Dha uống bao nhiêu là đủ

DHA là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ và mắt ở trẻ nhỏ, vì thế nó có rất nhiều trong các chế phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng. Trong đó, bổ sung DHA cho trẻ qua thực phẩm là cách an toàn và hiệu quả nhất.

1. Trẻ sơ sinh có cần bổ sung DHA không?

Tên đầy đủ của DHA là Docosa-Hexaenoic-acid, đây là một loại acid béo Omega-3, chiếm đến 15 - 20% thành phần tạo nên não bộ con người. Omega-3 vẫn được biết là chất béo tốt cho mắt, cụ thể DHA cấu tạo nên 50 - 60% võng mạc mắt.

DHA là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trong giai đoạn phát triển, bổ sung DHA cho bé thiếu thì chỉ số thông minh IQ thấp. Hơn nữa trẻ cũng dễ mắc các bệnh về mắt hơn khi trưởng thành.

Như vậy với trẻ nhỏ, DHA không thể thiếu cho việc cấu tạo hoàn thiện và phát triển chức năng của não bộ và mắt. Bổ sung DHA cho Trẻ sơ sinh và trẻ sinh non được các chuyên gia khuyến khích bởi hai đối tượng này chưa đủ khả năng chuyển hóa tiếp nhận DHA từ thực phẩm hay sữa mẹ.

Nếu trẻ bú mẹ thì trong sữa mẹ đã có đủ hàm lượng DHA cần thiết cho bé. Nhu cầu DHA của trẻ sơ sinh là 17mg trong 100 kcal, tương đương với 200mg DHA mỗi ngày. Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu tiên của cuộc đời là cách bổ sung DHA tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Nếu mẹ không đủ sữa, trẻ uống sữa ngoài thì nên chọn loại có bổ sung DHA.

Trẻ sơ sinh được cung cấp đủ DHA từ sữa mẹ

2. Hướng dẫn Bổ sung DHA cho trẻ

2.1. Cách bổ sung DHA cho bé

Trẻ sơ sinh có thể bổ sung DHA hoàn toàn từ sữa mẹ, trong trường hợp sữa mẹ không đáp ứng được mới cần đến nguồn dinh dưỡng khác để bổ sung.

Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, đặc biệt là giai đoạn 1 - 6 tuổi khi trí não đang phát triển mạnh mẽ thì DHA rất quan trọng. Trẻ lớn hơn bắt đầu vào giai đoạn học tập, não bộ cũng cần hoạt động nhiều để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức mới, sáng tạo để học hỏi và suy nghĩ. Hơn nữa, bổ sung DHA cho trẻ còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và chức năng mắt.

Nguồn bổ sung acid béo này của trẻ sẽ là những thực phẩm chứa nhiều DHA như: dầu cá, cá, thủy hải sản,… Trẻ cần được ăn những loại thực phẩm này hàng ngày để đảm bảo hấp thu đủ lượng và đều đặn. Bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng là lựa chọn thứ 2 khi trẻ biếng ăn hoặc ăn không đa dạng thực phẩm.

2.2. Những thực phẩm giàu DHA

Trẻ sẽ nhận được nguồn DHA lớn từ những thực phẩm sau:

Cá béo các loại

Cá hồi, cá thu, cá chép, cá mòi,… đều chứa hàm lượng DHA rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý ăn lượng cá biển vừa phải [khoảng 300g mỗi tuần] để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

Cá hồi rất giàu Omega-3

Lòng đỏ trứng gà

Đây là thực phẩm giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Cần ăn trứng đã chín hoàn toàn để giữ lượng DHA tốt nhất, không nên ăn trứng lòng đào hay trứng đánh bông.

Các loại hạt

Có thể cho trẻ ăn các loại hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng,… trong bữa ăn phụ để bổ sung DHA tốt cho mắt và não bộ. Sữa từ các loại hạt này cũng rất tốt, cung cấp từ nguồn sữa hạt giúp trẻ được bổ sung nhiều dinh dưỡng khác ngoài DHA.

Rau xanh

Các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ, cải xoong, bí ngô, bắp cải,… rất giàu DHA cho trẻ. Cần mua rau sạch, không chứa dư lượng chất bảo quản và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.3. Thời điểm bổ sung DHA thích hợp nhất

Buổi sáng thức dậy là lúc cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng nhất, các cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng cũng hoạt động tốt nhất, vì thế cha mẹ nên bổ sung DHA trong thời điểm này. Bữa ăn nhẹ buổi sáng cung cấp DHA nên có những thực phẩm giàu chất béo này như cá, bơ, trứng, sữa, dầu ô liu,…

Bên cạnh đó vào buổi tối, bổ sung lượng DHA cần thiết sẽ giúp cả trẻ lẫn người trưởng thành có giấc ngủ tốt hơn, chuẩn bị năng lượng tốt hơn cho ngày mới. Tuy nhiên đây không phải là thời điểm bổ sung lượng lớn như bữa sáng vì có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ.

3. Lưu ý cần biết khi dùng viên uống bổ sung DHA cho trẻ em

Sử dụng viên uống bổ sung DHA cho trẻ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn bác sĩ và thông tin trên nhãn, không tự ý giảm liều, tăng liều hoặc kéo dài hơn thời gian quy định. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển chức năng các cơ quan, ảnh hưởng từ thuốc và thực phẩm chức năng sẽ nặng nề và khó khắc phục hơn, cha mẹ cần đặc biệt cẩn trọng.

Rất ít trường hợp trẻ nhỏ gặp tác dụng phụ khi dùng viên uống bổ sung DHA, tuy nhiên dị ứng có thể xảy ra và cần được xử lý tốt. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng viên uống DHA như: khó thở, sưng mặt, đau lưỡi, nhịp tim không đều, đau thắt ngực, phát ban, cổ họng sốt ớn lạnh,…

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung DHA cho trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe như: rối loạn nhịp tim, suy giảm tuyến giáp, bệnh gan,… Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bổ sung DHA.

Bảo quản DHA cần giữ ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao. Bảo quản viên uống DHA ở phòng tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh có thể gây biến đổi thành phần, không tốt cho trẻ. Mặc dù là thực phẩm chức năng bổ sung cho trẻ nhưng cha mẹ cần giữ lọ đựng, tránh trẻ tự lấy sử dụng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách.

Trẻ được bổ sung đủ DHA sẽ giúp trí não phát triển tốt hơn

Như vậy, DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng, ngoài nguồn bổ sung sữa mẹ, thực phẩm hàng ngày và các thực phẩm chức năng bổ sung khác là cần thiết. Cha mẹ đừng quên bổ sung DHA cho trẻ đầy đủ để trẻ có sức khỏe, trí thông minh tốt nhất.

DHA là một loại acid béo Omega-3 đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành lớp màng tế bào thần kinh, thị giác, chất xám trong não bộ của trẻ. Thiếu DHA trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ có thể khiến cho trẻ phải đối mặt với nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh, miễn dịch suy giảm… Ngoài ra, DHA còn giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa một số bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh…

DHA là gì?

DHA là tên viết tắt của Docosahexaenoic acid. Đây là một loại axit béo không no chuỗi dài thuộc nhóm Omega-3. Cùng với EPA, DHA rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh, trí não, thị giác, tim mạch của trẻ.

DHA là thành phần chính trong chất xám của não bộ, võng mạc, tham gia tích cực vào hoạt động của hệ tim mạch và miễn dịch… DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA và EPA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn.

Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất DHA và EPA cho nên phải bổ sung hoàn toàn từ nguồn bên ngoài thông qua thực phẩm và các loại thuốc bổ sung.

Tại sao DHA lại rất quan trọng với thai nhi và bà bầu?

Bình thường, cơ thể không tự sản sinh được DHA nhưng nhu cầu cơ thể đối với DHA lại rất lớn nên cần bổ sung thường xuyên. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lượng nhu cầu DHA để giúp thai nhi phát triển các bộ phận quan trọng nhất như não bộ, thị giác, hệ tuần hoàn. Quá trình này sẽ đi đến đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ ba [3 tháng cuối thai kỳ] và trong suốt năm đầu đời của bé khi đang bú mẹ.

– Đối với sự phát triển não ở trẻ sơ sinh

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có mẹ bổ sung đủ DHA trong nửa sau của thai kỳ có xu hướng đạt được số điểm cao hơn trong bài kiểm tra phối hợp tay-mắt hơn những trẻ khác. Ngoài ra, chỉ số IQ của các trẻ này cũng cao hơn.

Một số nghiên cứu tiến hành trên những em 30 tháng tuổi cho thấy, những trẻ đã từng được nhận một lượng lớn DHA trong tử cung sẽ phát triển hệ thần kinh vận động tốt hơn. Hơn nữa, trong 5 năm, những trẻ này luôn có khả năng tập trung cao hơn so với những trẻ được bổ sung ít DHA. Hiện nay, đã có tới hàng nghìn công trình nghiên cứu đề cập tới vai trò của DHA với sự phát triển trí tuệ của trẻ.

– Đối với sự phát triển thị giác

Theo các nghiên cứu của Đại học British Colombia về lợi ích của DHA với thị giác, người ta thấy rằng trẻ hai tháng tuổi, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng này khi còn trong bụng mẹ thì có thị lực cao hơn.

