Điểm trung bình đại học tỉnh nào cao nhất 2017 năm 2022

Điểm thi vào lớp 10 năm 2022, Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Với hơn 8 năm cung cấp dịch vụ tra cứu điểm thi: Diemthi.TuyenSinh247.com tự hào là trang web cập nhật  nhanh và chính xác kết quả thi và những thông tin hữu ích mùa thi tới hàng triệu thí sinh trên cả nước.

Tuy nhiên, cần có sự đối sánh giai đoạn 5 năm [2017 - 2021] để biết được quá trình tiến triển chất lượng giáo dục của từng địa phương, qua đó phân nhóm giúp biết được vị trí của mình để không ngừng cải tiến chất lượng giáo dục.

Dựa vào kết quả xếp hạng hằng năm theo tiêu chí: điểm trung bình tốt nghiệp của các địa phương xếp từ cao đến thấp trong giai đoạn 2017 - 2021, chúng tôi thực hiện tính trung bình thứ hạng cho từng địa phương và sắp xếp từ nhỏ đến lớn.

Từ kết quả này có thể phân chia các tỉnh, TP thành 3 nhóm: nhóm 20 địa phương đầu có chất lượng tốt và ổn định; nhóm 23 địa phương có chất lượng thấp hơn, thứ hạng trồi sụt; nhóm 20 địa phương cuối, chất lượng giáo dục đại trà còn thấp.

20 tỉnh, TP có chất lượng giáo dục phổ thông tốt

Nhóm đầu tiên gồm 20 tỉnh, TP có chất lượng giáo dục phổ thông tốt, ổn định. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng có 7 địa phương: Nam Định [xếp hạng 1], Ninh Bình [2], Hà Nam [3], Vĩnh Phúc [6], Hải Phòng [9], Thái Bình [14], Hải Dương [16]; vùng ĐBSCL có 7 địa phương: An Giang [5], Bạc Liêu [8], Vĩnh Long [12], Cần Thơ [13], Tiền Giang [17], Bến Tre [18], Đồng Tháp [19]; vùng Đông Nam bộ 3 địa phương: Bình Dương [4], TP.HCM [7], Bà Rịa-Vũng Tàu [20]; Tây nguyên có Lâm Đồng [10]; miền núi phía bắc có Phú Thọ [11]; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có Bình Thuận [15].

Trong nhóm này, các địa phương luôn giữ vững thứ hạng cao như Nam Định có 3 năm xếp hạng 1, hai năm hạng 2. Bình Dương có sự tiến bộ vượt bậc khi năm 2017 xếp hạng 8, năm 2021 hạng 1. Vĩnh Long từ hạng 12 năm 2017 nâng lên hạng 8 năm 2021. Tuy nhiên, cũng có tỉnh tụt hạng như Bình Thuận năm 2017 xếp hạng 11, năm 2021 hạng 20.

TP.HCM đứng thứ 7 về chất lượng giáo dục trong 5 năm qua

Độc Lập

23 địa phương có chất lượng trồi sụt

Nhóm thứ hai gồm 23 tỉnh, TP có chất lượng tốt nghiệp THPT thấp hơn. Trong đó, vùng miền núi phía bắc có 3 địa phương: Bắc Giang [21], Lào Cai [24], Tuyên Quang [39]; đồng bằng sông Hồng có 3 địa phương: Bắc Ninh [22], Hà Nội [23], Hưng Yên [33]; vùng ĐBSCL có 6 địa phương: Long An [25], Cà Mau [32], Sóc Trăng [36], Trà Vinh [40], Kiên Giang [42], Hậu Giang [43]; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 7 địa phương: Nghệ An [37], Hà Tĩnh [28], Thừa Thiên-Huế [29], Bình Định [34], Khánh Hòa [35], Đà Nẵng [38], Quảng Trị [41]; Đông Nam bộ có 3 địa phương: Tây Ninh [26], Bình Phước [27], Đồng Nai [30]. Tây nguyên có 1 địa phương: Kon Tum [31].

Ở nhóm này năm 2021 có một số địa phương tăng hạng vượt bậc so với 2018, như Bình Định từ hạng 45 lên 30, Hà Tĩnh từ 25 lên 17, Thừa Thiên-Huế từ 33 lên 18 và Nghệ An từ 42 lên 36.

Bên cạnh đó, cũng có địa phương tụt hạng khá mạnh so với năm 2018 như: Trà Vinh từ hạng 34 tụt xuống hạng 53, Quảng Trị từ 38 xuống 56, Kon Tum từ 23 xuống 40.

Đáng chú ý, Hà Nội và Đà Nẵng là 2 TP trực thuộc T.Ư nhưng chất lượng giáo dục đại trà chưa cao, Hà Nội có xếp hạng hằng năm từ 23 - 26 [năm 2021 xếp hạng 25, tụt 2 bậc so với 2020], còn Đà Nẵng dao động từ 33 - 43.

\n

5 năm qua, tỷ lệ thí sinh lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội ngày càng tăng, năm 2017 là 43%, năm 2018 là 48%, 2019 là 53%, 2020 là 55,38% và 2021 là 53,38%. Trong khi đó, thí sinh chọn tổ hợp khoa học tự nhiên ngày càng giảm, từ 38,01% năm 2017 giảm còn 32,9% năm 2020 và 2021 là 33,85%.

Nhóm thứ ba gồm 20 tỉnh có chất lượng giáo dục còn nhiều khó khăn, nhiều tỉnh luôn xếp top cuối. Trong đó, vùng núi phía bắc có 11 địa phương: Bắc Kạn [45], Quảng Ninh [47], Điện Biên [48], Yên Bái [49], Thái Nguyên [50], Lạng Sơn [51], Lai Châu [53], Cao Bằng [60], Hòa Bình [61], Sơn La [62] và Hà Giang [63]. Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 5 địa phương: Thanh Hóa [46], Quảng Bình [52], Quảng Ngãi [54], Quảng Nam [57], Phú Yên [58]; Tây nguyên có 3 địa phương: Gia Lai [44], Đắk Nông [56], Đắk Lắk [59]. Nhóm thứ ba chủ yếu là các tỉnh ở vùng núi phía bắc, Tây nguyên và miền Trung nhưng có huyện miền núi, nhiều học sinh là dân tộc ít người. Một số tỉnh thuộc nhóm này luôn nằm trong top 10 tỉnh cuối như: Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Đắk Nông, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.

Giáo dục ĐBSCL tiến bộ vượt bậc

Trong 5 năm qua, chất lượng giáo dục đại trà các địa phương vùng ĐBSCL có nhiều tiến bộ vượt bậc, khi có tới 7 địa phương thuộc nhóm một, 6 địa phương thuộc nhóm hai, không có địa phương thuộc nhóm ba. Trong đó An Giang và Bạc Liêu luôn có thứ hạng nằm trong top 10; còn Vĩnh Long, Cần Thơ có năm lọt vào top này.

Một số tỉnh, TP vừa có thứ hạng cao, vừa có chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi thấp như: Nam Định, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Bình, An Giang, TP.HCM. Đặc biệt là Bình Dương có điểm chênh lệch thấp nhất cả nước, có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nên đã tăng từ hạng 8 năm 2017 lên hạng 1 năm 2021. Đây là xu hướng tích cực để tiến tới “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Cần hỗ trợ giáo dục miền núi hiệu quả hơn. Nhà nước, các địa phương cần có nhiều chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhất là về công nghệ thông tin cho các địa phương miền núi để giảm khoảng cách so với TP, đồng bằng; tiếp tục ưu đãi đặc biệt với giáo viên giảng dạy ở miền núi...

Điều này cho thấy có sự nỗ lực rất lớn của giáo dục các tỉnh ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên theo kết quả điều tra dân số năm 2019, tỷ lệ tốt nghiệp THPT người dân từ 15 tuổi trở lên của ĐBSCL thấp nhất cả nước. Vì vậy, các địa phương ĐBSCL cần nâng cao tỷ lệ huy động học sinh đi học THCS, THPT đúng độ tuổi.

Trong 5 năm qua, chất lượng giáo dục đại trà các địa phương vùng ĐBSCL có nhiều tiến bộ vượt bậc

Xuân Phúc

Vùng đồng bằng sông Hồng có chất lượng giáo dục tốt nhất, khi có 5 địa phương luôn nằm trong top 10 là Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Hải Phòng. Tuy nhiên, Hà Nội là TP lớn, là địa phương dẫn đầu cả nước về thành tích học sinh giỏi và số điểm 10 thi THPT nhưng thứ hạng hằng năm ở mức 23 - 26. Điều này cho thấy giáo dục Hà Nội có sự phân hóa mạnh; một số địa phương miền núi như Lương Sơn [Hòa Bình cũ], hay một số địa phương thuộc Hà Tây trước đây chất lượng giáo dục chưa cao. Hà Nội cần hướng tới nằm trong top 10 của cả nước.

Còn giáo dục Đông Nam bộ luôn giữ vững thành tích của mình, trong đó Bình Dương và TP.HCM luôn ở trong top 10. TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu luôn có điểm ngoại ngữ cao nhất nước. Tuy nhiên, giáo dục các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, giáo dục đại trà ở các huyện miền núi còn nhiều khó khăn.

Giai đoạn 2017 - 2021, thi tốt nghiệp THPT đã có sự ổn định và từng bước cải tiến. Năm 2017 là năm đầu tiên ngoài 3 môn thi bắt buộc là toán, văn và ngoại ngữ, thí sinh lựa chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên [lý - hóa - sinh] hay tổ hợp khoa học xã hội.

Bên cạnh đó, kỳ thi cũng có những thay đổi đáng kể: từ năm 2020, kỳ thi này được gọi là thi tốt nghiệp THPT, không còn là kỳ thi THPT quốc gia; việc coi, chấm thi hoàn toàn giao cho các địa phương; trường ĐH, CĐ tham gia thanh tra thi. Phương thức tính điểm tốt nghiệp cũng thay đổi, trung bình điểm thi tham gia 70%, còn trung bình học bạ là 30%, thay cho tỷ lệ 50 - 50 như trước.

Với sự thay đổi này, yêu cầu độ khó của đề thi thay đổi, do đó trung bình điểm thi tốt nghiệp các năm trên phạm vi toàn quốc có sự thay đổi lên xuống: Năm 2017 [trung bình điểm tốt nghiệp là 5,19], năm 2018 [4,85], 2019 [5,97], 2020 [6,27] và năm 2021 [6,47].

Tin liên quan

Năm ngoái, thí sinh Nam Định cũng có điểm trung bình cao nhất với mức điểm là 5,32, cao hơn khá nhiều so với mức trung bình chung 4,71 của cả nước.

Các vị trí tiếp theo có sự thay đổi khá lớn so với năm 2016.

Năm nay, An Giang là thành phố có mức điểm cao thứ 2 cả nước là 5.80, chỉ kém Nam Định 0,06.

Năm ngoái, điểm trung bình của An Giang không thuộc tốp 15 tỉnh thành phố hàng đầu.


15 tỉnh thành phố có mức điểm trung bình cao nhất cả nước. Đồ họa: Lê Văn. [BẤM VÀO HÌNH ĐỂ XEM KÍCH THƯỚC LỚN HƠN]

Xếp ở các vị trí tiếp theo là Ninh Bình, Hà Nam với mức điểm lần lượt là 5,76 và 5,75.

TP.HCM năm nay xếp thứ 5 với mức điểm là 5.73. Xếp ngay sau là Vĩnh Phúc với mức điểm 5.72.

Hà Nội xếp ở vị trí thứ 14 trong khi Nghệ An và Thanh Hóa tụt xuống những vị trí khá "sâu" so với năm ngoái.

Đứng cuối bảng về mức điểm trung bình năm nay là tỉnh Hà Giang với mức điểm 4.53.

Nếu tính theo vùng miền thì hầu hết các tỉnh có mức điểm trung bình cao tập trung ở khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ [khoảng 7 tỉnh]. 

8 tỉnh còn lại tập trung ở khu vực phía Nam.

Hà Nội dẫn đầu số lượng bài thi có điểm từ 9 đến 10

Về số lượng bài thi đạt điểm 10 và điểm trong khoảng từ 9 đến 10, Hà Nội là đơn vị dẫn đầu với 621 điểm 10. TP.HCM xếp thứ 2 với 453 điểm 10.

Các tỉnh xếp tiếp theo là Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hưng Yên. 

Các tỉnh nói trên đều có trên 100 bài thi đạt điểm 10.

Tất cả 63 tỉnh thành đều có thí sinh đạt điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

Lai Châu là tỉnh duy nhất có 1 điểm 10 với môn GDCD. Các tỉnh khác đều có từ 5 bài thi điểm 10 trở lên.

Các tỉnh thành phố có nhiều bài thi đạt điểm trong khoảng 9-10 nhất kỳ thi THPT quốc gia 2017. Đồ họa: Lê Văn.

Về số điểm từ 9 đến 10, Hà Nội là tỉnh có nhiều nhất với tổng cộng 16.771 bài thi. TP.HCM xếp thứ 2 13.711 bài thi.

Điều này hoàn toàn có thể lý giải được vì Hà Nội và TP.HCM là 2 đơn vị có đông thí sinh tham gia nhất kỳ thi năm nay.

Thanh Hóa, Nghệ An đều có trên 5.500 bài thi đạt mức điểm từ 9 trở lên.

Tỉnh có ít bài thi đạt điểm 9-10 nhất là Lai Châu, chỉ với 248 bài.

Với môn Toán, Nam Định tiếp tục là tỉnh có điểm trung bình môn Toán cao nhất cả nước trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 với mức điểm 6,14. Năm ngoái, tỉnh này cũng đứng đầu cả nước với mức điểm 5,82.

Các tỉnh xếp tiếp theo là TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Tiền Giang, Thái Bình, Hà Nam... Tuy nhiên, mức điểm trung bình của các tỉnh này đều dưới 6.

Tỉnh có mức điểm trung bình thấp nhất là Sơn La với mức điểm 3,31.

Trong khi đó, mức điểm trung bình chung của cả nước với môn Toán trong kỳ thi năm nay là 5,19.

Với môn Tiếng Anh, năm nay đón nhận sự trở lại của TP.HCM với mức điểm là 5,92, cao hơn khá nhiều so với mức điểm trung bình chung của cả nước [4,6].

Các tỉnh xếp ở vị trí tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội với mức điểm lần lượt là 5,13, 5,11, 4,99.

Các tỉnh năm ngoái có mức điểm trung bình cao như Lào Cai, Cao Bằng, Đăk Nông, Lai Châu năm nay đều không còn xuất hiện trong tốp 10.

Chẳng hạn Lào Cai năm ngoái có mức điểm trung bình môn Tiếng Anh cao nhất cả nước thì năm nay xếp ở vị trí thứ 50 với mức điểm 4,42, thấp hơn mức trung bình chung.

Đối với môn Ngữ văn, Lạng Sơn là tỉnh có điểm trung bình cao nhất cả nước với mức điểm 6.67, cao hơn 1 điểm so với mức trung bình chung là 5,51.

Tỉnh xếp thứ 2 là An Giang với mức điểm 6.32. Năm ngoái, An Giang xếp đầu cả nước về điểm trung bình môn Ngữ văn. 

Các tỉnh xếp ở vị trí tiếp theo là Bắc Kạn, Ninh Bình, Điện Biên.

Hà Nội xếp ở vị trí thứ 6 và TP.HCM xếp ở vị trí thứ 13.

Về số lượng thí sinh, năm nay, Hà Nội và TP. HCM là 2 thành phố có số lượng thí sinh đông nhất lần lượt là 72.939 và  71.469. Tiếp đến là các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa với số lượng thí sinh lần lượt là 33.522 và 30.966.

Ba tỉnh có số lượng thí sinh trên 20.000 bao gồm Đồng Nai, Đăk Lăk, Thái Bình. Trong đó Đồng Nai có 26.200 thí sinh dự thi.

Tỉnh có số lượng thí sinh dự thi ít nhất là Bắc Kạn với 2.862 thí sinh dự thi.

Các tỉnh Lai Châu, Kon Tum, Cao Bằng, Bạc Liêu đều có số lượng thí sinh tham dự kỳ thi dưới 5.000 thí sinh, thuộc top các tỉnh có ít thí sinh nhất năm nay.

Lê Văn

Thống kê cho thấy, mức điểm phổ biến nhất tính theo các tổ hợp xét tuyển đại học mà thí sinh đạt được trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 là 15-16 điểm.


Từ hiện tượng nhiều điểm 10 trong kỳ thi

Khi Bộ GD-ĐT vừa mới công bố kết quả điểm thi, nhiều tờ báo, mạng xã hội tập trung bình luận về “mưa điểm 10”. Điều này thể hiện sự quan tâm của xã hội về một số mặt bề nổi của thi cử khi phương thức thi thay đổi và số lượng điểm 10 quá nhiều so với các năm trước.

Có một số điều cũng nên ngẫm xem.

1. Ở ta, đạt được điểm 10 là nhất, là tuyệt vời. Những em đạt 9,5 hoặc 9,75 không nhận được nhiều sự quan tâm, ưu ái của thầy cô, của xã hội. Điều này nói lên rằng, kết quả học tập của học sinh được xem là thành tích thi đua, thi thố giống như ở các đấu trường thể thao, các kỳ thi giành các giải vô địch. Anh dù giỏi kiểu gì đi nữa mà chỉ đạt huy chương bạc thì vinh quang chắc chắn ở dưới người đạt huy chương vàng .

2. Ở Mỹ [và châu Âu], khi yêu cầu viết thư giới thiệu [letter of recommendation] về năng lực một học sinh, sinh viên [có tên là A chẳng hạn], người ta không hỏi số điểm A đạt được mà chỉ hỏi bạn A thuộc top 5 hoặc top 10 trong lớp theo từng năng lực. Do vậy, những học sinh đạt 9, 9,5 hoặc 10 điểm thì có thể xếp chung một mức về việc đánh giá. Dùng tThang điểm 5 hoặc điểm chữ A, B, C, D, F khi đánh giá bài thi, bài kiểm tra cũng có ý nghĩa tương tự.

3. Ở các nước tiên tiến, áp dụng thi trắc nghiệm họ không công bố kết quả thi dưới dạng thô [raw scores]. “Kết quả thô” này được xử lý theo những phần mềm thông kê và lượng giá, từ đó mới đưa ra kết quả chính thức [converted scores].

4. Có lẽ vì thế ở nước mình, thái độ, tâm lý của học sinh là bằng mọi cách để đạt được điểm cao, cho dù kiến thức nhận được chưa chắc tỉ lệ thuận với điểm số. Người ra đề, đánh giá cũng tìm cách ra những câu “hóc búa” để ngăn chặn điểm 10.

5. Năm nay, điểm 10 nhiều có lẽ do mấy nguyên nhân sau:

* Học sinh [số chịu khó học tập] càng ngày càng tăng. Nhất là trước một kỳ thi thay đổi nhiều về hình thức nên các em chuẩn bị nhiều hơn.

* Thi trắc nghiệm mang tính chất khách quan lớn. Câu đúng, câu sai phân biệt rạch ròi. Chấm bằng máy nên không có chỗ cho cảm tính xen vào.

* Kỳ thi này là thi tốt nghiệp THPT, người ra đề phần nào “nới tay”; các năm trước kết hợp 2 trong 1 nên đề khó hơn!

Mong đọc được những bình luận, đánh giá trên báo chí, trên mạng xã hội những nhận định sâu sắc hơn không chỉ dựa vào kết quả đã có mà cần lắm những phân tích, nhận định, góp ý để định hướng cho người học, người dạy, người ra đề trong những năm đến. Từ đó sẽ có tác động đến tư duy, chiến lược, triết lý giáo dục cho những người làm công tác giáo dục và toàn xã hội.

Nguyễn Hoàng [ĐH Huế]

Video liên quan

Chủ Đề