Kế hoạch tiết kiệm tiền mua nhà trước 30 tuổi

30 tuổi là tuổi bắt đầu đi vào ổn định, xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, ai cũng đều mong muốn có thể sở hữu riêng cho mình một ngôi nhà. Tuy nhiên, giá cả nhà đất tại Việt Nam cũng không hề thấp. Vậy phải làm sao để mua được nhà ở tuổi 30? Hãy để Jeff Việt Nam bật mí cho các bạn một vài bí quyết.

1. Vay tiền mua nhà 

Để mua nhà ở tuổi 30 các bạn cũng có thể lựa chọn hình thức vay tiền mua nhà. Hiện nay, có khá nhiều ngân hàng, tổ chức cho vay tiền phục vụ các mục đích tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu các bạn vay tiền tại ngân hàng thì cần phải chứng minh tài chính, cho thấy bản thân có năng lực trả nợ.

Hoặc các bạn cũng có thể cân nhắc vay tiền tại Jeff. Đây là một đơn vị uy tín, chuyên hỗ trợ người vay tìm những khoản vay tốt, phù hợp yêu cầu với mức lãi suất thấp. Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ vay tiền của Jeff Việt Nam các bạn hoàn toàn không cần chứng minh thu nhập. Jeff cho vay hoàn toàn dựa vào uy tín cá nhân của khách hàng.

Khi nhận được yêu cầu vay, chỉ sau vài phút, Jeff sẽ tìm kiếm khoản vay phù hợp và gợi ý cho khách hàng. Việc của bạn chỉ là lựa chọn khoản vay tốt nhất cho mình. Tùy từng trường hợp khách hàng có thể vay được khoản tiền từ vài chục cho tới vài trăm triệu và thời gian giải ngân vốn cực nhanh chóng. 

2. Mở tài khoản tiết kiệm định kỳ

Mua nhà ở tuổi 30 thực sự không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không hề bất khả thi. Ngoài việc vay tiền mua nhà thì các bạn cũng có thể tự mình tiết kiệm trước một khoản. Đầu tiên, các bạn hãy cố gắng cắt giảm những khoản chi phí tiêu xài không cần thiết, học các chi tiêu tiết kiệm. Đặc biệt, hãy tự mở một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng và định kỳ gửi vào một khoản nhất định để “tích tiểu thành bão”.

Mỗi tháng, bạn chỉ cần gửi vào tài khoản tiết kiệm của mình tối thiểu 1% khoản thu nhập mỗi tháng là đủ. 

3. Tăng dần mức tiền tiết kiệm mỗi tháng

Nếu 99% khoản thu nhập còn lại vẫn đủ cho các bạn có thể sống dư dả mỗi tháng thì hãy tiết kiệm thêm một chút. Gửi vào tài khoản tiết kiệm của mình 2%, 3%, 5%, 10% tổng thu nhập và thậm chí là hơn nữa vào tài khoản tiết kiệm. Chắc chắn cách này sẽ giúp các bạn mua được nhà nhanh hơn đấy.

4. Có kế hoạch tiêu xài hợp lý, thông minh

Bên cạnh việc tiết kiệm tiện thì các bạn cũng nên xây dựng một kế hoạch tiêu xài thông minh, biết cách chi tiêu hợp lý. Đầu tiên, trước khi quyết định mua món đồ gì hãy cân nhắc kỹ, liệu nó có thực sự cần thiết cho bạn không. Nếu cảm thấy cần thiết thì hãy xem mức giá đó có ổn không. Tìm hiểu và so sánh giá tại nhiều đơn vị khác nhau để có thể mua được sản phẩm với khoản chi phí tối ưu nhất. Hạn chế tối đa việc mua đồ xa xỉ nếu không muốn giấc mơ mua nhà ở tuổi 30 vượt xa tầm với.

5. Chịu khó bỏ thời gian, công sức tự săn lùng nhà

Khi mua nhà đừng quá dựa dẫm vào cò mồi hay các công ty mua giới bất động sản. Các bạn nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm một ngôi nhà tốt cho bản thân. Có thể tìm thông qua người quen giới thiệu, trên các quảng cáo, thông tin từ internet,... Thậm chí là nhờ người thân quen tìm mối mua nhà bị ngân hàng siết nợ. Những ngôi nhà này thường được chào bán với mức khá rẻ.

6. Mua nhà đúng thời điểm

Thị trường bất động sản Việt Nam luôn rất bấp bênh, không ổn định. Do đó, các bạn nên nhẫn nại, chờ đợi cơ hội. Lựa chọn đúng thời điểm thị trường bất động sản trùng xuống, giá nhà rẻ để mua là một gợi ý hay giúp các bạn dễ dàng tìm mua được một căn phù hợp với khả năng kinh tế của mình.

Trên đây là bật mí một số giải pháp giúp bạn có thể mua được nhà ở tuổi 30. Hy vọng rằng với những thông tin do Jeff Việt Nam chia sẻ sẽ giúp bạn lên kế hoạch mua nhà thành công.

Bạn nên tập thói quen sử dụng khoảng 60-70% thu nhập cá nhân cho việc chi tiêu trong tháng tùy vào mức thu nhập hiện tại. 30-40% còn lại bạn có thể chia làm các khoản phù hợp với mục tiêu tài chính mà bạn đặt ra, có thể là quỹ tiết kiệm, đầu tư hay 1 dự án khởi nghiệp.

Bạn nên ghi lại các hoạt động tài chính trong một tháng vào sổ hay điện thoại. Khi đến cuối tháng, bạn sẽ dễ dàng đánh giá được mình có đang chi tiêu quá nhiều hay không để kịp thời điều chỉnh. Nhờ vậy, bạn sẽ cân bằng được khoản tiết kiệm và khoản nợ, hình thành được ý thức sử dụng chi tiêu hợp lý. 

Tài khoản tiết kiệm là một nền tảng không thể thiếu giúp bạn lưu giữ tiền an toàn và đảm bảo cuộc sống ổn định vững chắc khi bạn đã trưởng thành. Bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm được  80 - 100 triệu hoặc cao hơn tùy theo thu nhập cá nhân của bạn.

Hãy lập tài khoản tiết kiệm với các mục tiêu như lập gia đình, mua nhà, kinh doanh... Ý thức lập tài khoản tiết kiệm cho thấy bạn đã trưởng thành, có kế hoạch cụ thể và suy nghĩ chín chắn cho tương lai.

Mỗi tháng bạn có thể trích khoảng 5% thu nhập mỗi tháng để lập một quỹ dự phòng khẩn cấp. Đây là khoản bạn nên có để có thể xử lý trong trường hợp tình huống bất ngờ xảy ra.

Một quỹ dự phòng khẩn cấp mang lại những lợi ích trong những trường hợp như bản thân  bị ốm đột ngột, những biến cố xảy ra ngoài ý muốn như lương muộn, nhà cửa bị vấn đề, hay hỗ trợ người thân trong lúc khó khăn. 

Khi ở độ tuổi trước 30, bạn thường bị tác động bởi nhiều yếu tố mà bạn không thể đáp ứng nhu cầu tài chính như học phí đại học, cao học, hay các mục đích cá nhân như mua trả góp… Điều này cần được giải quyết trước 30 tuổi vì lãi suất sẽ là thứ khiến bạn không thể hoàn thành được mục tiêu tài chính.

Giải quyết nợ sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền dễ dàng hơn, tâm lý cảm thấy nhẹ nhõm hơn, tạo tiền đề giúp bạn hoàn thành được mục tiêu tài chính sắp tới.

Trước 30 tuổi, bạn nên dùng khoảng 10% để mua bảo hiểm tùy theo các mục đích khác nhau như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tiết kiệm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo...

Nếu thu nhập cao, bạn có thể lập tài khoản tiết kiệm để dự phòng rủi ro. Còn nếu thu nhập vừa đủ, bạn nên mua bảo hiểm. Bảo hiểm không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu mà còn hỗ trợ bạn về mặt tài chính khi có rủi ro xảy ra.

Sự tự lập phụ thuộc vào chính khả năng tự chủ tài chính của bạn. Để đảm bảo cho tương lai của chính bạn, gia đình và người thân, bạn hãy cố gắng hoàn thành mục tiêu tài chính phù hợp mà mình đặt ra trước 30 tuổi nhé!

Đó là những gì mà anh Hứa Vũ Bằng, 30 tuổi [quê tại Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp] kể với chúng tôi về hành trình mua nhà ở TP.HCM vào 4 năm trước. Đến bây giờ, anh Bằng vẫn không tin bản thân sở hữu căn nhà vì với anh, nó giống như một giấc mơ. Để có tiền mua nhà sau khi cùng vợ đến TP.HCM lập nghiệp, anh kể mỗi ngày phải làm việc từ 18 - 20 giờ/ngày.

Phòng khách cũng là nơi vui chơi của con nhỏ trong ngôi nhà 50m2 tại Quận 8 của anh Hứa Vũ Bằng

Mỗi ngày, anh phải thức dậy, chuẩn bị đi làm từ 4 giờ - 23 giờ, với nhiều công việc đa dạng như đi giao trái cây, làm thêm về mảng thiết kế khi có thời gian rảnh và viết content. Với mức thu nhập từ 35 - 40 triệu/tháng trong năm 2014, trừ chi phí sinh hoạt ở trọ mỗi tháng, anh Bằng dư hơn 30 triệu. Để tiết kiệm anh Bằng cho hay bí quyết “giữ tiền” là chỉ dùng điện thoại đơn giản, không đi cà phê và tự nấu ăn.

Anh Bằng tâm sự: “Ban đầu tôi nghĩ lên thành phố làm việc vài năm rồi về quê. Nhưng sau khi có con nhỏ, tôi thấy ở đây môi trường giáo dục cũng như việc làm tại thành phố khá phát triển nên đặt mục tiêu ở đây”.

Phòng khách cũng là nơi vui chơi của con nhỏ trong ngôi nhà 50m2 tại Q.8, TP.HCM của anh Hứa Vũ Bằng

Có chỗ an cư lạc nghiệp trước khi kết hôn là những gì mà N.B.T. [28 tuổi, quê Khánh Hòa] cùng chồng là anh T.N.K. [29 tuổi quê Quảng Bình] tâm sự với chúng tôi sau gần 10 năm học tập và làm việc tại TP.HCM.

T. kể cô tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM vào năm 2016 và sau đó tiếp lên thạc sĩ. Trong khoảng thời gian này, T. vừa đi làm trợ giảng vừa đi học, còn anh K. thì làm làm kỹ sư xây dựng từ năm 2017 với mức lương 20 - 25 triệu/tháng, trừ đi mọi chi phí sinh hoạt thì tiết kiệm được hơn 15 triệu mỗi tháng.

Trong khoản tiết kiệm, T. dùng 10 triệu gửi tiết kiệm ngân hàng, còn lại thì đầu tư vào chứng khoán để “nuôi tiền”. Cô tâm sự: “Ban đầu, tôi đầu tư ít và chia tiền ra mua chứng khoán ở nhiều công ty khác nhau. Chỉ cần công ty mà mình đầu tư nó lên nhiều là mình lập tức bán ngay vì sợ nó sẽ tụt xuống".

Vào tháng 12.2019, T. mua nhà ở phường An Bình, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương [khu vực giáp ranh với TP.Thủ Đức, TP.HCM] và đến cuối năm 2020 đám cưới với anh K.

Cô bộc bạch: “Tôi không nghĩ sẽ mua được nhà ở tuổi 25 vì lúc đó mình còn chưa ra trường. Gia đình cũng có hỗ trợ vợ chồng chúng tôi 100 triệu đồng. Còn lại là tiền dành dụm và vay thêm ngân hàng để mua. Mình nghĩ nếu không mua nhà sớm thì khó mà có cơ hội có nhà giữa “bão giá” này. Hiện vợ chồng mình đang cố gắng cày trả nợ và mua tiếp căn thứ 2".

Khu vực ban công nhà anh Bằng trồng nhiều rau xanh tạo không gian tươi mát cho ngôi nhà

Đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Thành Luân [28 tuổi, ngụ Huyện Gia Lâm, Hà Nội] đã cảm thấy hạnh phúc trong chính ngôi nhà mà anh mua được 4 năm về trước. Ngôi nhà chung cư nằm tại Huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội với diện tích 43 m2 có 1 phòng ngủ, với giá là 1,4 tỉ đồng. Để mua được căn hộ, anh Luân đã dùng số tiền tiết kiệm hơn 200 triệu cùng với sự hỗ trợ từ gia đình và vay vốn ngân hàng.

Phòng khách và bếp trong ngôi nhà 43m2 của anh Nguyễn Thành Luân

Luân cho biết ngôi nhà là thành quả sau 6 năm vừa đi học vừa làm. Trong khoảng thời gian đó, Luân vừa phụ gia đình kinh doanh, cũng may mắn là anh được chủ đầu tư dự án nhà cho trả góp theo tiến độ.

Anh Luân bày tỏ: "Ngôi nhà cho mình cảm giác ấm áp và hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng quyết định mua nhà là quyết định đúng đắn. Khi có mục tiêu mua nhà thì tôi tiết kiệm tối đa, không mua sắm những vật dụng linh tinh và chia tiền ra nhiều khoản nhỏ để tiết kiệm".

Chia sẻ với những người trẻ có ý định mua nhà, anh Luân nói: “ Hiện tôi thấy nhiều dự án mua nhà có chính sách trả góp lãi suất 0% nên cũng phần nào giúp các bạn trẻ có nhiều cơ hội dễ dàng tiếp cận hơn. Nếu các bạn đã tìm hiểu kỹ về nhà, khi đi xem cảm thấy hài lòng thì nên chốt mua liền. Mua nhà là phải “gan”, vì giá nhà sẽ tăng nhanh trong vòng vài tháng, thậm chí là vài tuần”.

Khung cảnh Hà Nội buổi chiều nhìn từ ban công nhà anh Luân

Đồng quan điểm trên, anh Bằng cũng cho rằng quyết định mua nhà năm 26 tuổi của mình là sáng suốt và kịp thời. Hiện tại gia đình anh Bằng đang sống trong Căn hộ chung cư Conic Riverside [Q.8, TP.HCM] với tổng diện tích 50 m2, anh Bằng cảm thấy yên tâm vì hiện tại cả gia đình anh có không gian để nghỉ ngơi. “Tôi thấy các con có không gian xanh để vui chơi. Còn vợ chồng mình thì có những tiện ích xung quanh phục vụ cuộc sống".

"Tôi nghĩ rằng mua nhà trước tuổi 30 không khó nếu người trẻ có kế hoạch rõ ràng và quan trọng hơn hết là phải tiết kiệm tiền. Ngoài ra, người trẻ nên lựa chọn nhà đầu tư uy tín, và không gian sống chất lượng. Mua nhà là cách tích lũy tài sản cho bản thân vì giá trị căn nhà đang lên mỗi ngày", anh Bằng chia sẻ.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề