Việt Nam hiện nay đang thực thi chủ quyền và quản lý bao nhiêu đảo điểm đóng quân trên đảo Trường Sa

Câu a 21đảo [9 đảo nổi và 12 đảo chìm], 33 điểm đóng quân

Câu 3 Quy định 'Tổ chức cá nhân hoạt dộng trong vùng biển Việt Nam phải tôn trong chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ,quyền chủ quyền,quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam tuân thủ quy đinh của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan" được nêu trong văn bản :luật biển Việt Nam năm 2012

Câu 4  b. Có gần 20 tờ Châu bản liên quan đến Hoàng Sa , Trường Sa

TS Trần Công Trục trả lời:

1. Đối với quần đảo Hoàng Sa: Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XX [năm 1909], mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý quần đảo này.

Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Giơ ne vơ và trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa.

Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.

Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của CHND Trung Hoa đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ niềm Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneve năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư luận.


Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp [ảnh Hồng Chuyên]

2. Đối với quần đảo Trường Sa:

Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm có diện tích từ 160 đến 180 nghìn km². Nằm ở phía Đông Đông Nam bờ biển Nam Trung Bộ trong giới hạn từ 6º 30’ vĩ Bắc đến 12º 0’ vĩ Bắc và từ 111º 30’ đến 117º 30’ kinh độ Đông thuộc lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Phía Tây là vùng lãnh hải tiếp giáp lãnh hải và tuyến đảo ven bờ của vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Trong hơn 100 đảo, bãi san hô có 23 đảo và bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước. Các đảo, bãi đá, bãi ngầm ở đây có dạng hình vành khăn hay elip. Do tác động của điều kiện khí tượng thủy văn nên hình dạng của đảo nổi và các bãi đá ngầm ở đây thường xuyên bị biến dạng. Đảo lớn nhất trong quần đảo là đảo Ba Bình có diện tích 0,6 km² tiếp theo là các đảo Trường Sa hay Nam Yết diện tích mỗi đảo từ 0,1 đến 0,2 km².

Trên một số đảo có nước ngầm. Cơ chế hình thành các túi nước ngầm ở đây giống như các đảo ven biển khác, nằm ở độ sâu từ 1,7 đến 2,5m dưới mặt đảo ứng với tầng trên cùng của lớp san hô. Một số đảo lớn như đảo Ba Bình, Trường Sa, Song Tử, Thị Tứ, Đảo Dừa có nước lợ tương đối nhiều thuận tiện cho sinh hoạt.

Khí hậu vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt so với các vùng biển ven bờ, mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn và có thể chia làm mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa lớn nhất với khoảng 2.575mm, có ngày mưa tới 198 mm, số ngày nắng là 270 ngày.


Trường Sa Lớn, đảo thủ phủ huyện đảo Trường Sa, nơi Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền

Việt Nam đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Có thể chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa. Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.

Ngoài ra, còn một số đảo bị các bên chiếm đóng bất hợp pháp gồm:

a. Phía Trung Quốc  đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc”.

Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1956, quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình.

Năm 1988, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa, ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển.

Năm 1995, CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Nam Trường Sa. Hiện nay họ đang sử dụng sức mạnh để bao vây, chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Như vậy, tổng số đảo, đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc [kể cả Đài Loan] đã dùng sức mạnh để đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đến nay là 9 vị trí. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm 1 bãi cạn rạn san hô.

b. Philippines:  bắt đầu nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines.

Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977-1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. Năm 1980, Philippines chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa, đó là đảo Công Đo… Đến nay, Philippines đã chiếm đóng 10 vị trí trong quần đảo này, gồm 7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn san hô.

c. Malaysia: mở đầu bằng sự việc Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn, ngày 03 tháng 02 năm 1971, gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Công hòa có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam Công hòa trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.

Tháng 12 năm 1979, Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.

Năm 1983-1984 Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. Đến nay, số điểm đóng quân của Malaysia lên đến 7 điểm nằm ở phía Nam Trường Sa, tất cả đều là những rạn san hô.

d. Brunei: Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng trong thực tế Brunei chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. Yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.

Hồng Chuyên [thực hiện]

Theo Infonet

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lý theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lý. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lý nào.[1]

Binh sĩ Việt Nam trên đảo An Bang

Bản đồ khách quan cho thấy các Quốc gia nào đang sở hữu những thực thể nào trong quần đảo Trường Sa.

Chú thích viết tắt:

STT: số thứ tự; A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino; H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.
Việt Nam kiểm soát STT Tên Việt Tên khác Tọa độ Mô tả sơ lược
1
Đảo An Bang A Amboyna Cay 7°53′31″B 112°55′17″Đ / 7,89194°B 112,92139°Đ / 7.89194; 112.92139 [đảo An Bang] Là một cồn cát dài 200 m, rộng 20 m và cao 2 m. Điều kiện môi trường tại đây rất khắc nghiệt.
F Kalantiaw
H 安波沙洲 [An Ba sa châu]
M Pulau Amboyna Kecil
2
Đảo Nam Yết A Namyit Island 10°10′46″B 114°22′0″Đ / 10,17944°B 114,36667°Đ / 10.17944; 114.36667 [đảo Nam Yết] Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 700 m, rộng 150 m với diện tích 0,06 km² và cách đảo Ba Bình 11,9 hải lý về phía nam. Việt Nam có kế hoạch lập một khu bảo tồn biển tại đây.
F Binago
H 鸿庥岛 [Hồng Hưu đảo]
3
Đảo Sinh Tồn A Sin Cowe Island 9°53′7″B 114°19′47″Đ / 9,88528°B 114,32972°Đ / 9.88528; 114.32972 [đảo Sinh Tồn] Là một đảo san hô dài 400 m, rộng 220 m, đất đai khô cằn, hầu như không trồng được rau xanh nếu không cải tạo đất.
F Rurok
H 景宏岛 [Cảnh Hoành đảo]
4
Đảo Sinh Tồn Đông A Grierson Reef/Cay
Sin Cowe East Island
9°54′9″B 114°33′51″Đ / 9,9025°B 114,56417°Đ / 9.90250; 114.56417 [đảo Sinh Tồn Đông] Là một cồn cát nằm cách đảo Sinh Tồn 14 hải lý về phía đông. Dài 210 m, rộng 100 m, điều kiện khắc nghiệt.
F Julian Felipe
H 染青沙洲 [Nhiễm Thanh sa châu]
5
Đảo Sơn Ca A Sand Cay 10°22′30″B 114°28′48″Đ / 10,375°B 114,48°Đ / 10.37500; 114.48000 [đảo Sơn Ca] Là một đảo cát nhỏ nằm cách đảo Ba Bình 6,6 hải lý về phía đông. Dài 440 m và rộng 160 m; đất đai khá màu mỡ nhờ một lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh.
F Bailan
H 敦謙沙洲 [Đôn Khiêm sa châu]
6
Đảo Trường Sa
Biệt danh: Trường Sa Lớn
A Spratly Island 8°38′41″B 111°55′12″Đ / 8,64472°B 111,92°Đ / 8.64472; 111.92000 [đảo Trường Sa] Đảo có tên gọi chính thức là Trường Sa nhưng nhiều nguồn tin tức và người tại đây thường dùng biệt danh Trường Sa Lớn. Trường Sa là đảo san hô đứng thứ tư về diện tích trong quần đảo [0,15 km²] và là trung tâm của thị trấn Trường Sa. Đảo có nguồn nước lợ, có đường băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá,...
H 南威岛 [Nam Uy đảo]
7
Đảo Song Tử Tây A Southwest Cay 11°25′46″B 114°19′53″Đ / 11,42944°B 114,33139°Đ / 11.42944; 114.33139 [đảo Song Tử Tây] Song Tử Tây nằm cách Song Tử Đông 1,6 hải lý về phía tây nam. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tươi. Đảo có một ngọn đèn biển quan trọng.
F Pugad
H 南子岛 [Nam Tử đảo]
8
Đá Cô Lin A Collins Reef
Johnson North Reef
9°46′26″B 114°15′20″Đ / 9,77389°B 114,25556°Đ / 9.77389; 114.25556 [đá Cô Lin] Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma 3,9 hải lý [7,2 km] về phía tây bắc, cách đá Len Đao 7 hải lý [13 km] về phía tây. Đá Cô Lin chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa 1988.
H 鬼喊礁 [Quỷ Hám tiêu]
9
Đá Đông A East [London] Reef 8°49′42″B 112°35′48″Đ / 8,82833°B 112,59667°Đ / 8.82833; 112.59667 [đá Đông] Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 36,4 km² và nằm cách đá Châu Viên 10 hải lý về phía tây.
F Silangang Quezon
H 东礁 [Đông tiêu]
10
Đá Lát A Ladd Reef 8°40′0″B 111°40′33″Đ / 8,66667°B 111,67583°Đ / 8.66667; 111.67583 [đá Lát] Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 9,9 km² và nằm cách đảo Trường Sa 13,3 hải lý về phía tây. Đá chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên.
H 日积礁 [Nhật Tích tiêu]
11
Đá Len Đao A Lansdowne Reef 9°46′46″B 114°22′12″Đ / 9,77944°B 114,37°Đ / 9.77944; 114.37000 [đá Len Đao] Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma khoảng 6,4 hải lý về phía đông bắc. Đá Len Đao chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa 1988.
H 琼礁 [Quỳnh tiêu]
12
Đá Lớn A Discovery Great Reef 10°03′42″B 113°51′6″Đ / 10,06167°B 113,85167°Đ / 10.06167; 113.85167 [đá Lớn] Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Nam Yết 30 hải lý về phía tây-tây nam.
F Paredes
H 大现礁 [Đại Hiện tiêu]
13
Đá Nam A South Reef 11°23′14″B 114°17′55″Đ / 11,38722°B 114,29861°Đ / 11.38722; 114.29861 [đá Nam] Là một rạn san hô nằm cách đảo Song Tử Tây 3 hải lý về phía tây nam.
F Timog
H 奈羅礁 [Nại La tiêu]
14
Đá Núi Thị A Petley Reef 10°24′37″B 114°35′14″Đ / 10,41028°B 114,58722°Đ / 10.41028; 114.58722 [đá Núi Thị] Là một rạn san hô nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 7 hải lý về phía đông-đông bắc. Diện tích của thực thể này là 1,72 km².
F Juan Luna
H 舶兰礁 [Bạc Lan tiêu]
15
Đá Núi Le A Cornwallis South Reef 8°42′36″B 114°11′6″Đ / 8,71°B 114,185°Đ / 8.71000; 114.18500 [đá Núi Le] Là một rạn san hô vòng cách đảo Trường Sa 134 hải lý về phía đông, cách đá Tiên Nữ 27 hải lý về phía tây-tây nam, có diện tích 35 km².
F Osmeña
H 南华礁 [Nam Hoa tiêu]
16
Đảo Phan Vinh A Pearson Reef 8°58′31″B 113°42′31″Đ / 8,97528°B 113,70861°Đ / 8.97528; 113.70861 [đảo Phan Vinh] Xét theo khái niệm rộng là một rạn san hô vòng. Nơi đóng quân chính của hải quân Việt Nam có chiều dài 250 m và chiều rộng 130 m.
F Hizon
H 毕生礁 [Tất Sinh tiêu]
17
Đá Tây A West [London] Reef 8°51′32″B 112°13′30″Đ / 8,85889°B 112,225°Đ / 8.85889; 112.22500 [đá Tây] Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Trường Sa 19,5 hải lý về phía đông bắc. Tại đây có khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thủy sản thí điểm.
F Kanlurang Quezon
H 西礁 [Tây tiêu]
18
Đá/Bãi Thuyền Chài A Barque Canada Reef 8°10′B 113°18′Đ / 8,167°B 113,3°Đ / 8.167; 113.300 [bãi/đá Thuyền Chài] Là một rạn san hô vòng lớn có chiều dài 15,8 hải lý và chiều rộng tối đa 1,9 hải lý. Phá nước dài khoảng 13 km và rộng trung bình 2 km.
F Magsaysay
H 柏礁 [Bách tiêu]
M Terumbu Perahu
19
Đá Tiên Nữ A Tennent Reef [Anh]
Pigeon Reef [Mỹ]
8°51′18″B 114°39′18″Đ / 8,855°B 114,655°Đ / 8.85500; 114.65500 [đá Tiên Nữ] Là một rạn san hô vòng nằm ở cực đông của các thực thể thuộc Trường Sa đang do Việt Nam kiểm soát. Diện tích của đá khoảng 10 km².
F Lopez-Jaena
H 无乜礁 [Vô Khiết tiêu]
20
Đá Tốc Tan A Alison Reef 8°48′42″B 113°59′0″Đ / 8,81167°B 113,98333°Đ / 8.81167; 113.98333 [đá Tốc Tan] Là một rạn san hô vòng với chiều dài khoảng 19,4 km và chiều rộng trung bình 4,1 km. Diện tích khoảng 75 km².
F De Jesus
H 六门礁 [Lục Môn tiêu]
21
Đảo Trường Sa Đông A Central [London] Reef 8°55′52″B 112°21′11″Đ / 8,93111°B 112,35306°Đ / 8.93111; 112.35306 [đảo Trường Sa Đông] Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tây khoảng 6 hải lý về phía đông bắc và cách đá Đông khoảng 12,7 hải lý về phía tây-tây bắc.
F Gitnang Quezon
H 中礁 [Trung tiêu]
Tổng cộng: 21 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.
Philippines kiểm soát STT Tên Việt Tên khác Tọa độ Mô tả sơ lược
1
Đảo Bến Lạc A West York Island 11°04′54″B 115°01′26″Đ / 11,08167°B 115,02389°Đ / 11.08167; 115.02389 [đảo Bến Lạc] Là đảo đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo [khoảng 0,15 hoặc 0,186 km2]. Có nhiều cây bụi và dừa.
F Likas
H 西月岛
2
Đảo Bình Nguyên A Flat Island 10°48′59″B 115°49′21″Đ / 10,81639°B 115,8225°Đ / 10.81639; 115.82250 [đảo Bình Nguyên] Là một cồn cát dài nhưng hẹp và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng xói mòn.
F Patag
H 费信岛
3
Đảo Loại Ta A Loaita Island 10°40′6″B 114°25′26″Đ / 10,66833°B 114,42389°Đ / 10.66833; 114.42389 [đảo Loại Ta] Là một hòn đảo có diện tích 0,06 km2; có nhiều thực vật ngập mặn và dừa.
F Kota
H 南钥岛
4
Đảo Song Tử Đông A Northeast Cay 11°27′10″B 114°21′17″Đ / 11,45278°B 114,35472°Đ / 11.45278; 114.35472 [đảo Song Tử Đông] Là đảo đứng thứ năm về diện tích trong quần đảo, cách Song Tử Tây 1,5 hải lý về phía đông bắc. Có nhiều cây xanh.
F Parola
H 北子岛
5
Đảo Thị Tứ A Thitu Island 11°03′11″B 114°17′5″Đ / 11,05306°B 114,28472°Đ / 11.05306; 114.28472 [đảo Thị Tứ] Là đảo đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo [0,32 hoặc 0,372 km2] và là trung tâm của đô thị Kalayaan do Philippines lập ra. Có dân thường sinh sống.
F Pag-asa
H 中业岛
6
Đảo Vĩnh Viễn A Nanshan Island 10°43′59″B 115°48′10″Đ / 10,73306°B 115,80278°Đ / 10.73306; 115.80278 [đảo Vĩnh Viễn] Là một hòn đảo dài 575 m, cao 2,4 m, cách đảo Bình Nguyên 9 km về phía nam-tây nam.
F Lawak
H 马歡岛
7
Bãi An Nhơn A Lankiam Cay 10°42′38″B 114°32′2″Đ / 10,71056°B 114,53389°Đ / 10.71056; 114.53389 [bãi An Nhơn] Là một cồn cát nằm cách đảo Loại Ta 6,8 hải lý về phía đông đông bắc.
F Panata
H 杨信沙洲
8
Đá Cá Nhám A Irving Reef 10°52′32″B 114°55′19″Đ / 10,87556°B 114,92194°Đ / 10.87556; 114.92194 [đá Cá Nhám] Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Bến Lạc 12 hải lý về phía nam-tây nam.
F Balagtas
H 火艾礁
9
Đá Công Đo A Commodore Reef 8°21′42″B 115°13′16″Đ / 8,36167°B 115,22111°Đ / 8.36167; 115.22111 [đá Công Đo] Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tiên Nữ 41,3 hải lý về phía đông nam, hầu như chìm dưới nước khi thủy triều lên.
F Rizal
H 司令礁
M Terumbu Laksamana
10
Bãi Cỏ Mây A Second Thomas Shoal 9°45′8″B 115°51′50″Đ / 9,75222°B 115,86389°Đ / 9.75222; 115.86389 [bãi Cỏ Mây] Là một rạn san hô nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn với diện tích khoảng 60 km2.
F Ayungin
H 仁爱礁
Tổng cộng: 10 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô.
Trung Quốc kiểm soát STT Tên Việt Tên khác Tọa độ Mô tả sơ lược
1
Đá Châu Viên A Cuarteron Reef 8°51′54″B 112°49′49″Đ / 8,865°B 112,83028°Đ / 8.86500; 112.83028 [đá Châu Viên] Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.
F Calderon
H 华阳礁
2
Đá Chữ Thập A Fiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
9°32′50″B 112°53′22″Đ / 9,54722°B 112,88944°Đ / 9.54722; 112.88944 [đá Chữ Thập] Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km2. Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.
F Kagitingan
H 永暑礁
3
Cụm đá Ga Ven A Gaven Reefs 10°11′7″B 114°14′18″Đ / 10,18528°B 114,23833°Đ / 10.18528; 114.23833 [đá Ga Ven] Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lý về phía tây.
H 南薰礁
4
Đá Gạc Ma A Johnson South Reef 9°42′54″B 114°17′14″Đ / 9,715°B 114,28722°Đ / 9.71500; 114.28722 [đá Gạc Ma] Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
F Mabini
H 赤瓜礁
5
Đá Tư Nghĩa A Hughes Reef 9°54′31″B 114°29′50″Đ / 9,90861°B 114,49722°Đ / 9.90861; 114.49722 [đá Tư Nghĩa] Là một rạn san hô nằm ở phía tây-tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống.
H 东门礁
6
Đá Vành Khăn A Mischief Reef 9°54′10″B 115°32′11″Đ / 9,90278°B 115,53639°Đ / 9.90278; 115.53639 [đá Vành Khăn] Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lý về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong thập niên 1990.
F Panganiban
H 美济礁
7
Đá Xu Bi A Subi Reef 10°55′25″B 114°05′5″Đ / 10,92361°B 114,08472°Đ / 10.92361; 114.08472 [đá Xu Bi] Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Thị Tứ 26 km về phía tây nam. Trung Quốc đã xây dựng một đường băng tại đây.
F Zamora
H 渚碧礁
Tổng cộng: 7 thực thể địa lý; tất cả đều là rạn san hô.
Malaysia kiểm soát STT Tên Việt Tên khác Tọa độ Mô tả sơ lược
1
Đá Én Ca A Erica Reef 8°06′22″B 114°08′1″Đ / 8,10611°B 114,13361°Đ / 8.10611; 114.13361 [đá Én Ca] Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên.
F Gabriela Silang
H 簸箕礁
M Terumbu Siput
2
Đá Hoa Lau A Swallow Reef 7°22′25″B 113°49′37″Đ / 7,37361°B 113,82694°Đ / 7.37361; 113.82694 [đá Hoa Lau] Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo An Bang 60 hải lý về phía đông nam. Malaysia biến góc đông nam của đá này thành một đảo nhân tạo với một đường băng dài và một khu nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch.
H 弹丸礁
M Pulau Layang-Layang
3
Đá Kỳ Vân A Mariveles Reef 7°58′27″B 113°54′56″Đ / 7,97417°B 113,91556°Đ / 7.97417; 113.91556 [đá Kỳ Vân] Là một rạn san hô vòng nằm cách bãi Thuyền Chài 35 hải lý về phía đông nam. Tổng diện tích khoảng 17 km2.
H 南海礁
M Terumbu Mantanani
4
Đá Sác Lốt A Royal Charlotte Reef 6°56′30″B 113°34′47″Đ / 6,94167°B 113,57972°Đ / 6.94167; 113.57972 [đá Sác Lốt] Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Hoa Lau 29 hải lý về phía nam-tây nam. Malaysia đã dựng một ngọn đèn hiệu tại nơi cao nhất của đá Sác Lốt.
H 皇路礁
M Terumbu Samarang Barat Besar
5
Đá Suối Cát A Dallas Reef 7°37′12″B 113°47′41″Đ / 7,62°B 113,79472°Đ / 7.62000; 113.79472 [đá Suối Cát] Là một rạn san hô vòng nằm ở phía bắc đá Hoa Lau và phía nam đá Kỳ Vân, nổi lên hoàn toàn khi thủy triều xuống. Tổng diện tích khoảng 17 km2.
H 光星礁
M Terumbu Laya
6
Đá Kiêu Ngựa A Ardasier Reef 7°37′7″B 113°56′33″Đ / 7,61861°B 113,9425°Đ / 7.61861; 113.94250 [bãi và đá Kiêu Ngựa] Là một rạn san hô vòng ["đá"] thuộc một hệ thống san hô ngầm ["bãi"] có cùng tên gọi là Kiêu Ngựa. Đá Kiêu Ngựa có diện tích là 8 km2.
F Antonio Luna
H 光星仔礁
M Terumbu Ubi
7
Bãi Thám Hiểm A Investigator Shoal 8°7′21″B 114°41′54″Đ / 8,1225°B 114,69833°Đ / 8.12250; 114.69833 [bãi Thám Hiểm] Là một rạn san hô vòng lớn với tổng diện tích khoảng 205 km2. Trong khu vực bãi Thám Hiểm, có những rạn san hô nổi bật và đã được đặt tên như đá Gia Hội, đá Gia Phú và đá Sâu.
F Pawikan
H 榆亚暗沙
M Terumbu Peninjau
Tổng cộng: 7 thực thể địa lý; tất cả đều là rạn san hô nói chung.
Đài Loan kiểm soát STT Tên Việt Tên khác Tọa độ Mô tả sơ lược
1
Đảo Ba Bình A Itu Aba Island 10°22′37″B 114°21′56″Đ / 10,37694°B 114,36556°Đ / 10.37694; 114.36556 [đảo Ba Bình] Là đảo san hô đứng đầu về diện tích tự nhiên trong quần đảo [0,4896 km2]. Trên đảo có rất nhiều nước ngọt, đất đai màu mỡ và có nhiều cây cối xanh tươi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã chiếm đảo này để làm căn cứ cho các đội tàu ngầm. Tháng 12 năm 1946, Trung Hoa Dân quốc [Đài Loan] cho quân đội đổ bộ lên Ba Bình nhưng rồi rút đi vào năm 1950. Đến năm 1956 họ mới quay trở lại và kiểm soát hòn đảo cho đến tận ngày nay.
F Ligaw
H 太平島
2
Bãi Bàn Than H 中洲礁 10°23′9″B 114°24′47″Đ / 10,38583°B 114,41306°Đ / 10.38583; 114.41306 [bãi Bàn Than] Là một rạn san hô, trên đó nổi lên một cồn cát nhỏ. Diện tích phần nổi dao động từ 0,2 đến 0,6 ha [tùy thuộc vào thủy triều]. Bãi Bàn Than nằm giữa đảo Ba Bình và đảo Sơn Ca.
Tổng cộng: 2 thực thể địa lý, gồm 1 đảo san hô và 1 rạn san hô [trên đó nổi lên 1 cồn cát].

  1. ^ Nguyễn Nhã. “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” [PDF]. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2012.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Danh_sách_thực_thể_bị_chiếm_đóng_ở_quần_đảo_Trường_Sa&oldid=67571723”

Video liên quan

Chủ Đề