Dự báo giá vật liệu xây dựng cuối năm 2022

Đó là dự báo của Bộ Xây dựng trong Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ quý 1.2022, nhiệm vụ trọng tâm quý 2 và các tháng cuối năm 2022.

Giá vật liệu xây dựng dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, trong quý 1, trước ảnh hưởng thị trường thép thế giới và xu thế tăng của các nguyên liệu đầu vảo sản xuất thép, giá thép trong nước cũng có xu hướng tăng mạnh.

Cụ thể, bắt đầu từ giữa tháng 2 đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã bắt đầu tăng mạnh [khoảng tăng giá từ 600-1.200 đồng/kg]. Tính đến giữa tháng 3, giá thép lần lượt tăng so với giá tại thời điểm tháng 2 và tháng 1 là 3,5% và 7,5%.

Sang đến đầu tháng 4, giá thép xây dựng vẫn chưa “hạ nhiệt”. Hiện, giá thép xây dựng các loại rơi vào khoảng 18.600-20.600 đồng/kg. Trong đó, giá thép tròn tại nhà máy trung bình sau thuế VAT của các nhà sản xuất Hòa Phát, Miền Nam, Việt Nhật lần lượt là 18.300 đồng/kg, 18.600 đồng, 19.000 đồng/kg; giá thép hình các loại trung bình khoảng 20.600 đồng/kg. Như vậy, trung bình trong quý 1/2022, giá thép xây dựng các loại khoảng 18.890 đồng/kg, tăng 3,5% so với quý 4.2021.

Việc tăng giá vật liệu xây dựng được dự báo sẽ gây tác động khiến giá nhà ở, công trình xây dựng tăng cao.

Về thị trường xi măng, hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm, nhưng thực tế có thể sản xuất lên đến 122 triệu tấn/năm.

Bộ Xây dựng cho rằng, dù dư cung nhưng do áp lực giá nguyên liệu đầu vào như điện, vỏ bao, xăng dầu, nhất là than nên giá xi măng vẫn tăng từ 30.000-50.000 đồng/tấn so với quý 4.2021 [tăng 1-3% so với quý 4.2021 và tăng 11-15% so với cùng kỳ năm 2021].

Về giá cát, đất đắp, đá xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết trong hai tháng đầu năm không có biến động nhiều, chủ yếu do các công trình xây dựng đặc biệt là các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đang chuẩn bị khởi công và các công trình khác đang tái khởi động lại sau dịch Covid 19. Giá đất đắp trung bình tại các mỏ là 35.000-40.000 đồng/m3, giá cát trung bình đến công trình là 337.000 đồng/m3, giá đá trung bình đến hiện trường công trình là 224.000 đồng/m3. Tuy nhiên, hiện giá xăng dầu tăng cao do xung đột chiến tranh giữa Nga và Ucraina dẫn đến nguồn cung khan hiếm. Vì vậy, dự báo trong quý 2 và các quý tiếp theo sẽ có sự tăng giá đối với các loại vật liệu này.

Giá vật liệu xây dựng luôn là yếu tố được khách hàng đặc biệt quan tâm trước khi quyết định thực hiện một công trình xây dựng nào đó. Vật liệu xây dựng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thi công xây dựng công trình, từ công trình xây dựng hạ tầng cho đến xây dựng dự án nhà cao tầng, từ công trình nhỏ cho đến công trình lớn.  Chúng quyết định đến chất lượng, giá thành, thời gian thi công của một công trình xây dựng.

Thông thường chi phí về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng giá thành xây dựng. Đối với các công trình dân dụng và công nghiệp thì chúng có thể chiếm từ 75-80% chi phí; công trình giao thông thì tỷ trọng này là 70-75% và 50-55% là tỷ trọng chi phí của vật liệu xây dựng trên công trình thủy lợi.

Vì vậy, việc dự báo giá vật liệu xây dựng luôn được các chủ đầu tư và khách hàng đặc biệt quan tâm.

Trong năm 2021, một trong những vật liệu xây dựng có mức biến động và được quan tâm nhiều nhất đó chính là thép.

Biểu đồ giá thép xây dựng

[Tham khảo nguồn từ Hiệp hội thép Việt Nam]

Giá thép xây dựng trong nước tăng nhanh theo giá thép thế giới và khu vực từ quý IV năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Tuy nhiên đến đầu tháng 7 năm 2021, nhu cầu tiêu thụ thép giảm khi Việt Nam bước vào mùa mưa, kết hợp với tình hình dịch bệnh covid diễn ra phức tạp tại các tỉnh phía Nam khiến nhiều công trình phải ngừng thi công theo chỉ thị giãn cách xã hội của Chính Phủ, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam. Thêm vào đó sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất thép lớn trong nước khiến giá thép trong nước tại quý III năm 2021 giảm nhẹ 5-10% so với quý II năm 2021.

Trong quý IV năm 2021 mặc dù nhu cầu tiêu thụ thép dự báo sẽ tăng trong 3 tháng cuối năm bởi sau trạng thái bình thường mới, nguồn cung thép dần đa dạng và dồi dào hơn do các hoạt động sản xuất thép trong nước được phép hoạt động trở lại, Bên cạnh đó, năng lực sản xuất thép của các dự án trong nước như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất hay dự án nhà máy luyện thép Nghi Sơn có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu vật liệu sắt thép trong nước.

Mặt khác, với sự mở cửa giao thương trở lại giữa các nước, hoạt động xuất nhập khẩu được khai thông, vì vậy nguồn cung thép nhiều hơn. Vì vậy, giá sắt thép được dự báo sẽ bình ổn theo mức giá hiện tại trong 3 tháng cuối năm. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao do giá các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, thép phế liệu, điện cực graphite… tương đối cao.

Hình ảnh minh họa thép [Chánh Nghĩa Group]

Tuy nhiên, giá thép trong nước cũng bị tác động bởi giá thép thế giới. Giá thép thế giới có xu xướng tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng như Trung Quốc tăng cao và giá thép tại các nước Mỹ hay tại Châu Âu tăng khá cao do sự thiếu hụt nguồn cung và do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid. Điều này khiến giá sắt, thép dự báo sẽ có xu hướng tăng trong năm tới.

Mặt khác, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tương đối nhanh, tăng trưởng dân số hàng năm rơi vào khoảng 0.9% sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng để phục vụ nơi ăn, chốn ở cho người dân. Bên cạnh đó, với những nỗ lực kiểm soát và khống chế dịch bệnh của Chính phủ cũng như độ phủ vaccine sẽ khiến các hoạt động kinh tế thương mại dần hồi phục và hoạt động sôi nổi hơn. Từ đó, kích cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng. Do đó, giá sắt thép có xu hướng nhích lên trong năm 2022.

Vật liệu được quan tâm thứ hai đó là xi măng. Đối với vật liệu xi măng, việc xuất khẩu clinker và xi măng của 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 19% so với cùng kỳ về sản lượng, tăng trưởng mạnh trở lại kể từ quý III năm 2021. Dự báo, việc xuất khẩu clinker và xi măng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng tiếp theo khi mà nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc luôn ở mức cao.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu xi măng chỉ được phép xuất khẩu từ 30 đến 35% sản lượng theo quy định của Nhà nước. Mặt khác, một số nước đã áp dụng thuế nhập khẩu xi măng để bảo vệ các nhà sản xuất xi măng trong nước của mình.

Do đó, mặc dù một số nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất xi măng có xu hướng tăng giá nhưng với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà sản xuất trong nước cùng sự hạn chế về xuất khẩu sẽ khiến xi măng nhìn chung không có quá nhiều biến động và dự báo ổn định trong năm tới.

Hình ảnh minh họa xi măng

Tuy nhiên, giá xi măng tại các tỉnh thành sẽ có sự khác biệt nhẹ. Giá xi măng tại các tỉnh phía Nam sẽ có xu hướng nhỉnh hơn so với giá xi măng tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung bởi nhu cầu xây dựng cao trong khi tại miền Nam lại có ít nhà máy sản xuất xi măng hơn.

Trên đây là nhận định về giá vật liệu xây dựng trong năm 2022. Hy vọng, từ những phân tích trên quý vị có thêm góc nhìn để dự báo đúng hơn về giá vật liệu xây dựng.

Nếu quý vị cần tìm hiểu những thông tin nào khác xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CHÁNH NGHĨA

Địa chỉ: 993 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0986 58 78 78

Email:

Website: chanhnghia.com – chanhnghia.com.vn – chanhnghia.vn

Chánh Nghĩa Group- Nhà thầu thiết kế và thi công xây dựng uy tín và chuyên nghiệp tại tỉnh Bình Dương và các tỉnh phía Nam. Với đội ngũ nhân sự [kiến trúc sư, kỹ sư, đội thợ thi công…] dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao cùng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ chúng tôi sẽ mang đến cho quý vị những công trình thẩm mỹ, chất lượng, kiên cố với mức chi phí tối ưu nhất.

Xem thêm bài viết liên quan

Giá vật liệu xây dựng những tháng cuối năm được dự báo sẽ có biến động.

Theo Báo cáo Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng quý III và dự báo quý IV/2021 của Viện Kinh tế Xây dựng, do các địa phương tại khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phải thực hiện giãn cách từ tháng 5/2021 đã khiến cho giá cát xây dựng trong quý III giảm từ 6-20% so với quý II/2021.

Tuy nhiên, ngành chức năng đánh giá, giá cát xây dựng tại cả 6 khu vực thị trường trên cả nước thời gian qua cơ bản vẫn ổn định, không có sự tăng giá bất thường. Giá cát xây dựng các khu vực biến động do các địa phương thực hiện phòng chống dịch theo Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ.

Cụ thể, trên thị trường, giá các loại cát đắp, cát xây, cát vàng tại thị trường Trung du và miền núi phía lần lượt là 167.795 đồng, 267.232 đồng và 306.222 đồng/m3. Tương ứng, giá tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là cát đắp 127.209 đồng/m3, cát xây 181.136 đồng/m3 và cát vàng 426.448 đồng/m3.

Ảnh minh họa.

Các mức giá này tại khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tương ứng là: cát đắp 90.255 đồng/m3, cát xây 262.042 đồng/m3 và cát vàng 329.892 đồng/m3. Khu vực Tây Nguyên, cả 3 loại cát đều có giá cao nhất trong các khu vực khác, tương ứng lần lượt theo mức: cát đắp 289.497 đồng/m3, cát xây 399.241 đồng/m3 và cát vàng 471.274 đồng/m3.

Mức giá cát trên thị trường tại khu vực Đông Nam Bộ lần lượt là cát đắp 129.129 đồng/m3, cát xây 354.750 đồng/m3 và cát vàng 427.425 đồng/m3. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là cát đắp 156.742 đồng/m3, cát xây 375.381 đồng/m3 và cát vàng 506.365 đồng/m3.

Về phần giá thép, trong nước tăng nhanh cùng thế giới và khu vực từ quý IV/2020 đến tháng 05/2021. Tuy nhiên, đến đầu tháng 7/2021, nhu cầu giảm khi thời tiết bước vào mùa mưa, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều công trình phải ngừng thi công do lệnh giãn cách xã hội và sự cạnh tranh lớn từ các nhà sản xuất thép hàng đầu trong nước, giá thép trong nước quý III/2021 giảm nhẹ 5 - 10%.

3 tháng cuối năm 2021 khi dịch Covid-19 được kiểm soát trong tháng 9, các hoạt động xây dựng được phép triển khai tiếp tục trên cả nước, các chuyên gia dự báo lượng cầu sẽ tăng trong quý IV/2021, do nguồn cung đáp ứng nên giá thép ổn định và hình thành mặt bằng giá mới.

Về giá bán xi măng trong quý III/2021, do nguồn cung luôn đủ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nên giá xi măng cơ bản ổn định so với quý II/2021. Theo báo cáo của Viện Kinh tế xây dựng cho biết, nguyên nhân tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa giảm là do tác động của đại dịch Covid-19, trong bối cảnh các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu không ngừng leo thang trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Dự báo giá bán xi măng trong quý IV/2021, khi các hoạt động xây dựng được triển khai tiếp tục trên cả nước, lượng cầu sẽ tăng và giá xi măng ổn định trên cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam.

Để đảm phòng chống dịch, trong giai đoạn giãn cách xã hội, các công trình được phép tổ chức thi công xây dựng phải đáp ứng một số tiêu chí và nguyên tắc nhất định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Theo quy định, đó phải là công trình xây dựng phục vụ phòng, chống dịch bệnh; công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quyết định của cấp có thẩm quyền; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng; công trình phục vụ quốc phòng, an ninh đã triển khai thi công xây dựng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật ở ngoài đô thị, cách xa điểm dân cư tập trung.

Cùng đó là nhóm công trình xây dựng sắp hoàn thành khi đưa vào khai thác sử dụng có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội có khối lượng xây dựng đã thực hiện đạt trên 80%; công trình đang thi công xây dựng bắt buộc phải tiếp tục triển khai để bảo đảm kỹ thuật công trình, an toàn tính mạng cộng đồng hoặc ảnh hưởng, gây mất an toàn cho công trình liền kề; công trình xây dựng trong khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; công trình sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, thiết bị trong phạm vi mặt bằng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn có nhóm công trình sử dụng cho mục đích dân dụng trong khu dân cư có hàng rào che chắn xung quanh khu vực xây dựng và có khoảng cách đến nhà, công trình lân cận, trục đường giao thông chính tối thiểu từ 30m trở lên. Riêng đối với nhà ở riêng lẻ, số lượng lao động có mặt tại công trình xây dựng không quá 10 người.

Riêng đối với khu vực có mức nguy cơ rất cao [vùng đỏ], phải tạm dừng thi công xây dựng tất cả các công trình xây dựng, trừ các công trình xây dựng sử dụng cho mục đích phòng, chống dịch.

Sang quý IV, nhiều địa phương đang dần trở thái hoạt động bình thường mới, các hoạt động đầu tư xây dựng cũng dần vào "guồng". Tuy nhiên, nhiều loại vật liệu xây dựng như thép, xi măng... lại đồng loạt tăng giá cũng khiến nhà thầu thi công gặp khó, tiến độ nhiều công trình cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tác giả: Hương Anh

Video liên quan

Chủ Đề