Điểm mới của luật giáo dục đại học năm 2022

Năm 2022, để giúp thí sinh có thêm lựa chọn, tăng cơ hội trúng tuyển, các trường đại học đã thêm nhiều phương thức tuyển sinh. Tuy nhiên, những phương thức mới này với kỳ thi riêng khiến không ít phụ huynh, thí sinh băn khoăn.

  • Tuyển sinh 2022: Khởi động các kỳ thi riêng thích ứng với dịch COVID-19

Học sinh các trường THPT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được cung cấp các thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học, cao đẳng tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

Thực hiện theo điều chỉnh kỹ thuật

Để làm rõ hơn những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2022, trong buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến về chọn ngành, nghề, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

TheoPGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ,Bộ GD&ĐT chủ trương giữ kỳ tuyển sinh đại học năm 2022 ổn định như những năm trước nhằm giúp thí sinh yên tâm trong quá trình học tập và ôn tập.Bộ cũng sẽ có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh và cơ sở đào tạo trong quá trình tuyển sinh.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, điểm mới đầu tiên là sự khác biệt về quá trình đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Nếu việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển của năm 2021cùng thời điểm dưới hai hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thìnămnay, nhằm tạo điều kiện cho thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng, việc đăng ký này diễn ra 1 lần và điều chỉnh nguyện vọng trong khoảng thời gian nhất định. Trước đây, việc điều chỉnh nguyện vọng diễn ra hai lần trong hai giai đoạn tách biệt thìnăm 2022, việc đăng ký dự thi và xét tuyển sẽ được thực hiện theo một phương thức là trực tuyến trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT và cổng dịch vụ công quốc gia.

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học [Bộ Giáo dục và Đào tạo].

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, việc này nhằm thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ công quốc qua. Việc đăng ký trực tuyến đã được thử nghiệm từ những năm trước và thành công trên tất cả các địa phương.

Điểm mới tiếp theo là dù các nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức nào thì đều cùng một hệ thống. Việc sắp xếpnguyện vọng sẽ theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng thứ nhất đến nguyện vọng thứ n. Nghĩa là không giới hạn số lượng nguyện vọng mà thí sinh mong muốn đăng ký. Sau đó hệ thống sẽ lọc ảo chung.

Chia sẻ về điểm mới này, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ nói: “Thí sinh sẽ trúng tuyển nguyện vọng mình mong mỏi nhất và phù hợp với năng lực. Như vậy giúp giảm thiểu chi phí chung của xã hội, giảm số thí sinh ảo”.

Một điểm mới mà Bộ GD&ĐT dự kiến đưa vào quy chế tuyển sinh là quy định sao cho cơ sở đào tạo tạo được sự công bằng cho các thí sinh.Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học dẫn chứng: “Ví dụ trong một ngành có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, các trường cần có căn cứ và giải trình thí sinh với phụ huynh vàxã hội về việc tại sao lựa chọn phân bổ chỉ tiêu như vậy. Nếu dự kiến không sử dụng phương thức đó thì phải có lộ trình công bố để thí sinh yên tâm học tập. Việc này sẽ giúp thí sinh ôn tập phù hợp để các em trúng tuyển ngành/trường yêu thích”.

Dữ liệu tuyển sinh ngày càng được hoàn thiện. Chẳng hạn, điểm học tập THPT được cập nhật trên toàn bộ hệ thống. Thí sinh không cần phải photo công chứng hồ sơ, trường THPT không phải xác nhận hồ sơ xét tuyển mà chỉ cần kiểm tra trên cơ sở dữ liệu ngành.

“Điều này giúp giảm công sức cũng như giảm thủ tục hành chính. Các trường có phương án xử lý rủi roxảy ra trong quá trình tuyển sinh và nêu được trong đề án tuyển sinh”, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ nhấn mạnh.

Sẽ có hướng dẫn chi tiết

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ nhấn mạnh với thí sinh vềtính ổn định của kỳ thi và trước mắt, các em cần tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đã theo phương thức tuyển sinh nào thì hãy kiên trì theo đuổi. Lưu ý với thí sinh là khi đăng ký dự thi tốt nghiệp thì các em chưa cần lo lắng việc xét tuyển đại học vội vì cần tập trung cao độ cho kỳ thi để có kết quả tốt nhất.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, việc lần đầu tiên đăng ký xét tuyển đại học sẽ không tránh khỏi những hồi hộp, lo lắng. Để giúp thí sinh giải toả những tâm trạng này, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra hướng dẫn tiến hành quy trình đăng ký xét tuyểnthuận lợi nhất. Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản, video. Đồng thời, Bộ cũng tổ chức thực hành trên hệ thống để hướng dẫn các em, các trường đại học, trường phổ thông hỗ trợ các em quy trình đăng ký xét tuyển. Mọi năm các thí sinh đã làm và không có sai sót gì.