– Đối với sự tăng cân của trẻ

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Maastricht cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa mức độ DHA trong một người mẹ, đặc biệt là đầu thai kỳ, với chu vi vòng đầu và cân nặng khi sinh. Các nghiên cứu khác đã lưu ý rằng việc bổ sung DHA trong thai kỳ của một người mẹ có thể làm giảm nguy cơ sinh non, ngay cả đối với các bà mẹ đã có từng bị sinh non.

– Đối với sức khỏe của mẹ

Nhiều nghiên cứu quy mô lớn trong nhiều năm  thấy rằng, bà bầu được bổ sung DHA sẽ giúp phòng tránh các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai như Tiền sản giật, Đái tháo đường thai kỳ, Trầm cảm sau sinh… Sức đề kháng và hoạt động tim mạch của bà bầu cũng tăng lên khi được bổ sung đầy đủ DHA trong thời gian mang bầu.

Hậu quả của thiếu hụt DHA

Ở trẻ, khi thiếu hụt DHA sẽ tác động trực tiếp đến độ thông minh, khả năng đọc, ghi nhớ và các hành vi. Trẻ rất dễ mắc chứng giảm sút trí nhớ, học tập kém, chậm phát triển so với các bạn đồng trang lứa.

Ở phụ nữ có thai, thiếu DHA sẽ rất dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày để đem lại lợi ích cho trẻ cũng như cho chính bản thân người mẹ.

Bổ sung DHA cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

Bạn có biết, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, sự hình thành não bộ và phát triển trí tuệ của trẻ đã tiến triển vô cùng mạnh mẽ, bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 [3 tháng giữa thai kỳ gồm tháng 4, 5, 6] bào thai đã hình thành thính giác và thị giác, do đó trẻ dễ dàng cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe thấy âm thanh xung quanh bụng mẹ và học cách tiếp nhận thông tin từ bên ngoài.

Cho đến tháng thứ 9 của thai kỳ, kích thước não bộ của thai nhi đã to bằng khoảng 25% so với người trưởng thành. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rằng việc bổ sung DHA cho những ngày đầu thai kỳ là hết sức quan trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn Bổ sung DHA cho bà bầu chuẩn theo từng giai đoạn như thế nào là phù hợp.

Bổ sung DHA cho bà bầu chuẩn theo từng giai đoạn

Bào thai hấp thụ DHA từ nguồn thực phẩm, thuốc thông qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ, và sữa mẹ khi chào đời. Bổ sung thêm DHA vào chế độ ăn uống hàng ngày khi mang thai và khi cho con bú sẽ bảo đảm cho thai nhi có đủ lượng DHA cần thiết để phát triển. Nhìn chung các giai đoạn đều nên bổ sung khoảng 200mg DHA theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới [WHO]. Tuy nhiên ở các giai đoạn có khác nhau một chút.

★Tam cá nguyệt thứ 1 [3 tháng đầu thai kỳ]: Bên cạnh việc bổ sung sắt, protein, canxi đầy đủ, mẹ bầu cần nhớ bổ sung cả DHA trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là thời kỳ tương đối nhạy cảm là tiền đề giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, đặc biệt là giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời. Thời kỳ này, ngoài viên uống bổ sung Omega-3 chứa DHA, mẹ bầu cũng nên bổ sung DHA từ nguồn thực phẩm.

★★Tam cá nguyệt thứ 2 [3 tháng giữa thai kỳ]: Thời kỳ này, giai đoạn ốm nghén hầu như đã thuyên giảm, bạn có thể ăn uống bình thường. Vì vậy đây là giai đoạn tăng tốc chất lượng nguồn dinh dưỡng cho thai nhi. Giai đoạn này, não của bé phát triển liên tục và mạnh mẽ nhất, do đó DHA đóng vai trò cực kỳ quan trọng cung cấp độ mềm dẻo, đàn hồi cho màng tế bào thần kinh. Lúc này, lượng DHA bổ sung có thể tăng hơn so với giai đoạn đầu.

★★★Tam cá nguyệt thứ 3 [3 tháng cuối thai kỳ] : Giai đoạn này mẹ bầu không cần phải tăng tốc ăn uống như giai đoạn trước mà cần nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý . Ở 3 tháng cuối thai kỳ, kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhiều nên cần nhiều DHA. Ngoài việc bổ sung thuốc chứa DHA, bà mẹ cũng nên bổ sung nhiều thức ăn giàu DHA hơn hai giai đoạn trước.

Bổ sung DHA đúng cách mới mang lại hiệu quả khi mang bầu

Rất nhiều người nghe nói tới DHA, nhưng ít ai biết rằng, một loại Omega-3 khác là EPA cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển của thai nhi và bà bầu. Bộ đôi DHA/EPA cần phải bổ sung đồng thời để đạt được hiệu quả như ý muốn. EPA sẽ giúp kích thích DHA hấp thu qua nhau thai vào thai nhi, EPA cùng DHA tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh và chống viêm hiệu quả. Chính vì vậy, nếu bổ sung DHA mà không có EPA thì tác dụng trên thai nhi thường thấp.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm nhiều công thức DHA/EPA khác nhau và đưa ra kết luận tỷ lệ DHA/EPA đạt khoảng 4/1 [4 DHA – 1 EPA] giống tỷ lệ vàng trong sữa mẹ đặc biệt thích hợp để bổ sung trong giai đoạn mang thai, cho con bú vì nó giúp hấp thu tối đa DHA vào qua nhau thai, sữa mẹ để vào được bào thai và em bé.

Trong tự nhiên, chỉ loại dầu cá ngừ đại dương tự nhiên, với độ tuổi nhất định và công nghệ đặc biệt mới có thể chiết xuất được Omega-3 có tỷ lệ DHA/EPA lý tưởng như trên. Đây cũng là lý do tại sao, dầu cá tại các nước Bắc Âu, đánh bắt ở những vùng biển sạch luôn là lựa chọn số một của những bà mẹ thông thái và chỉ được bổ sung vào các chế phẩm cao cấp dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu

Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu DHA nhất trong tự nhiên

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 200mg lượng DHA mỗi ngày để thai nhỉ phát triển vượt trội. Nguồn bổ sung DHA có thể từ thực phẩm, có thể từ các loại thuốc chứa DHA trong viên tổng hợp hoặc viên Omega 3. Ở các nước có nguồn cá biển sạch thì bổ sung DHA từ nguồn thực phẩm là nguồn bổ sung chính.

Những thực phẩm giàu DHA phải kể tới như Cá biển. Tuy nhiên mẹ bầu cần biết rằng, không phải loại cá nào cũng nhiều DHA như nhau và các biển đánh bắt ở các vùng nước không đảm bảo có thể chứa nhiều thủy ngân, kim loại nặng, gây hại cho thai nhi. Các loại cá an toàn như cá hồi tự nhiên, cá ngừ đại dương, cá mồi… Mẹ cũng có thể tham khảo một số thực phẩm  giàu DHA sau:

  • Một số loại tảo là nguồn DHA tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ DHA/EPA từ tảo thường không tốt, đây không phải lựa chọn hàng đầu để bổ sung DHA, EPA cho bà bầu.
  • Mỡ của cá hồi, cá trích, cá thu cũng chứa nhiều DHA.
  • Dầu cá ngừ đại dương.
  • Một lượng nhỏ DHA có thể tìm thấy trong thịt gà và lòng đỏ trứng gà.
  • Dầu gan cá cũng là nguồn DHA tốt, tuy nhiên, chúng có chứa nhiều vitamin A và có thể gây ngộ độc cho thai nhi nếu sử dụng thường xuyên vì Vitamin A sử dụng liều cao kéo dài dễ gây ngộ độc cho cả bà mẹ và thai nhi.

Để cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là cho sự phát triển trí não của trẻ, thì việc đảm bảo cung cấp đầy đủ DHA rất quan trọng. Khi được bổ sung đầy đủ lượng DHA cần thiết, trẻ sẽ có trí nhớ tốt hơn, đôi mắt tinh nhanh hơn, đồng thời cơ thể của trẻ cũng đủ khỏe mạnh để chống lại các bệnh về đường hô hấp, bệnh dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm… Bà bầu được bổ sung đầy đủ DHA trong thai kỳ có thể ngăn ngừa tiền sản giật, trầm cảm sau sinh, và các bệnh lý miễn dịch, tim mạch. Tuy nhiên, bà bầu thông thái nhớ chọn loại thực phẩm bổ sung DHA và EPA với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 để cho hiệu quả tối ưu.

BS. Thu Phương

Cùng chủ đề Bổ sung DHA cho bà bầu, mời bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây

Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu

Những cách bổ sung DHA cho bà bầu

Bổ sung DHA như thế nào để sinh con thông minh và khỏe mạnh

Có nên bổ sung thêm DHA khi đã dùng thuốc bổ tổng hợp

Bổ sung DHA cho bà bầu loại nào tốt nhất

Tại sao phụ nữ mang thai cần bổ sung đồng thời cả DHA và EPA?

Khuyến cáo liều lượng bổ sung DHA và EPA tốt nhất

Thuốc PM Procare/PM Procare diamond đã cung cấp đủ DHA, EPA chưa?

Omega-3 là gì, DHA và EPA có phải là Omega-3

Tác dụng của DHA và EPA trong hỗ trợ sức khỏe sinh sản

Video liên quan

Chủ Đề