Đình lạm là gì

Lạm phát đạt đỉnh 4 thập kỷ

Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] của Mỹ đã tăng 0,5% trong tháng 12/2021 so với tháng liền trước, sau khi tăng 0,8% trong tháng 11. Đà tăng cao và liên tục đã khiến lạm phát tại Mỹ kết thúc năm 2021 ở mức 7% - mức cao chưa từng có kể từ tháng 6/1982. Hiện thị trường tiền tệ đang đặt cược có tới 85% khả năng Fed sẽ có lần tăng lãi suất 0,25% đầu tiên vào tháng 3 tới, với tổng cộng ít nhất 3 lần tăng ở mức đó trong năm nay. Thậm chí một số định chế tài chính lớn như JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Deutsche Bank dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất tới 4 lần trong năm nay để đối phó với áp lực lạm phát hiện đã vượt hơn 3 lần mục tiêu 2% mà Fed đặt ra.

Tình trạng kinh tế đình lạm đã từng xảy ra với kinh tế Mỹ vào những năm 1970

"Fed sẽ buộc phải bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 tới và sẽ phải tăng lãi suất 4 lần trở lên trong năm nay, thậm chí có khả năng tần suất sẽ nhiều hơn thế trong năm tới", Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance nhận định. Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện hôm thứ Ba vừa qua cũng cho biết, Fed đã sẵn sàng có những hành động cần thiết để lạm phát cao không trở thành vấn đề "cố hữu".

Tuy nhiên, không chỉ lạm phát cao là vấn đề mà kinh tế Mỹ đối mặt hiện nay mà tăng trưởng chậm lại cũng đang là rủi ro lớn. Thực tế tăng trưởng đã chậm lại trong quý III/2021 đã phần nào dấy lên một số hồi chuông cảnh báo. Dù thị trường kỳ vọng kinh tế sẽ phục hồi trở lại trong quý IV vừa qua [hiện chưa có số liệu cuối cùng] và xu hướng đó sẽ tiếp tục trong năm 2022 nhưng những lo lắng kéo dài về chuỗi cung ứng và đại dịch Covid-19 phức tạp trở lại vì biến thể Omicron đang đe dọa kỳ vọng này khó trở thành hiện thực. Trong các dự báo cập nhật mới nhất, nhiều tổ chức đều nhìn nhận tác động tiêu cực hơn của các vấn đề nêu trên và bắt đầu điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu nói chung, kinh tế Mỹ nói riêng.

Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại gây ra tình trạng đình lạm, đây sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư, Fed và Chính phủ Mỹ. Đình lạm luôn là một bài toán khó có lời giải hoàn hảo, đặc biệt với các NHTW lớn như Fed. Có rất ít công cụ để cùng lúc chống được cả lạm phát cao và suy giảm kinh tế. Ví dụ, cách khắc phục mạnh nhất cho sự suy giảm kinh tế là nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất nhưng thực tế tại Mỹ, lãi suất đã gần như ở mức 0% trong suốt gần hai năm qua. Tức là dư địa cho nới lỏng hơn nữa gần như không còn.

Trong khi đó, cùng lúc lại xảy ra tình trạng lạm phát tăng vượt rất xa mục tiêu và kéo dài thì nhu cầu tất yếu là cần thắt chặt chính sách, tăng lãi suất để chống lạm phát - như hiện thị trường đang kỳ vọng và Fed trong những tuần gần đây đã phát ra các tín hiệu có thể sớm thực hiện. Tuy nhiên, việc thắt chặt nhiều khả năng có thể làm kinh tế tăng trưởng chậm lại, càng gây áp lực lên khả năng phục hồi vốn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ biến thể Omicron và căng thẳng chuỗi cung ứng chưa được giải quyết.

Xác suất vẫn có, nhưng khó xảy ra

Tuy nhiên các chuyên gia nhìn nhận, tin tốt là nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng ở mức ổn định, người tiêu dùng Mỹ tiếp tục chi tiêu. Và ngay cả khi Fed bắt đầu tăng lãi suất, thì điều đó cũng khó có thể xảy ra với tốc độ hoặc quy mô nhanh đến mức có thể gây thiệt hại quá nhiều cho nền kinh tế trong ngắn hạn. Như theo Jim Reid, Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại Deutsche Bank, hệ thống vẫn có đủ kích thích để không phải lo lắng về rủi ro đình trệ trong nhiều quý tới.

Nhưng điều khiến thị trường lo ngại hiện nay là với việc cùng lúc có quá nhiều biến số lớn phải đối phó đang làm tăng khả năng Fed có thể đánh giá sai thời điểm và thắt chặt chính sách quá mạnh. "Luôn có nguy cơ xảy ra sai sót trong đưa ra quyết định chính sách. Fed đang mang trong mình quả bóng hạt nhân về chính sách tiền tệ, vì vậy có khả năng xảy ra sai lầm", Kristina Hooper, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của Invesco nhận định. Tuy nhiên chuyên gia này cũng không quá lo lắng Fed sẽ hành động quá mức.

"Chúng ta luôn muốn cảnh giác về mọi thứ, trong đó có nguy cơ đình lạm, nhưng hiện tỷ lệ thất nghiệp không cao và tăng trưởng kinh tế vẫn đang ở trên xu hướng trước đại dịch. Liệu chúng ta có gặp phải rủi ro đình lạm trong một môi trường lãi suất tăng không? Xác suất vẫn có, nhưng rất khó có thể xảy ra", chuyên gia này nêu quan điểm.

Một lo ngại khác khiến Fed có thể đưa ra các quyết sách sai lầm là vì các lý thuyết, kinh nghiệm và bài học đối phó với lạm phát cao do đại dịch cũng gần như chưa có. Các NHTW đã phải đối phó với nhiều cuộc khủng hoảng trong những thập kỷ gần đây, nhưng thực tế không có một cuốn sách hiện đại nào bàn về cách xử lý với mối đe dọa lạm phát gây ra do một đại dịch toàn cầu như Covid hiện nay. "Khung chính sách tiền tệ của Fed về cơ bản đang được thử nghiệm trong thời gian thực. Nhưng đáng tiếc là không có nhiều hướng dẫn từ quá khứ cho bối cảnh hiện nay", John Leer, chuyên gia kinh tế trưởng của Morning Consult cho biết.

Tại thời điểm này, có vẻ như giá cả tăng cao là một nguyên nhân khiến người tiêu dùng phàn nàn nhưng mới là vấn đề cần báo động chứ chưa phải là một yếu tố đe dọa kinh tế nghiêm trọng. Mối quan tâm lớn hiện nay không phải là liệu lạm phát nghiêm trọng có xảy ra hay không - vì thực tế nó đã xảy ra rồi - mà nó sẽ tiếp tục kéo dài trong bao lâu. Bởi khi nền giá cao được duy trì mà không giảm đi sẽ gây ra một vòng phản hồi tiêu cực hơn khi các doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ, trong khi người lao động sẽ đòi hỏi phải được trả lương cao hơn để trang trải chi phí. Khi lạm phát kéo dài làm xói mòn khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, buộc họ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn hơn trong quyết định việc mua gì, điều đó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia cho rằng, cần theo dõi xem liệu người tiêu dùng Mỹ có thực sự chậm chi tiêu đi vì giá cả tăng trong thời gian tới hay không. Nếu điều đó xảy ra, đó là lúc phải lo lắng về tình trạng đình lạm.

Đình lạm[cần dẫn nguồn] [tiếng Anh: stagflation], trong kinh tế học, chỉ hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao.

Theo lý luận về đường cong Phillips của kinh tế học Keynes, có sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp [hoặc giữa tỷ lệ lạm phát với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế]. Điều này hàm ý, nếu kinh tế đình đốn thì cũng không thể có lạm phát cao. Tuy nhiên, kinh tế Anh thập niên 1960 và 1970, kinh tế Mỹ đầu thập niên 1970 cho thấy trong khi kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, mà tỷ lệ lạm phát lại không hề hạ xuống.

Các chính sách quản lý tổng cầu dựa trên các lý luận của kinh tế học Keynes không thể giải quyết được tình trạng đình lạm. Nếu nới lỏng tài chính hay nới lỏng tiền tệ để kích cầu và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao hơn, thì lạm phát sẽ gia tốc. Còn nếu thắt chặt tài chính hay thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, thì kinh tế lại có thể thu hẹp thêm. Thực tiễn này góp phần làm cho lý luận của kinh tế học Keynes bị mất uy tín và góp phần nâng cao danh tiếng của chủ nghĩa tiền tệ, kinh tế học vĩ mô cổ điển mới và kinh tế học trọng cung.

80% chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế Mỹ sẽ gặp tình trạng lạm phát đình đốn, khiến ngân hàng trung ương Mỹ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Theo CNBC, rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Mỹ có thể được gói gọn trong một từ. Đó không phải "suy thoái". Theo Hiệp hội Thị trường Tài chính và Công nghiệp Chứng khoán, 80% chuyên gia kinh tế cho rằng "đình lạm" [stagflation], hay còn gọi là lạm phát đình đốn, là rủi ro lớn đối với nền kinh tế trong dài hạn.

Đình lạm được hiểu đơn giản là kinh tế đi xuống trong khi lạm phát đi lên. Còn 13% chuyên gia được hỏi cho rằng rủi ro lớn nhất của nền kinh tế là giảm phát.

Theo một cuộc khảo sát khác của Bank of America, mức độ lo ngại về hiện tượng đình lạm đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2008. "Khi được hỏi nền kinh tế sẽ ra sao trong 12 tháng tới, câu trả lời phổ biến nhất là đình lạm", báo cáo viết.

Lạm phát tại Mỹ tính từ đầu năm 2022
Cục Thống kê Lao động Mỹ
NhãnTháng 1/2022Tháng 2/2022Tháng 3/2022Tháng 4/2022Tháng 5/2022

% 7.57.98.58.38.6

Đình lạm là gì?

Theo ông Jonathan Wright - giáo sư kinh tế tại Đại học Johns Hopkins, đình lạm là thuật ngữ được ra đời vào những năm 1970, khi lạm phát tăng cao nhưng tăng trưởng kinh tế đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Một số đợt đình lạm đã kéo theo suy thoái kinh tế nghiêm trọng, chẳng hạn những năm 1970. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng kịch bản này có thể không lặp lại vào thời điểm này.

Tuy nhiên, lạm phát tăng cao đã thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] nâng lãi suất, còn được gọi là thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo ông Wright, điều đó có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ từ mức 3,6% hiện nay.

Vị chuyên gia cho rằng điều này có thể dẫn tới một cuộc suy thoái nhẹ.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của Mỹ đã tăng 8,6% so với một năm trước đó. Nghiên cứu của Moody's Analytics chỉ ra trung bình, người tiêu dùng phải chi thêm khoảng 460 USD/tháng để mua các loại hàng hóa và dịch vụ như trước đó.

Hiện tượng đình lạm xuất hiện khi suy thoái diễn ra trước khi lạm phát giảm xuống mức mục tiêu. Ảnh: Reuters.

Hôm 15/6, FED thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, nâng lãi suất tham chiếu lên khoảng 1,5-1,75%.

Trước đó, giới quan sát dự báo FED nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Nhưng lạm phát tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 41 năm, kéo tụt niềm tin của người tiêu dùng, buộc FED phải hành động mạnh tay hơn.

Cơ quan này cũng thừa nhận rằng họ không hy vọng lạm phát sẽ giảm trong năm nay. FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7% vào năm 2022, cao hơn dự đoán hồi tháng 3.

Hiện tượng đình lạm xuất hiện khi suy thoái diễn ra trước khi lạm phát giảm xuống mức mục tiêu. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên khoảng 5% và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng [CPI] vẫn ở trên 5% trong năm 2023, đó sẽ là đình lạm, dù mức độ không nghiêm trọng như thập niên 70.

"Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường việc làm sẽ không nóng như hiện tại", ông Wright nhận định. "Trong ngắn hạn, thị trường lao động có thể hạ nhiệt vì có ít vị trí trống hơn", ông dự báo.

Nguy cơ suy thoái

Các cuộc khảo sát gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ đình lạm, nhưng không phải ai cũng đồng ý rằng đó là điều không thể tránh khỏi.

"Dường như xác suất xảy ra đình lạm không cao", CNBC dẫn lời ông Josh Bivens - Giám đốc nghiên cứu tại Viện Chính sách Kinh tế - nhận định. "Đình lạm chỉ xuất hiện khi tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cùng tăng", ông giải thích.

"Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, lạm phát có thể đi xuống khá nhanh", ông nhận định. Ông Bivens cho rằng kịch bản dễ xảy ra hơn là FED nâng lãi suất liên tục trong phần còn lại của năm, dẫn tới một cuộc suy thoái vào năm 2023.

Tôi cho rằng chúng ta không thể tránh khỏi một cuộc suy thoái

Ông Ted Jenkin, CEO Oxygen Financial

"Nếu điều đó xảy ra, lạm phát có thể hạ nhiệt nhanh chóng", ông lập luận.

Những ngày qua, ông Ted Jenkin - chuyên gia lập kế hoạch tài chính, CEO Oxygen Financial [có trụ sở ở Atlanta] - được nhiều khách hàng hỏi về khả năng đình lạm.

"Tôi cho rằng chúng ta không thể tránh khỏi một cuộc suy thoái. Giờ là thời điểm thích hợp để sắp xếp lại kế hoạch tài chính cá nhân", ông bình luận.

Ông cho rằng mỗi người cần để dành một khoản tiền đủ để chi tiêu trong vòng 6 tháng. Theo ông Jenkin, mọi người cũng nên xem lại các khoản nợ, chẳng hạn thẻ tín dụng và vay thế chấp.

"Các vị nên tính toán xem có thể giảm khoản vay, hay tái cấp vốn cho chúng hay không. Bởi lãi suất tăng cao khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn", ông nhận định.

Theo vị chuyên gia, đây cũng là thời điểm thích hợp để gia tăng kỹ năng, năng lực và học vấn. Bởi thị trường việc làm có thể trở nên thắt chặt với ít vị trí trống hơn.

Video liên quan

Chủ Đề