Tuy nhiên, ở nội dung này, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ cũng lưu ý thí sinh khi thực hiện theo hướng dẫn phải làm đúng, đủ và hoàn thiện toàn bộ quy trình. Tránh thực hiện dở dang sẽ không thể hoàn thiện hồ sơ.

Lê Vân/Báo Tin tức

Tuyển sinh 2022: Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh phần kỹ thuật đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục Đại học cho biết, với chủ trương “giữ ổn định" song mục tiêu của Bộ là điều chỉnh lại quy chế và kỹ thuật để tạo điều kiện tối đa cho thí sinh.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Tuyển sinh 2022,
  • điểm mới,
  • làm rõ,
  • lý giải,
  • Bộ GD&ĐT,

Thêm nhiều ngành đào tạo mới

Năm 2022, nhiều trường đại học đã dự kiến mở thêm ngành học mới. Theo đó, trường Đại học Y tế Công cộng mở thêm mã ngành mới là Khoa học dữ liệu.

Năm 2022 sẽ có nhiều điểm mới trong công tác tuyển sinh.

Trường ĐH Hoa sen mở một số ngành học mới hướng tới thị trường lao động ứng dụng công nghệ số như Thương mại điện tử, Digital Marketing, Phim, Quan hệ công chúng, Kinh tế thể thao, Trí tuệ nhân tạo…

Đại học Nguyễn Tất Thành dự kiến tuyển sinh thêm 02 ngành mới đó là Giáo dục mầm non mã ngành [7140201] và Quản lý bệnh viện [mã ngành: 7720802], nâng tổng số chương trình đào tạo của trường lên con số 50 chương trình.

Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH] có thêm 9 ngành mới là Kinh tế Quốc tế, Tài chính Quốc tế, Digital Marketing, Quản trị Sự kiện, Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Chăn nuôi, Nghệ thuật số và Công nghệ Điện ảnh, Truyền hình.

Đại diện nhà trường thông tin, việc đào tạo các ngành mới gắn với xu thế số hóa của nền kinh tế hiện đại. Định hướng đào tạo các ngành này sẽ góp phần giải bài toán nhân lực giỏi chuyên môn - thạo công nghệ hiện nay.

Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh thêm ngành Y học cổ truyền và Sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, Khoa Kinh tế quản trị của trường cũng mở thêm ngành Thương mại điện tử.

Viện Giáo dục và đào tạo giáo viên mở thêm ngành Giáo dục tiểu học. Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM mở thêm hai ngành học là Y học Cổ truyền và Điều dưỡng. Đại học Công nghiệp TP.HCM thêm ngành Dược học.

Đại học Gia Định cho ra mắt chương trình đào tạo tài năng với 5 ngành học là Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin, Marketing và Kinh doanh quốc tế. 

Bên cạnh đó, trường cũng mở thêm 5 ngành mới là Thương mại điện tử, Quan hệ công chúng, Bất động sản, Quản trị nhà hàng và ăn uống, Quản trị du lịch và lữ hành.

Hội đồng tuyển sinh ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM cũng thông báo mở mới 6 ngành học gồm Quản trị Văn phòng, Kinh tế Quốc tế, Công nghệ Tài chính, Kiểm toán, Truyền thông Đa phương tiện, Quản trị Sự kiện. 

Theo nhận định của nhà trường, việc mở các ngành có yếu tố công nghệ, cập nhật xu thế như trên phần nào đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong giai đoạn tới.

Trong năm 2022, 3 ngành mới của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là Luật, An toàn Thông tin, Xe điện - Xe lai. 

Đa dạng phương thức tuyển sinh

Cũng trong năm 2022, việc đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh đang diễn ra ở nhiều trường đại học lớn trên cả nước.

