tinh thần hay sức khỏe của chúng ta. Thậm chí, nó còn khiến chúng ta không thể tập trung làm việc. Và việc "thức thâu đêm suốt sáng" thực sự có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta.

Nhỡ đâu, một điểm F đáng sợ có thể xuất hiện sau lần chạy deadline muộn thì sao...?
[Ảnh: Group Đại Học Đừng Học Đại]

Do vậy, thay vì ỷ lại hạn cuối quá nhiều, sinh viên chỉ nên "tận dụng siêu năng lực" với những bài tập hay việc làm gấp, còn những việc và bài tập có thời gian để chuẩn bị thoải mái thì tốt hơn hết vẫn nên "khởi động" chân tay từ sớm để không nuối tiếc về sau. Vì nhỡ đâu, một điểm F đáng sợ có thể xuất hiện sau lần chạy deadline muộn thì sao...?

Video liên quan

Chủ Đề