Đồ án quy hoạch là gì

Quy hoạch đô thị là một phần của quy hoạch xây dựng. Theo đó, căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. 

Quy hoạch đô thị được thể hiện qua đồ án quy hoạch đô thị. Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về đồ án quy hoạch chung thị trấn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Điều 27, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 quy định về đồ án quy hoạch chung thị trấn như sau: 

Nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn bao gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị; tổ chức không gian đô thị, quy hoạch công trình hạ tầng xã hội, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

Điều 17, Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn như sau: 

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị. 

- Xác định mục tiêu, động lực phát triển; tính chất, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị; các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo các giai đoạn phát triển.

- Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch. 

- Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm: 

+ Hướng phát triển đô thị;

+ Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: khu chỉnh trang, cải tạo, khu bảo tồn, khu phát triển mới, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; 

+ Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng phát triển đối với từng khu chức năng; 

+ Xác định trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; 

+ Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của đô thị, trục không gian chính. 

- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm: 

+ Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị; xác định cốt xây dựng cho toàn đô thị và từng khu vực;

+ Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống tuynel kỹ thuật; 

+ Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới truyền tải, phân phối của hệ thống cấp nước, năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác. 

- Đánh giá môi trường chiến lược: theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này. 

- Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện. 

- Định hướng phát triển không gian đô thị và hạ tầng kỹ thuật theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.

- Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thị trấn được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.

- Thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị.Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thị trấn từ 10 đến 15 năm.

Đồ án quy hoạch chung thị trấn đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị. Trong đó, 

+ Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.

+ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là dự án đầu tư xây dựng những cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dịch vụ công cộng, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân trong khu vực đô thị. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quy hoạch đô thị

Luật Hoàng Anh 

Trong công tác xây dựng thiết kế công trình kiến trúc, phân lô đất đai,.. sẽ phải sử dụng bản thiết kế quy hoạch chi tiết cụ thể. Hiện nay có nhiều bản thiết kế với nhiều tỷ lệ khác nhau để có thể dựa vào đó xác định chi tiết các khu vực xây dựng.

Đang xem: đồ án quy hoạch là gì

Vậy đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 là gì? Chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 như thế nào? Hãy cùng Hội Kiến Trúc tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.

Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?

Chắc chắn với những ai làm trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình, địa chính đã không còn xa lạ với cụm từ quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, với những ai lần đầu hoặc mới tìm hiểu qua chắc hẳn không thể hiểu con số này phản ánh điều gì.

Căn cứ theo quy định trong bộ Luật Xây Dựng tại khoản 2, Điều 11 và khoảng 2 Điều 24 thì đã nói rõ về bản đồ án quy hoạch chi tiết cho các công trình xây dựng tại các khu đô thị hiện nay. Trong đó sẽ có hai loại là 1/2000 và 1/500.

Đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 thường được giới chuyên môn và chuyên gia liên quan đến đất đai biết là sự cụ thể hóa của các hạng mục công trình thi công, được quy hoạch chi tiết theo từng khu vực đã phân chia chung chung hoặc rõ ràng. Điều này còn giúp mô phỏng hóa các công trình xây dựng trên mặt đất, từ hạ tầng kỹ thuật, hạng mục công trình, ranh giới các lô đất với nhau để người đọc hiểu rõ.

Ngoài ra, quy hoạch 1/500 còn là bản đồ chi tiết về tổng thể mặt bằng các dự án bất động sản cụ thể. Dựa vào đó để xác định ranh giới, vị trí để xây dựng thiết kế công trình. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp thiết kế kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xây dựng tiện lợi hơn.

Xem thêm: Hàm Chuyển Số Thành Chữ Trong Excel Kế Toán Chuyển Đổi Số Thành Chữ Vnđ

Với bản đồ quy hoạch 1/500 thường sẽ gắn liền với những chủ thể nhất định như: Công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, dự án đầu tư,… Đồng thời đây cũng là một cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác định, phân tích để cấp giấy phép xây dựng cho công trình hay dự án.

Chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 bao nhiêu?

Theo các nghị định của Bộ Xây Dựng liên quan đến chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

– Chi phí lập quy hoạch phải được tính đủ, tính đúng phù hợp với mặt bằng 1/500.

– Chi phí lập quy hoạch sẽ được sử dụng để lập, quản lý chi phí, qua đó sẽ làm cơ sở để chỉ định thầu, thi tuyển, xác định đơn vị thực hiện phù hợp theo đúng quy định.

– Chi phí lập quy hoạch 1/500 sẽ phải phù hợp với nội dung, tiến độ, yêu cầu của công việc theo đúng quy định.

– Chi phí này có thể được điều chỉnh khi chính phủ có những thay đổi về tiền lương, thuế. Việc điều chỉnh này phải đảm bảo phù hợp với nguồn vốn sử dụng, quy định của pháp luật và hình thức của hợp đồng.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 2 Trang 28 Câu 1, 2, 3, Giải Vbt Toán 5 Tập 2 Bài 109: Luyện Tập Chung

Sau khi nắm rõ các nguyên tắc tính chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 thì sau đây là công thức tính chi tiết theo đúng quy định của pháp luật.

Nt = Nb – [Nb – Na/Gb – Ga] x [ Gb – Gt]

Trong đó:

– Nt: Định mức phí lập quy hoạch theo tỷ lệ % [triệu đồng]

– Gt: Diện tích quy hoạch hoặc quy mô dân số quy hoạch [giá trị]

– Ga: Diện tích quy hoạch cận dưới hoặc quy mô dân số quy hoạch [giá trị]

– Na: Định mức chi phí quy hoạch tương ứng với Ga [%]

– Nb: Định mức chi phí quy hoạch đô thị tương ứng với Gb [%]

Trên đây là những chia sẻ cụ thể về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 là gì? Chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 bao nhiêu? Qua đó có thể thấy thông qua bản đồ giúp xác định được nhiều dữ liệu để xây dựng, thiết kế công trình chi tiết. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về thiết kế kiến trúc, xây dựng có thể liên hệ trực tiếp với Hội Kiến Trúc tại:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án

Video liên quan

Chủ Đề