Đại học Thủy lợi cho biết, năm 2022 trường sẽ tuyển sinh dựa theo 4 phương thức là xét tuyển thẳng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, xét kết quả học tập 3 năm THPT và xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Còn theo Đại học Giao thông Vận tải, năm 2022, nhà trường sẽ tuyển sinh theo 5 phương thức. Trong đó, xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức chủ đạo, chiếm từ 40 đến 50% chỉ tiêu tuyển sinh.

Các phương thức còn lại là xét tuyển học bạ, tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm hai môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Đại diện Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, phương thức tuyển sinh của trường là dành khoảng 30% chỉ tiêu cho xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. 70% còn lại là chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải năm 2022 tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu ở 4 phương thức là xét tuyển thẳng và kết hợp; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét kết quả học tập 3 năm THPT và xét kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ bổ sung thêm phương thức tuyển sinh mới là xét kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn.

Các phương thức tuyển sinh được nhà trường tiếp tục sử dụng là tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM; 

Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022; xét chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, xét học lực kết hợp phỏng vấn.

Năm 2022, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng bổ sung thêm phương thức tuyển sinh ưu tiên xét tuyển thí sinh là thành viên thuộc đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; 

Xét tuyển thí sinh đoạt thành tích cao trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao... Bên cạnh đó, nhà trường còn xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Các phương thức tuyển sinh còn lại của trường là ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM; 

Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM; xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài.

Bên cạnh việc đa dạng các phương thức tuyển sinh, nhiều đại học còn tổ chức kỳ thi riêng như kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.

Quy định mức xử phạt khi tuyển sinh sai đối tượng; tăng tự chủ khi biên soạn, thẩm định sách giáo khoa

Cũng về công tác tuyển sinh, Chính phủ vừa ban hành nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nghị định số 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Cụ thể, Nghị định 127 quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75 triệu đồng [thay cho mức 50 triệu đồng quy định tại nghị định 04], đối với tổ chức là 150 triệu đồng [thay cho mức 100 triệu đồng].

Mức xử phạt cao nhất dành cho tổ chức tương ứng hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ đại học sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh. Hành vi này bị phạt tiền 110-150 triệu đồng [thay vì 70-100 triệu đồng như quy định cũ], nếu tuyển sai từ 30 người học trở lên.

Trường hợp tuyển sinh sai từ 10 người trở lên ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, cơ sở đào tạo sẽ bị phạt 110-150 triệu đồng.

Nghị định 127 cũng sửa đổi quy định đối với vi phạm về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Hành vi cấp chứng chỉ khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt 80-110 triệu đồng [thay cho mức 100 triệu đồng].

Đồng thời, nghị định mới bổ sung quy định một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều tổ chức hoặc cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức hoặc cá nhân vi phạm đều bị xử phạt. Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là một năm.

Những vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước thời điểm nghị định 127 có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng quy định của nghị định số 04/2021/NĐ-CP để xử lý, trừ trường hợp nghị định 127 không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày nghị định 127 có hiệu lực thì áp dụng quy định tại nghị định 127.

Những quyết định xử phạt đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm nghị định 127 có hiệu lực thi hành, nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt có khiếu nại thì áp dụng quy định của luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, nghị định số 04/2021/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan để giải quyết.

Trong việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học năm học 2022 theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022 cũng có nhiều điểm mới.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học có thể thực hiện việc biên soạn giáo trình theo phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu đối với đơn vị, cá nhân ở trong và ngoài cơ sở đào tạo, đảm bảo theo quy định của cơ sở đào tạo và các quy định hiện hành của pháp luật.

Mặt khác, cơ sở giáo dục đại học được ban hành quy định áp dụng trong nội bộ cơ sở đào tạo, đồng thời phổ biến, hướng dẫn cho giảng viên, người học và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về các quy định của cơ sở đào tạo trong việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đối với các trình độ giáo dục đại học; 

Phổ biến hướng dẫn đối với người học về quyền và trách nhiệm được tiếp cận và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo ngay từ đầu khóa học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong mỗi học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bảo đảm chất lượng đào tạo.

Nội dung giáo trình phải phù hợp mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần.

Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, bảo đảm cân đối giữa lý thuyết và thực hành; phù hợp thực tiễn và cập nhật những tri thức mới của khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội đã được kiểm chứng và công nhận.

Đối với đào tạo trình độ đại học, cơ sở đào tạo phải bảo đảm mỗi học phần có ít nhất một giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu học phần, trong đó nội dung của giáo trình phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.

Video liên quan

Chủ Đề