Diện chẩn có tốt không

Ngày nay, khi y học phát triển, có nhiều phương pháp tích cực để điều trị tiểu đêm. Tuy nhiên, phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại dùng để chữa tiểu đêm bằng diện chẩn vẫn được nhiều người lựa chọn. Cách chữa bệnh này có đem lại hiệu quả không? Cách thực hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

1. Nguồn gốc của phương pháp Diện chẩn

Diện chẩn [tên tiếng Anh là Face diagnosis – Cybernetic Therapy] là phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tật được nghiên cứu và sáng tạo bởi Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà nghiên cứu Y học dân tộc Bùi Quốc Châu. Phương pháp này được công bố năm 1980.

Theo quan điểm của người sáng lập, khuôn mặt chính là đồ hình, phản chiếu tình trạng sức khỏe và có mối liên hệ mật thiết với mọi cơ quan trong cơ thể. Cụ thể, mỗi điểm trên khuôn mặt tương ứng với một hoặc một số cơ quan. Chuyên gia Đông y sẽ căn cứ vào những biểu lộ trên gương mặt mà chẩn đoán những vấn đề mà cơ thể đang gặp phải.

Ngày nay, phương pháp chữa bệnh nói chung và chữa tiểu đêm nói riêng bằng diện chẩn không chỉ dừng lại ở việc tác động vào các điểm huyệt trên khuôn mặt mà còn mở rộng ra toàn thân, đặc biệt là ở các vùng như tay, chân, bàn chân…

2. Chữa tiểu đêm bằng diện chẩn căn cứ vào cơ sở nào?

Huyệt sinh và đồ hình trong phương pháp diện chẩn không theo hệ thống kinh lạc của Đông y; cũng không theo nguyên lý phản xạ của Tây y.  Cơ sở lý thuyết của diện chẩn dựa vào 2 thuyết là thuyết phản chiếu [phản ánh] và thuyết đồng ứng.

2.1 Thuyết phản ánh

Theo diện chẩn, gương mặt là “tấm gương” phản ánh toàn bộ khí sắc, trạng thái sinh lý, tâm lý… của mỗi người. Vì thế, kể cả bạn vui hay buồn, ốm hay khỏe, có bệnh hay không có bệnh… thì nhìn gương mặt cũng có thể đoán định được.

Mỗi huyệt vị trên khuôn mặt sẽ phản ánh tình trạng của một hoặc một vài cơ quan trong cơ thể. Sự phản chiếu này là có chọn lọc và tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch, độ chính xác gần như tuyệt đối ở mỗi cá thể.

2.2 Thuyết đồng ứng

Trên cơ thể người, nhiều bộ phận có chức năng, hình dáng, thậm chí tên gọi tương tự nhau. Ví dụ như: cổ tay, cổ chân, bàn tay – bàn chân, sống lưng – sống mũi… Trong quá trình nghiên cứu, Giáo sư Bùi Quốc Châu đã khám phá ra mối liên hệ giữa những bộ phận này. Tính chất liên đới của chúng đã giúp ông xây dựng nên nguyên lý đồng ứng – cơ sở lý thuyết của phương pháp chữa tiểu đêm nói riêng và chữa bệnh nói chung bằng diện chẩn.

Theo thuyết đồng ứng, các bộ phận dưới đây có tính chất liên đới với nhau:

  • Các đầu ngón tay tương ứng với đầu
  • Các khớp ngón tay tương ứng với khớp vai, khớp đầu gối
  • Bàn tay úp tương ứng với não bộ
  • Bàn tay nắm và giơ ngón cái lên tương ứng với tim…

Vì thế, khi các bộ phận trên cơ thể gặp vấn đề, ngoài việc tác động trực tiếp đến vùng bị bệnh thì việc tác động đến các vùng liên đới cũng có thể đem lại hiệu quả chữa trị tốt.

Hỗ trợ giảm tiểu đêm với Viganam Tâm Bình

3. Hướng dẫn thực hiện diện chẩn chữa tiểu đêm

Chữa tiểu đêm bằng diện chẩn, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà hoặc nhờ sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên. Cách làm cũng khá đơn giản với các bước lần lượt như sau:

  • Bước 1: Dùng tay ấn và day vào huyệt 19 trên mặt liên tiếp 9 lần; sử dụng lực vừa phải. Huyệt 19 là điểm cao nhất của nhân trung, giáp với mũi.
  • Bước 2: Di chuyển tới huyệt 37 – huyệt vị giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, dạ dày và bài tiết. Vị trí huyệt đạo này nằm ở nằm trên đường dọc qua con ngươi, ngang phía bên phải cánh mũi. Ấn và day liên tục 9 lần, không dùng lực quá mạnh.

Mỗi lần thực hiện 3 hiệp. Sau mỗi hiệp, nghỉ khoảng 1 phút để cơ thể được thư giãn, khí huyết lưu thông. Kết thúc, bạn sử dụng một miếng cao dán, dán vào vị trí vừa diện chẩn để giảm đau nhức. Theo khuyến cáo, nên thực hiện liên tiếp trong 3 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4. Chữa tiểu đêm bàng diện chẩn có hiệu quả không?

Diện chẩn chữa tiểu đêm có hiệu quả không? Thực tế, hiện nay, đây vẫn là một câu hỏi lớn, chưa có lời giải cụ thể. Mặc dù đã được Bộ Y tế và các cơ quan chức năng tạo điều kiện, tuy nhiên GS Châu vẫn chưa đưa ra được cơ sở lý luận chính thống và đủ sức thuyết phục. Cùng với đó, cũng chưa có các đánh giá mang tính khách quan về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp này.

Vì thế, đến thời điểm hiện tại, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa cấp phép để hành nghề chữa bệnh bằng phương pháp này. Theo lý giải của GS Châu: liệu pháp của ông chỉ điều trị chức năng, triệu chứng nên có nhiều cái không chứng minh cụ thể như Tây y được.

Ngoài ra, liệu pháp này cũng như nhiều phương pháp điều trị khác, có thể hiệu quả với người này nhưng chưa chắc có hiệu quả với người khác vì mỗi người có một cơ địa khác nhau…

5. Lưu ý khi thực hiện chữa tiểu đêm bằng diện chẩn

Để tăng hiệu quả chữa bệnh, đồng thời đảm bảo an toàn, khi thực hiện diện chẩn chữa tiểu đêm, cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Kiên trì thực hiện đúng, đủ thời gian theo hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
  • Nếu mới làm quen với phương pháp này, bạn cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên viên. Không tự ý bấm huyệt vì có thể không đúng huyệt vị, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Day ấn với lực vừa phải, không làm quá mạnh tay.
  • Hiệu quả của phương pháp chữa bệnh này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Như vậy, chữa tiểu đêm bằng diện chẩn chỉ nên được xem như một phương pháp hỗ trợ. Khi có bất thường về tiểu tiện, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Có thể tham khảo và sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng hỗ trợ giảm tiểu đêm, tăng cường chức năng thận để cải thiện tình trạng từ gốc.

Diện Chẩn có tác dụng gì?

Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm [gọi là Sinh huyệt] và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu.

Diện Chẩn như thế nào?

Diện chẩn hay còn gọi phương pháp phản xạ vùng mặt hoặc phản xạ học. Đây phương pháp điều trị Đông y, được nghiên cứu bởi Giáo sư Bùi Quốc Châu. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng tay ấn, xoa vào vị trí những huyệt đạo trên khuôn mặt.

Diện Chẩn tiếng Anh là gì?

Diện chẩn [tên tiếng Anh là Face diagnosis – Cybernetic Therapy] phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tật được nghiên cứu và sáng tạo bởi Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà nghiên cứu Y học dân tộc Bùi Quốc Châu. Phương pháp này được công bố năm 1980.

Sinh huyệt là gì?

Sinh huyệt là những điểm nhạy cảm được tìm thấy nhờ cây dò huyệt, hoặc các dụng cụ khác, có thể một cây búa nhỏ, một điếu ngải cứu BQC hoặc thậm chí những viên đá lạnh. Sinh huyệt có thể được tìm thấy trên gương mặt, hoặc trên cơ thể, đôi khi những sinh huyệt này có thể trung với huyệt BQC.

Chủ Đề