Dịch tễ học bệnh tả

Dịch tễ học

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn tả [Vibrio cholera] gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hóa. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước  điện giải, trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được xếp vào loại bệnh tối nguy hiểm.

Bệnh phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào đầu thế kỉ 19, sau đó lan rộng ra các nước khác. Tới nay, thế giới đã trải qua sáu vụ dịch tả và hiện đang nằm trong vùng đại dịch tả thứ bảy, kéo dài từ năm 1961 đến nay. Dịch tả ít nhất đã tác động đến 98 nước trên thế giới.

1.1. Mầm bệnh

Phẩy khuẩn tả [Vibrio cholerae] thuộc họ Vibrionaceae, là vi khuẩn có hình cong như dấu phẩy, bắt màu gram âm, không sinh nha bào, di động nhờ có lông. Chúng phát triển tốt trên môi trường dinh dưỡng thường và môi trường dinh dưỡng kiềm, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ [80°C/5 phút], bởi hóa chất [clo 1mg/lít/15 phút] và môi trường axit.

V. cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh đã được xác nhận, nhưng chỉ có nhóm huyết thanh O1 là gây được bệnh tả và dịch tả. Do vậy, V. cholerae được chia thành V. cholerae-O1 và V. cholerae non-O1 [V.cholerae không ngưng liên kết với O1 còn được gọi là chủng NAG: non agglutinable O1].

V. cholerae O1 gồm 2 typ sinh học [biotyp] là V. cholerae classica [phẩy khuẩn tả cổ điển] và V. cholerae eltor. Dựa vào đặc điểm các quyết định kháng nguyên A, B, C của kháng nguyên thân O, mỗi biotyo lại bao gồm các serotyp [typ huyết thanh] sau:

  • serotyp Ogawa [có quyết định kháng nguyên A, B]
  • serotyp Inaba [có quyết định khàng nguyên A, C]
  • serotyp Hikojima [có cả ba kháng nguyên A, B, C]

Biotyp tả cổ điển [V. cholerae classica] được Robert Koch phát hiện năm 1883 và là nguyên nhân gây ra 6 vụ đại dịch tả thế giới từ 1816 đến 1926.

Biotyp tả eltor [V. cholerae eltor] do Gotschlich tìm ra năm 1905 ở khu vực Eltor [Ai Cập]. Đây đang là nguyên nhân của vụ đại tả lần thứ 7 bắt đầu từ 1961 tới nay.

V. cholerae-non O1 từ trước năm 1992 vẫn coi là không có vai trò quan trọng trong bệnh tả và không phát triển thành dịch mà chỉ gây ra những trường hợp ỉa lỏng tản mát. Từ cuối năm 1992, một chủng V. cholerae-non O1 là V. cholerae O139, lần đầu tiên phát hiện trong một vụ dịch tả lớn ở miền nam Ấn Độ và Bangladesh [trong ba tháng có tới 100.000 người mắc]. Đến cuối năm 1994, người ta cũng phát hiện ra V. cholerae O139 trong một vài vụ dịch tả ở một số nước khác [Pakistan, Nepal, Thái Lan, miền tây Trung Quốc Malaysia].

Phẩy khuẩn tả dễ bị tiêu diệt trong môi trường axit, nhưng phát triển tốt trong môi trường kiềm [pH >7]. Ở môi trường thích hợp như trong nước, thức ăn, trong các động vật biển [cá, cua, sò biển] v.vnhất là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày đến 2-3 tuần.

Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ độc tố tả [choleraegen]. Đây là nội độc tố có cấu trúc gồm hai đơn nguyên: đơn nguyên A [trọng lượng phân tử là 27.000 dalton, mang độc tính cao] và đơn nguyên tố B có tính kháng nguyên đặc hiệu và một cầu nối A2 có tác dụng kích thích tăng AMP vòng [Adenosin 3,5-cyclic mono phosphat].

Những nghiên cứu mới đây cho thấy phẩy khuản tả có thể sản xuất ra men Mucinase và Neuraminidase làm giảm tác dụng bảo vệ chất nhầy và gây tổn thương cấu trúc gangliosides cucar màng tế bào niêm mạc ruột. Phẩy khuẩn tả có thể chuyển hóa trong thiên nhiên, thay đổi tính di truyền đột biến, từ chủng không gây dịch có thể thành chủng gây dịch và kháng nhiều loại kháng sinh.

1.2. Nguồn bệnh

Là người bệnh và người lành mang vi khuẩn.

Trong hơn 90% trường hợp, bệnh tả là thể nhẹ bao gồm những bệnh nhân nhẹ, bệnh không điển hình, không được phát hiện, cách ly. Đây là nguồn lây nguy hiểm.

Người lành mang vi khuẩn là những bệnh nhân đã được diều trị khỏi về lâm sàng nhưng vẫn tiếp tục mang mầm bệnh và những người mang mầm bệnh không triệu chứng do tiếp xúc với bệnh nhân.

Gần đây người ta nói nhiều đến nguồn bệnh trong thiên nhiên của bệnh tả, đó là những lưu hành V. cholerae O1 sinh độc tố tồn tại trong môi trường tự nhiên.

1.3. Đường lây

Bệnh lây theo đường tiêu hóa, cụ thể là đường phân-miệng thông qua nguồn nước, thực phẩm, rau quảbị nhiễm mầm bệnh hoặc tay bẩn, qua dụng cụ ăn uống bị ô nhiễm; qua ruồi, nhặng, chuột, giánlàm lây lan mần bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa việc lây truyền bệnh tả với nguồn nước lấy từ giếng, sông, ngòi, ao, cá biệt có cả nước suối đóng chai thương mại, nước đá là từ nguồn nước bị ô nhiễm. Ở thành thị, nước trong hệ thống ống cung cấp của thành phố có thể bị ô nhiễm do cống rãnh

Thực phẩm là phương tiện quan trọng khác của sự ô nhiễm như sữa, cơm, khoai, đậu, trứng, thịt, cá và đặc biệt một số hải sản như sò, ốc, hến được bắt từ những nơi ô nhiễm hoặc nấu không được chín kỹ.

Rau, hoa quả dược tưới, bón bằng nước cống hoặc phân tươi; được xử lí không sạch rồi ăn sống cũng là phương tiện lây nhiễm nghiêm trọng.

1.4. Sức cảm thụ

Mọi lúa tuổi, dân tộc và giới tính đều có tính thụ bệnh như nhau. Khi bệnh tả lần đầu xuất hiện thành dịch ở một quần thể dân cư chưa có miễn dịch, mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng người lớn thường mắc nhiều hơn. Trái lại, ở vùng có dịch lưu hành thì trẻ em và người già thường bị nhiều hơn do độ toan dạ dày thấp và tình trạng miễn dịch suy yếu.

1.5. Tính miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch trong bệnh tả là xuất hiện kháng thể IgM trong máu và IgA ở niêm mạc ruột.

Benh.vn  Chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề