Diện tích và giá trị sản xuất cây lương thực của việt nam

Hướng dẫn: Qua biểu đồ, ta thấy:

- Giá trị sản xuất cây lương thực ở nước ta giai đoạn 1990-2014 tăng hơn 2,4 lần => A sai.

- Năm 1990, cây lúa có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích cây lương thực nước ta [93,3%] => B đúng.

- Giai đoạn 1990-2014 diện tích lúa có tốc độ tăng chậm hơn diện tích các cây lương thực khác [129,3% so với 271,4%] => C sai.

- Năm 2014, giá trị sản xuất cây lương thực ở nước ta đạt cao nhất => D sai.

Chọn: B.

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ

Cách giải:

- Loại B: biểu đồ đường [đơn vị %] => thể hiện tốc độ tăng trưởng

- Loại C: biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu

- Loại D: chú giải cho thấy biểu đồ trên thể hiện diện tích trồng lúa và diện tích các cây lương thực khác 

=>  không phải diện tích trồng lúa và diện tích cây lương thực

- A đúng: Biểu đồ cột chồng kết hợp đường => biểu đồ trên thể hiện: Diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất của cây lương thực ở nước ta giai đoạn 1990 - 2014 

Chọn A..

Việc bố trí đúng đắn sản xuất lương thực theo các vùng trong cả nước và việc biến đối cơ cấu sản xuất lương thực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng từng địa phương là điều kiện quan trọng để tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất lương thực.

Sản xuất lương thực ở nước ta được bố trí rộng khắp ở các vùng trong nước. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, kinh tế và quá trình lịch sử đã hình thành những vùng sản xuất lương thực lớn như đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Tổng diện tích của hai vùng châu thổ lớn nhất cả nước chiếm tới 58% diện tích cây lương thực cả nước năm 1998. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 13,7%; vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 44,4%. Đây là hai vùng lương thực cung cấp nhiều lương thực hàng hoá cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra các vùng khác có diện tích lương thực không lớ so với hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nhưng cũng là nơi sản xuất và đóng góp phần lương thực quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.

a-  Bố trí sản xuất lúa.

Lúa là cây lương thực chủ yếu của nước ta, hàng năm từ 1990 đến 1998 chiếm tới trên 85% tổng diện tích cây lương thực và trên dưới 90% giá trị sản lượng lương thực và lúa được bố trí tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Với tổng diện tích lúa của hai vùng này bình quân mỗi năm từ 1995 đến 1998 chiếm 63,33% tổng diện tích lúa cả nước; trong đó đồng bằng sông Hồng bình quân chiếm 14,72%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 49,1%. Đó là hai vùng lúa lớn nhất và có nhiều sản phẩm hàng hoá nhất của cả nước. Ngoài ra lúa còn được bố trí rộng rãi trên khắp các vùng, các địa phương trong cả nước phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện tưới nước, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo hàng ngày của nhân dân.

b-  Bố trí sản xuất ngô.

Ngô là loại cây lương thực thứ hai sau cây lúa năm 1988 diện tích ngô chiếm 41,1% diện tích màu và 31,5% sản lượng màu qui thóc. Từ năm 1994 đến năm 1998 sản xuất ngô phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng.

Diện tích ngô năm 1985 cả nước có 397,3 ngàn ha tăng lên 556,8 ngàn ha năm 1995 và 714,0 ngàn ha năm 2000. Sản lượng ngô cả nước năm 1985 đạt 587,6 ngàn tấn, lên 1,2 triệu tấn năm 1995 và lên 1,9 triệu tấn năm 2000. Sản xuất ngô được bố trí rộng khắp trên tất cả các vùng và các địa phương trong cả nước. Song diện tích được bố trí tập trung nhiều ở hai vùng Đông Bắc và Đông Nam Bộ. Bình quân diện tích hàng năm thời kỳ 1995-1998, vùng Đông Bắc đạt 183,9 ngàn ha chiếm 29,6% diện tích cả nước vùng Đông Nam Bộ đạt 120 ngàn ha chiếm 19,3% diện tích cả nước. Các địa phương có diện tích ngô nhiều nhất từ 30 ngàn ha trở lên là: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Đaklak và Đồng Nai.

c-   Bố trí sản xuất đậu đỗ các loại [không kể đậu tương].

Đậu đỗ là cây lương thực có hạt và có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao. Đều là cây ngắn ngày có thể bố trí trồng chính hay trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác, gần đây hàng năm diện tích đậu đỗ ở nước ta khoảng 20 vạn ha với sản lượng khoảng trên 10 vạn tấn. Đậu đỗ được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, song trồng tập trung nhiều vẫn là các tỉnh: Đồng Nai, An Giang, Đaklak, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh…

Việc bố trí hợp lý những cây lương thực quí có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế ở từng vùng cho phép cải thiện cơ cấu cây lương thực và tăng nhanh sản lượng lương thực.

Tập đoàn cây lương thực có hạt ở nước ta có các cây chính: lúa, ngô, đậu các loại, trong đó lúa là chủ yếu. Ngô là cây lương thực đứng thứ 2 sau lúa là nguồn thức ăn chủ yếu và giàu chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Đậu đỗ là cây lương thực giàu chất đạm là thức ăn quí cho con người và là nguyên liệu để chế biến ra các loại thực phẩm khác có giá trị. Ngoài các cây lương thực chính trên những năm gần đây cơ cấu cây lương thực của nước ta còn bao gồm một số cây lương thực khác như: lúa mì, mạch, cao lương…

Việc xác định cơ cấu sản xuất cây lương thực hợp lý, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, kinh tế của đất nước. Cơ cấu sản xuất lương thực ở nước ta những năm gần đây còn bất hợp lý và sự chuyển biến tiến bộ còn chậm. Lúa còn chiếm tỷ trọng quá lớn cả về diện tích và sản lượng, màu còn chiếm tỷ trọng ít và có xu hướng giảm trong vài năm gần đây [xem biểu cơ cấu diện tích sản lượng]. Điều đó đặc ra sự cần thiết và nhanh chóng biến đổi cơ cấu sản xuất lương thực hợp lý để tạo điều kiện thúc đẩy việc phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện có nhiều sản phẩm hàng hoá.

1. Ngành trồng trọt

Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp

a] Sản xuất lương thực

- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.

+ Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

- Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lương thực:

+ Đất trồng: diện tích trồng cây lương thực năm 2005 là 7,3 triệu ha, phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung; khả năng mở rộng diện tích còn nhiều đối với sản xuất nông nghiệp.

+ Khí hậu: đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, phân hóa đa dạng tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi tăng trưởng và phát triển quanh năm, năng suất cao.

+ Nguồn nước: dồi dào cả trên mặt và nước ngầm tạo thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.

+ Địa hình: thuận lợi cho phân bố sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh…

- Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực:

+ Diện tích trồng lúa đã tăng mạnh: từ 5,6 triệu ha [1980], 6,04 triệu ha [1990], 7,5 triệu ha [2002], tăng lên 7,3 triệu ha [2005].

+ Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với từng địa phương, vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ mùa.

+ Do áp dụng thâm canh, sử dụng giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ Đông Xuân.

+ Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn [1980] lên 19,2 triệu tấn [1990] và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.

+ Năng suất lúa đạt 49 tạ/ha/năm [năm 1980 - 49 tạ/ha/năm, năm 1990 - 31,8 tạ/ha/năm].

+ Bình quân lương thực có hạt trên đầu người đạt hơn 470 kg/người/năm.

+ Từ chỗ sản xuất lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.

+ Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước [chiếm trên 50% diện tích, trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực đầu người trên 1000 kg/người/năm], vùng lớn thứ 2 là Đồng bằng sông Hồng [là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước].

b] Sản xuất cây thực phẩm

- Các loại rau, đậu được trồng ở khắp các địa phương, trồng tập trung ở vùng ven các thành phố lớn [Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng…].

+ Rau: diện tích trên 500.000 ha, nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đậu: diện tích trên 200.000 ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

c] Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

[*] Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Địa hình: 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên, đồi thấp. Đây là địa hình thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.

+ Đất trồng: phong phú và đa dạng với nhiều loại như feralit, phù sa… thuận lợi phát triển cây công nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao và độ ẩm lớn.

+ Nguồn nước dồi dào.

- Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Dân cư đông là nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm và tiếp thu nhanh với khoa học kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho trồng và chế biến cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.

+ Nhu cầu của thị trường lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng.

+ Sự hoàn thiện của công nghiệp chế biến sau thu hoạch cùng với trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường.

+ Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước.

+ Các thế mạnh khác: việc đảm bảo an toàn lương thực, sự gia nhập của nước ta vào WTO…

[*] Khó khăn:

- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: diễn biến thất thường của khí hậu và những tai biến thiên nhiên…

- Về điều kiện kinh tế - xã hội: cơ sở vật chất, cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ chưa thật ổn định…

[*] Thực trạng phát triển các cây công nghiệp và cây ăn quả:

- Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

- Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm hơn 1,6 triệu ha [chiếm hơn 65%].

- Sự phát triển mạnh sản xuất các cây công nghiệp chủ lực đã đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu cà phê, điều và hồ tiêu.

- Phân bố các cây công nghiệp lâu năm:

+ Cà phê: chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ngoài ra ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.

+ Cao su: chủ yếu trên đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.

+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên [ở tỉnh Lâm Đồng], Bắc Trung Bộ.

+ Hồ tiêu: chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, đảo Phú Quốc.

+ Điều: Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung.

- Phân bố cây công nghiệp hàng năm chiếm 35% diện tích phân bố ở đồng bằng, đất phù sa cổ ở trung du: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.

+ Lạc: đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh, trên vùng đất xám ở Đông Nam Bộ, Đắk Lắk.

+ Đậu tương: Trung du miền núi Bắc Bộ, Đắk Lắk, Đồng Tháp.

+ Đay: Đồng bằng sông Hồng.

+ Cói: ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.

- Phân bố cây ăn quả:

+ Cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây.

+ Các vùng cây ăn quả lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, tỉnh Bắc Giang [Trung du miền núi Bắc Bộ].

+ Những cây ăn quả được trồng tập trung nhất: chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dứa.

2. Ngành chăn nuôi

- Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng khá vững chắc. Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản phẩm không qua giết thịt [trứng, sữa] chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

- Những điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

- Tuy nhiên, giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao [nhất là cho yêu cầu xuất khẩu]. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

a] Chăn nuôi lợn và gia cầm

- Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Đàn lợn hơn 27 triệu con [năm 2005], cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con [năm 2003], nhưng do dịch bệnh nên năm 2005 tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con.

- Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn [Hà Nội, Hồ Chí Minh] và ở các địa phương có cơ sở công nghiệp chế biến thịt. Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

b] Chăn nuôi gia súc ăn cỏ

- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.

- Đàn trâu ổn định ở mức 2,9 triệu con, trong khi đàn bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu [đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX], đến năm 2005 đã là 5,5 triệu con và có xu hướng tăng mạnh. Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ [hơn 1/2 đàn trâu cả nước] và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Chăn nuôi bò sữa phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.

- Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh trong những năm gần đây [540 nghìn con, năm 2000; tăng lên 1314 nghìn con, năm 2005].

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề