Giải thích hiện tượng nhà bị nồm

0 bình luận / Viết bình luận

Nồm một hiện tượng quá quen thuộc với mỗi người miền Bắc chúng ta. Hầu như ở miền Bắc nước ta luôn phải chung sống với kiểu thời tiết nồm ẩm quay năm. Nồm gây ra cho chúng ta nhiều sự xáo trộn trong đời sống. Hãy cùng  tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra hiện tượng Nồm nhé

Thời điểm cuối mùa xuân ở miền Bắc nước ta khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 thường xảy ra hiện tượng “Nồm”. Nếu bạn hay xem lịch thì tầm sau ngày tiết Lập Xuân đầu tháng 2 là chuẩn bị có hiện tượng “Nồm” xảy ra. Thời gian "Nồm" ở miền Bắc cũng rất khác nhau. Có đợt kéo dài vài ngày, cũng có đợt kéo dài cả tuần. Thường trong 3 tháng này sẽ có khoảng 4 đến 5 đợt nồm dài ngắn khác nhau. Sở dĩ có sự dài ngắn về thời gian này là do phụ thuộc từ việc gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc có ảnh hưởng đến chúng ta hay không. Vào thời điểm này độ ẩm hơi nước trong không khí rất cao nên nước thường bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt mọi vật xung quanh chúng ta. Tuỳ theo mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt vật và nhiệt độ của không khí mà ảnh hưởng đến sự việc “Nồm” ít hay là nhiều. Nhiệt độ chênh lệch càng lớn “Nồm” sẽ càng nhiều.


Tại sao lại xảy ra “Nồm”


Hiện tượng “Nồm” có thể giải thích dễ hiểu bằng cách bạn đặt 1 cốc nước lạnh ngoài không khí. Bạn thấy sau vài phút cầm vào cốc bạn thấy rất ướt. Chẳng nhẽ nước rỉ ra ngoài? Không phải, đây chỉ là một hiện tượng vật lý đơn giản mà chúng ta có thể vận dụng để giải thích vì sao sàn nhà thường ẩm ướt trong tiết trời nồm. Khi ta để cốc nước lạnh ngoài không khí, nhiệt độ không khí bên ngoài chiếc cốc cao hơn nhiệt độ không khí bên trong cốc dẫn đến việc đọng nước trên thành cốc.

Đọng nước trên thành cốc là biểu hiện thường thấy khi nồm ẩm

Cũng vậy áp dụng vào trường hợp của bề mặt sàn nhà, tường hay vật dụng nhà bạn. Do thời tiết rét và khô kéo dài nhiều ngày làm cho nhiệt độ mặt nền, sàn nhà rất thấp. Sau đó gió nồm mang không khí ẩm và ẩm từ biển thổi vào đất liền, khối không khí này ấm có nhiệt độ ngưng tụ sương tương đối cao, trong lúc nhiệt độ mặt nền, sàn vẫn còn thấp hơn cả nhiệt độ điểm sương của không khí vì chưa bắt kịp với nhiệt độ không khí, và như vậy hiện tượng đọng nước đã xảy ra.

Nấm mốc mọc xanh tường

Phần lớn các bề mặt đồ dùng trong nhà chúng ta sẽ bị đọng nước do chúng giữ nhiệt kém lại không có khả năng hút ẩm như sàn nhà, đồ điện tử. Điều đó làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm nhiệt độ tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương đọng lại thành giọt trên bề mặt. Tuy nhiên, hiện tượng “Nồm” thường chỉ xảy ra chủ yếu ở những ngôi nhà thấp tầng, sát đất đặc biệt là tầng 1. Còn ở những ngôi nhà trên cao [tầng ba trở lên…], sàn lại ít bị ẩm. Đó là do không khí tại những nơi đó ít hơi nước hơn và mức độ chênh lệch nhiệt độ ít hơn. Sau mỗi lần làm việc mệt mỏi bước vào nhà khi trời nồm nhìn đâu cũng thấy ẩm ướt khó chịu, bẩn thỉu. 

Hay nhất

Ở miền Bắc nước ta, vào mùa xuân, sàn những ngôi nhà xây sát đất thường bị ẩm ướt, dính dấp rất khó chịu. Dân gian gọi đó là hiện tượng “nồm”. Cơ chế của nó cũng tương tự như hiện tượng cốc nước nói trên. Nghĩa là sàn nhà ẩm ướt do có 2 điều kiện:

1. Không khí có nhiều hơi nước.

2. Nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí.

Sàn nhà không có khả năng hút ẩm, lại dẫn nhiệt kém. Thế nên nó sẽ làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm sương [nhiệt độ mà tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương], đọng lại thành giọt, lấm tấm trên sàn.

Tuy nhiên, hiện tượng đổ mồ hôi thường chỉ xảy ra ở những ngôi nhà xây sát đất [tầng một, một tầng]. Còn ở những ngôi nhà trên cao [tầng hai, tầng ba…], sàn lại không bị ẩm. Đó là do không khí tại những nơi đó ít hơi nước hơn.

Biện pháp:

- Biện pháp tối ưu trong những ngày trời nồm là chăm lau chùi nhà cửa, sử dụng máy móc để sấy khô vật dụng. Không lau nhà bằng giẻ ướt mà hãy dùng khăn khô để thấm hết nước, không khí ẩm bên ngoài vào, nền nhà sẽ ướt át khó chịu hơn.

- Nếu biết độ ẩm không khí tăng cao, sương mù nhiều, hãy đóng kín cửa, bịt các kẽ hở càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nếu mở cửa cho thoáng, bạn sẽ làm nhiều không khí ẩm vào nhà và độ ướt nhẫy càng cao.

- Khi đã bị không khí ẩm vào nhà rồi, ngoài việc đóng kín cửa, nên dùng thêm biện pháp cưỡng bức là mở máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm.

- Thời tiết ẩm ướt cũng là nguyên nhân làm cho các thiết bị điện tử dễ bị hỏng hóc, chập cháy…Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ. Ngoài ra, bạn nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài tiếng.

- Để tránh hiện tượng rò điện, mọi người nên tránh kê trực tiếp đồ điện như tivi, điện thoại, máy tính, máy in.. xuống nền nhà hoặc kê sát vào tường. Nên đặt các thiết bị điện tử cao hơn mặt đất khoảng 1m và cách tường 10 - 15cm.

- Đối với quần áo, bạn nên hạn chế giặt trong những ngày trời nồm, nếu giặt thì phải đem phơi cho khô hẳn rồi mới cất quần áo vào tủ. Không nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn. Đồng thời để hạn chế ẩm mốc, sử dụng một vài viên chống ẩm sẽ là biện pháp hiệu quả hơn cho tủ quần áo. Hoặc bạn có thể sắm một chiếc máy sấy quần áo hoặc mang quần áo ra hiệu sấy khô.

- Trời nồm cũng làm đồ ăn bị ẩm ướt dễ bị đốm mốc, gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy đồ ăn nên cho vào tủ lạnh, không nên để bên ngoài.

- Đặc biệt, nấm mốc cũng có thể là nguyên nhân sinh bệnh, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ. Cha mẹ không cho trẻ đi chân đất hoặc bò dưới sàn nhà ẩm ướt. Trẻ dễ bị nhiễm lạnh vì vậy cần mặc đủ ấm, tuyệt đối không mặc những quần áo còn ẩm, chưa khô hẳn. Đồng thời, chú ý chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ bằng việc ăn uống cân đối, lành mạnh, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng chống bệnh tật.

- Mặt khác, để khắc phục tình trạng này, khi xây nhà các bạn có thể tham khảo cách làm sau: Chọn các vật liệu có tác dụng thấm nước tốt để hạn chế lượng nước đọng trên sàn. Trước khi làm nền, nên lót một lớp cách nhiệt bằng xỉ than hoặc các chất cách nhiệt khác để giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và sàn nhà. Sử dụng các cửa sổ, cửa ra vào thật kín. Ngoài ra, nên thiết kế nhà thông thoáng, trần cao, sử dụng sàn gỗ tự nhiên. Làm cách này, nhà của bạn sẽ không bao giờ lo bị ẩm ướt.

Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của các tỉnh phía đông Bắc Bộ, xảy ra khi độ ẩm không khí đạt mức trên 90%. Lúc này, xung quanh nhà ở sẽ có những dấu hiệu cảnh báo như đọng sương trên bề mặt tường, nền nhà, đồ nội thất… Nguyên nhân là do hơi ẩm trong không khí rất cao, làm cho nước bị ngưng tụ và đọng lại trên mọi bề mặt mà nó có thể bám vào. Chính vì vậy, trời nồm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của con người.

Trời nồm thường bắt đầu vào tháng 2 cho đến hết tháng 4. Thời gian nồm cũng diễn ra khác nhau chứ không cố định vào thời điểm nào cả. Có đợt kéo dài khoảng vài ngày nhưng có đợt sẽ kéo dài đến cả tuần trời. Thông thường, vào khoảng tháng 2, sẽ có khoảng 4 - 5 đợt trời nồm với độ dài ngắn khác nhau.

Tùy thuộc vào mức chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và nhiệt độ không khí, mức độ nồm sẽ thay đổi khác nhau, nhiệt độ chênh lệch càng lớn thì hiện tượng nồm lại càng nhiều và ngược lại.

Khi trời nồm, nhà cửa thường bị ẩm ướt hoặc có khi còn bị thấm nước và chảy nước “róc rách”, nhất là các khu vực nền nhà, cầu thang, cửa kính… Bạn có thể cảm nhận rõ sự ướt át và trơn trượt của nhà ở trong thời gian này. 

Nếu nhà của bạn không có thiết kế chống thấm và chống ẩm tốt, trời nồm sẽ khiến tường nhà bị ẩm mốc hoặc nặng hơn là phá vỡ sự kết dính của vữa, sơn… khiến cho vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện hình thành và phát triển “rầm rộ” hơn. Chính vì vậy, khi phát hiện bạn cần học cách xử lý tường ẩm mốc ngay để không gây hậu quả khó chịu trên.

Thời tiết khó chịu vào mùa nồm có thể gây ra nhiều căn bệnh như khớp, tim, ho, đau đầu và những căn bệnh mãn tính của người cao tuổi. Thời tiết lạnh và ẩm thấp ảnh hưởng đến sự bài tiết mồ hôi, khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức và ngột ngạt. 

Độ ẩm tăng còn khiến cho các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phổi ở trẻ em tăng nhanh hơn bình thường. Thêm vào đó, hơi nước đọng lại trên đồ nội thất và các dụng cụ nhà bếp. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ còn có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng ngộ độc thực phẩm, bệnh ngoài da hay dị ứng cấp.

Bên cạnh đó, thời tiết này cũng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng được phát triển rộng rãi hơn. Hơn nữa, vào mùa nồm, giặt đồ sẽ khó khô nên bạn sẽ dễ gặp tình huống quần áo bị bốc mùi khó chịu và xuất hiện các vết mốc trong tủ quần áo. Nền nhà ẩm ướt sẽ dễ gây trơn trượt, nhất là với trẻ em và người cao tuổi. Bạn nên có những cách phòng bệnh cũng như ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra trong mùa nồm để bảo vệ sức khỏe của mình và cả gia đình nhé.

Trời nồm khá “khó chịu” nhưng không phải là không có cách khắc phục, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc nhà cửa sau đây: 

Nếu như gia đình bạn có lắp máy điều hòa 2 chiều, hãy điều chỉnh về chế độ khô. Khi bật sang chế độ khô, máy điều hòa sẽ hút ẩm và làm không khí lưu thông đều trong căn nhà bạn. Đây là cách làm phổ biến và khá hiệu quả, nó còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn nữa đấy.

Thông thường, người ta sẽ chuẩn bị rất nhiều khăn và giẻ lau để thấm bớt “mồ hôi” của ngôi nhà trong mùa nồm. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ khăn và giẻ lau, bạn hãy chuẩn bị một chậu than củi và đặt nó ở gầm ghế, gầm giường… để hỗ trợ cho việc hút ẩm không khí nhé. Việc này sẽ hạn chế hơi nước thấm vào nệm, sofa,... Như vậy khi bạn giặt nệm hay giặt sofa sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn, cũng như hạn chế vết ố vàng xuất hiện trên vật dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt vài tờ báo tại các cánh cửa, bồn rửa, thảm lau… để hỗ trợ hút ẩm trong thời gian ngắn. Đây là cách “chữa cháy” khá hiệu quả khi bạn thiếu thốn giẻ lau trong mùa nồm kéo dài hơn dự tính.

Trên thị trường đã có nhiều loại máy hút ẩm để giải quyết những vấn đề do trời nồm gây ra. Nếu như có điều kiện, bạn nên mua máy hút ẩm để sử dụng, nó sẽ giúp ngôi nhà của bạn luôn được khô ráo và thông thoáng hơn.

Trời nồm kéo theo việc không khí bị lạnh, ẩm và có mùi khó chịu, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng đèn xông tinh dầu. Các mùi hương dễ chịu như cam chanh, sả, tràm trà, quế, thảo mộc… sẽ giúp không khí được “lọc sạch” và mang lại cho bạn cảm giác ấm áp, thư giãn hơn.

Nến thơm cũng là một giải pháp tốt để bạn chăm sóc ngôi nhà mình trong những ngày nồm ẩm. Nến thơm có mùi dễ chịu tương tự như tinh dầu, ngoài ra, ánh nến và hơi ấm từ nến sẽ mang lại không gian lãng mạn và ấm áp cho cả gia đình trong những buổi tối quây quần đấy.

Nhiều người thường mắc những sai lầm như bật quạt, mở cửa nhà cho thông thoáng vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp hơi nước bay ra bên ngoài và nền nhà bớt “chảy nước". Tuy nhiên, sự thật lại ngược lại. Theo đó, việc bạn nên làm phải là đóng hết các cửa nhà lại, che chắn và bịt kín các lỗ thông gió sẽ hạn chế sự trao đổi khí ẩm với môi trường bên ngoài. Từ đó, giúp hạn chế hiện tượng nền nhà bị ngưng tụ và đọng hơi nước. 

Như vậy là bài viết đã cung cấp toàn diện thông tin về hiện tượng nồm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Hẳn là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi gió nồm là loại gió gì, đồng thời giải thích được tại sao những ngày nồm có hiện tượng nền nhà bị ướt. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Cleanipedia để biết thêm nhiều mẹo chăm sóc nhà cửa hữu ích.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Bạn nên giặt và phơi quần áo vào buổi sáng. Lúc này trời sáng và có nắng lên sẽ giúp quần áo khô nhanh hơn so với tiết trời ban đêm lạnh và nhiều hơi ẩm.

Do thời tiết ẩm ướt khiến quần áo lâu khô và sinh ra ẩm mốc. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại máy sấy khô quần áo để giúp quần áo nhanh khô hơn và không ẩm mốc. Khi quần áo đã khô hẳn, bạn mới nên xếp quần áo vào tủ để bảo quản.

Không nên sơn nhà vào trời nồm. Bởi độ ẩm không khí tăng cao sẽ khiến sơn lâu khô bởi quá trình bay hơi nước bị chậm lại. Mặt khác, do lâu khô sẽ khiến màng sơn bị xệ xuống, chảy giọt vô cùng mất thẩm mỹ.

Xuất bản lần đầu 30 tháng 12 năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề