Cảm nhận tâm trạng của nhà thơ Viễn Phương khi rời lăng Bác

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Nêu cảm nhận của em về tình cảm lưu luyến của nhà thơ Viễn Phương khi rời xa lăng Bác được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý nghị luận bày tỏ ý kiến Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì khó đạt hiệu quả

Mùa thu luôn tạo nên cảm xúc chi thi nhân, ở bài thơ Sang thu là một cảm xúc tinh tế vào thời khắc giao mùa

Nêu cảm nhận của em về tình cảm lưu luyến của nhà thơ Viễn Phương khi rời xa lăng Bác

Bài "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương được sáng tác năm 1976 là một bài thơ mang đậm chất trữ tình, đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.

Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước dành cho vị cha già dân tộc.

Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Nhà thơ xưng "con - Bác", một cách xưng hô rất giản dị, mộc mạc mà gần gũi yêu thương chan chứa bao tình cảm, thân thương kính trong Bác Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, Bác là một con người rất hòa đồng, gần gũi. Chính vì vậy, Nhà thơ tố Hữu có viết "người là cha, là bác, là anh".

Con ở miền nam ra thăm lăng Bác

Còn mang một sắc thái, đày xúc động khi nhà thơ đi từ miền Nam ra thăm Bác. Mơi mà Bác trước lúc lâm chung trái tim luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Ở đây có biết bao đồng bào ta đang chiến đấu anh hùng hi sinh vì Tổ Quốc, vì đất nước.

Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm, xúc động bồi hồi của tác giả đối vợi vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta thấy một "hàng tre" Việt Nam.

Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với nơi nhà tranh âm vang lời ru của bà của mẹ. Nói đến cây tre là ta nghĩ tới đất nước, tới con người Việt Nam với bao đức tính cao quý nhất, trong sáng nhất.

Hình ảnh nhân hóa hàng tre "bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" còn là biểu tượng bất diệt của con người Việt Nam hiên ngang kiên cường, bất khuất bền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sống Việt Nam, màu xanh của hy vọng, hạnh phúc và hòa bình. Đây quả là một ý thơ rất độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Thán từ "Ôi" để diễn tả cảm nhận của nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre trước lăng và Viễn Phương đã viết một hình ảnh ẩn dụ rất tài tình.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Cũng là mặt trời nhưng "mặt trời" ở câu thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ ngày ngày tỏa sáng đem sự sống cho muôn loài vạn vật, nó cũng có lúc quặt quẹo, u ám. Còn "mặt trời" của nhân dân Việt Nam "mặt trời" trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng. Bác chính là mặt trời tỏa tia sáng soi rọi con đường giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến thắng lợi. Dù

Bác đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn trường tồn, soi đường, dẫn lối cho dân tộc ta đứng ra hòa nhịp với gần trăm triệu bàn chân Việt Nam, hàng triệu bàn chân thế giới. Viễn Phương bùi ngùi, xúc động bước vào:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân

Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa dân lên Người. "Bảy mươi chín mùa xuân", bảy mươi chín năm cống hiến, hi sinh hết mình đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân Việt Nam nở hoa.

Điệp ngữ "ngày ngày" vừa thể hiện một quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác vừa thể hiện một quy luật tự nhiên của tạo hóa. Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn vào trong lăng lúc nào không hay.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng sáng "dịu hiền", mát mẻ mà ẫn trong sáng ngời ngời. Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi.

Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi với dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập, tự do, vì xã hội chủ nghĩa. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn "đau nhói", mắt ta vẫn trào dâng khi ta nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa.

Khổ thơ thứ hai và thứ ba là một chuỗi hình ảnh vũ trụ: trời xanh, vầng trăng, mặt trời lồng vào nhau để ca ngợi tầm vóc to lớn của Bác. Ngang tầm với vũ trụ rộng lớn, bao la đồng thời thể hiện lòng tôn kính, kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

Cuộc vui nào cũng có lúc phải kết thúc và cuộc hành trình vào lăng viếng Bác của nhà thơ cũng đã hết, đã đến lúc tác giả phải nói lời tạm biệt:

Mai về miền nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này

Nếu mở đầu bằng chi tiết "con ở miền nam ra thăm Bác" thì hết thúc lại bằng: "mai về miền nam thương trào nước mắt". Đây là giờ phút chia tay với Bác, tâm trạng của nhà thơ đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến.

Tình thương xót dồn nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muốn: "muốn làm con chim", "muốn làm đóa hoa" và đặc biệt là làm "cây tre trung hiếu" để canh giấc ngủ của Bác.

Điệp ngữ 3 lần "muốn làm" để thể hiện dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn gần Bác mãi mãi.

Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương gợi hết những cảm xúc của mình qua những vần thơ. Thể hiện cảm xúc chân thành, ước nguyện giản đơn, lòng tôn kính đối với Bác. Rất nhiều năm tháng đã trôi qua, nhưng mỗi thế hệ con người Việt Nam khi đọc lại bài thơ "viếng lăng Bác" này đề có những khung bậc cảm xúc khác nhau, đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng, tư tưởng, đồng thời cũng thấy vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tỏa ra từ chính tâm hồn, tri thức và trái tim của Bác.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nêu cảm nhận của em về tình cảm lưu luyến của nhà thơ Viễn Phương khi rời xa lăng Bác. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về tình đoàn kết

Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối

Cùng tham khảo bài Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối để thấy được tâm trạng và cả những ước nguyện cao đẹp, thiêng liêng của nhà thơ Viễn Phương khi rời lăng Bác để trở về miền Nam. Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối

Mục lục bài viết:1. Dàn ý2. Bài mẫu số 13. Bài mẫu số 24. Bài mẫu số 3

Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối I. Dàn ý Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối [Chuẩn] 1. Mở đoạn Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và khổ cuối bài thơ. 2. Thân đoạn – Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác:+ Sự xúc động, xót xa “thương trào nước mắt”.+ Cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến trong giây phút chia ly. – Ước nguyện chân thành, cao đẹp:+ Muốn làm con chim cất tiếng hót quanh lăng.+ Muốn làm bông hoa tỏa hương.+ Muốn làm cây tre nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên Bác.→ Ước nguyện chân thành, giản dị. 3. Kết đoạn Nêu cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác.  II. Những mẫu Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối hay nhất 1.  Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối, mẫu 1 [Chuẩn] Viếng lăng Bác là những cảm xúc chân thực nhất của nhà thơ Viễn Phương từ khi đứng bên ngoài lăng đến khi rời khỏi lăng. Mở đầu là cảnh bên ngoài lăng, tiếp đến là hình ảnh dòng người đến viếng, hình ảnh Bác nằm trong lăng và cuối cùng là niềm mong ước tha thiết khi sắp phải trở về miền Nam. Trong khổ thơ cuối, mọi cảm xúc của tác giả dường như đã bị dồn nén bấy lâu chợt vỡ òa trong sự xót thương, nuối tiếc vô hạn. “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”, ấy là khi tác giả biết mình không thể trốn tránh hiện thực, phải trở lại vào Nam chứ không được chọn ở lại bên lăng Bác. Nước mắt trào ra là nỗi lòng biết ơn pha lẫn nỗi đau xót, sự tiếc nuối thời gian có hạn và hoàn cảnh không cho phép. Viễn Phương muốn được mãi ở bên Bác, nhà thơ muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng để gửi gắm tấm lòng. “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác”, tác giả muốn làm con chim cất tiếng hót mua vui cho Bác, bầu bạn cùng Bác, hót quanh lăng cho Bác nghe những thanh âm trong trẻo tuyệt vời nhất. “Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây”, nghĩa là muốn được làm bông hoa tỏa hương thơm ngát để xung quanh lăng Bác luôn ngào ngạt hương thơm. “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”, hơn cả là nhà thơ muốn làm “cây tre trung hiếu”, trong đó cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Nhà thơ muốn làm một người con trung hiếu ngày ngày ở bên canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. Có thể nói, khổ thơ cuối tuy ngôn ngữ bình dị nhưng lại vô cùng cô đúc và giàu cảm xúc đã tái hiện sống động tâm trạng lưu luyến khi rời lăng và những ước nguyện chân thành của nhà thơ. 2.  Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối, mẫu 2 [Chuẩn] Bài thơ Viếng lăng Bác được tác giả Viễn Phương sáng tác đúng dịp ông ra Bắc và vào lăng viếng Bác. Cảm xúc bao trùm toàn bài là sự xúc động thiêng liêng, lòng thành kính vô hạn, tuy nhiên cao trào nhất vẫn là khổ thơ cuối với nỗi tiếc nuối đầy xót xa khi tác giả phải quay trở về miền Nam. Từ miền Nam xa xôi, phải đi gần 2000 cây số mới có thể đến thăm lăng Bác, đường xa vất vả đối với tác giả không hề ngần ngại, chỉ có điều thời gian không cho phép tác giả ở lại lâu hơn và đã đến lúc ông phải trở về miền Nam. Nghĩ đến giây phút chia xa, tác giả không thể kìm lòng, những cảm xúc lúc này trào dâng mãnh liệt “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Niềm tiếc nuối xót xa khi không thể ở lại bên Bác khiến tác giả nảy sinh những niềm mong ước thiết tha. Khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, Viễn Phương muốn gửi gắm tấm lòng mình tại đây bằng cách hóa thân vào con chim, bông hoa, cây tre. Có thể ở bên cạnh Bác hàng ngày, hàng giờ và luôn thường trực chỉ có thể là cảnh vật xung quanh lăng Bác. Nhà thơ muốn làm con chim được hót quanh lăng Bác, mang lại những thanh âm vui nhộn nhất; Muốn làm bông hoa ngào ngạt hương thơm và muốn làm cây tre trung hiếu để mãi ở bên Bác. Khổ thơ cuối kết thúc bài thơ đã để lại nỗi khắc khoải thật khó nguôi ngoai, bởi vì dường như người đọc ai cũng đều có chung cảm xúc và nỗi lòng với nhà thơ – không muốn về lại nơi xa xôi xa lăng Bác. 3.  Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối, mẫu 3 [Chuẩn] Ngay sau khi lăng Bác được khánh thành vào năm 1976, tác giả Viễn Phương đã lần đầu tiên ra thăm lăng Bác và viết nên bài thơ Viếng lăng Bác. Cảm xúc lần đầu thăm lăng Bác, được nhìn thấy Người sau khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất là nỗi xúc động, nghẹn ngào trào dâng. Chính vì lẽ đó mà khi phải quay trở về quê hương miền Nam tác giả đã có sự tiếc nuối, lưu luyến. Trong những khổ thơ 1,2,3 tác giả đã bày tỏ hết niềm tự hào, xúc động và thành kính trang nghiêm. Đến đây – ở khổ thơ cuối, chỉ còn lại sự tiếc nuối vô hạn và niềm mong ước tha thiết. Tác giả không mong ước sẽ được ở lại miền Bắc, được ở thêm vài ngày để vào lăng viếng Bác mà dù cho có thể cũng không thỏa niềm mong ước lớn lao. Bởi thế nên tác giả đã ước mình được hóa thân thành muốn làm con chim cất tiếng hót ngày ngày ca vang bên lăng Bác, rồi là làm bông hoa tỏa hương thơm ngát khắp không gian khuôn viên lăng Bác. Và cuối cùng là muốn làm cây tre trung hiếu, một cây tre đứng cùng những cây tre khác trong hàng tre xanh bát ngát bên cạnh lăng Bác bởi chỉ có bằng cách đó, tấm lòng của nhà thơ mới được gửi gắm trọn vẹn và đầy đủ nhất. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích và cô đọng, khổ thơ cuối đã lưu đọng toàn bộ niềm xúc động, tình cảm của nhà thơ về chuyến ra thăm lăng Bác và khoảnh khắc phải chia ly, rời xa lăng Bác để trở lại quê hương miền Nam. —————-HẾT—————-

//thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-cam-nhan-ve-cam-xuc-cua-tac-gia-roi-lang-bac-kho-tho-cuoi-69171n.aspx Đối với bài thơ Viếng lăng Bác, mỗi khổ thơ là những tâm trạng, cảm xúc khác nhau của tác giả Viễn Phương. Các em có thể lần lượt tìm hiểu cảm xúc đó trong các khổ thơ qua các bài viết sau: Viết đoạn văn ngắn từ 8-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác, Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng – khổ thơ thứ ba, Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác, Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

#Viết #đoạn #văn #cảm #nhận #về #cảm #xúc #của #tác #giả #rời #lăng #Bác #khổ #thơ #cuối

Video liên quan

Chủ Đề