Nguyên tắc xây dựng chế độ chạy rà

Mài mòn là quá trình thay đổi dần về kích thước của các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau. Tình trạng kỹ thuật của ô tô và tính chịu mòn của nó phụ thuộc vào những thiếu sót về cấu tạo và những hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng, điều kiện sử dụng. Trong quá trình sử dụng, sự tồn tại những hư hỏng đó dẫn đến sự thay đổi tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, cụm máy và tổng thành. Các chi tiết của ô tô thường bị mòn hỏng với các hiện tượng mòn hỏng tự nhiên và mòn hỏng đột biến.

1. Hiện tượng mòn hỏng tự nhiên

Các dạng mòn hỏng không thể tránh được trong quá trình sử dụng gọi là mòn hỏng tự nhiên. Hiện tượng mòn tự nhiên do nhiều nguyên nhân gây nên, những nguyên nhân cơ bản gồm các yếu tố sau:

- Chất lượng gia công chi tiết, như độ nhẵn của bề mặt, độ cứng, nhiệt luyện ...


- Cơ tính của vật liệu kim loại, như tính mài mòn, độ dai, độ bền ...
- Điều kiện bôi trơn, như cách chọn loại dầu mỡ, chế độ bôi trơn ...
- Khe hở lắp ghép chi tiết.
- Độ lớn của phụ tải v.v... Trong quá trình làm việc, bề mặt một số chi tiết có sự ma sát với nhau hoặc chịu nhiệt độ cao hay bị va đập mạnh làm cho các chi tiết chóng bị mòn hỏng. Bề mặt chi tiết gia công càng nhẵn bóng, độ cứng càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt. Cơ tính của vật liệu càng tốt thì chi tiết càng bền. Điều kiện bôi trơn hợp lý thì chi tiết càng ít bị mòn khe hở lắp ghép giữa các chi tiết càng nhỏ thì chi tiết càng ít bị ảnh hưởng của lực va đập.

2. Hiện tượng mòn hỏng đột biến

Các dạng mòn hỏng có thể tránh được gọi là mòn hỏng đột biến hay mòn hỏng do sự cố. Hiện tượng mòn hỏng đột biến thường do một số nguyên nhân sau:

- Sử dụng và thao tác không đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.


- Chăm sóc và bảo dưỡng không chu đáo.
- Chất lượng thiết kế chế tạo không tốt. Để kéo dài thời gian sử dụng máy, ngoài việc phải giải quyết một số vấn đề về thiết kế và chế tạo thì trong quá trình sử dụng, bảo quản và sửa chữa cũng cần được coi trọng và thực hiện đúng quy trình, quy phạm đ• được nhà chế tạo quy định. Các chi tiết máy thường bị mài mòn dưới các hình thức sau: mòn cơ học, mòn do ma sát, mòn do han gỉ và do độ mỏi.

1. Mòn cơ học 

Mòn cơ học phát sinh do các lực cơ học tác dụng lên bề mặt ma sát gây nên sự biến dạng, sứt mẻ và phá hoại chi tiết. Khi chi tiết bị biến dạng bề mặt sẽ xảy ra sự thay đổi kích thước của chi tiết, còn khối lượng của chúng không thay đổi. Khi bề mặt chi tiết bị tróc, sứt mẻ thì khối lượng và kích thước của chúng đều thay đổi.

2. Mòn do ma sát 

Mòn ma sát phát sinh do tác dụng của các vết xước hoặc mài mòn do sự bám dính của các phần tử cứng hơn ở một trong các chi tiết liên kết, các phần tử cứng có thể do không khí hút vào hoặc lẫn trong dầu bôi trơn.

3. Mòn hoá học

Mòn hoá học phát sinh do tác dụng của môi trường ăn mòn vào bề mặt các chi tiết. Các chi tiết làm việc trong môi trường có các chất ăn mòn như: axít, bazơ, ôxy, trên bề mặt kim loại của chúng sẽ sinh ra một chất có tính chịu đựng kém so với kim loại nguyên chất và rất dễ bị phá hoại. Khi có tác dụng của các lực cơ học những chất này dễ dàng bị phá hoại, sau đó lại hình thành một lớp khác tạo nên sự ăn mòn hoá học. Trong ôtô, ngoài không khí ra, nhiên liệu và dầu bôi trơn có thể hình thành những axít ăn mòn rất mạnh. Trong nhiên liệu và dầu bôi trơn còn có lưu huỳnh, trong quá trình cháy có thể tạo thành các sunfua và sunfát kết hợp với nước tạo thành axít ăn mòn.

4. Mòn do mỏi

Mòn do mỏi phát sinh do tác động của tải trọng thường xuyên biến đổi. Phần lớn các chi tiết của ô tô chịu sự tác dụng đồng thời của một số dạng mài mòn nói trên. III.  các giai đoạn mài mòn của chi tiết Sự mài mòn của chi tiết được chia làm ba giai đoạn và được thể hiện trên đồ thị của giản đồ mài mòn [hình 17 - 3].

- Trục tung biểu thị khe hở lắp ghép [mm].


- Trục hoành biểu thị thời gian sử dụng.
- Smin : Là khe hở tiêu chuẩn giữa hai chi tiết sau khi lắp ghép.
- Sbđ: Là khe hở giữa hai chi tiết sau khi chạy rà.
- Smax: Là khe hở lớn nhất cho phép.
- T1: Giai đoạn mài hợp hay thời gian chạy rà của chi tiết.
- T2: Giai đoạn mòn ổn định hay thời gian sử dụng của chi tiết.
- T3: Giai đoạn mòn phá hay thời gian phá hỏng chi tiết.
- 1: Là đường đặc tính mài mòn của chi tiết lắp ghp thứ nhất. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta coi chi tiết hai là cứng tuyệt đối. Do đó đường đặc tính mài mòn của nó trùng với trục hoành. -    α : Góc tiếp tuyến của đường cong với trục hoành.

1. Giai đoạn mài hợp [T1]

Giai đoạn mòn hợp xuất hiện trong thời kỳ chạy rà của hai chi tiết  và được thể hiện trên giản đồ là T1 [từ A - B]. Kết thúc thời kỳ này khe hở tăng từ Smin ữ Sbđ. Đường cong của giai đoạn này rất dốc thể hiện cường độ mài mòn trong giai đoạn này rất cao, vì bề mặt các chi tiết sau khi gia công xong dù có cấp chính xác rất cao, bề mặt làm việc vẫn có độ nhấp nhô, mặt khác khi lắp vào nhau cũng không thể hoàn hảo, hai bề mặt tiếp xúc có sự chuyển động tương đối với nhau trong thời kỳ đầu làm việc phát sinh ra phụ tải cục bộ, sinh ra lực cản hay lực ma sát rất lớn. 

Cường độ mài mòn phụ thuộc vào chất lượng gia công bề mặt tiếp xúc của các cặp chi tiết, vật liệu chế tạo, chất lượng dầu bôi trơn và quá trình cung cấp dầu bôi trơn tới các bề mặt có ma sát và chế độ làm việc của máy trong quá trình chạy rà.

Quá trình chạy rà chủ yếu là rà khít các bề mặt ma sát làm cho bề mặt ma sát trở nên nhẵn hơn, đồng thời làm tăng tính chất cơ giới của bề mặt ma sát. Thời kỳ này, khe hở giữa các chi tiết càng nhỏ càng tốt. Do đó đối với xe mới, bắt buộc phải qua giai đoạn chạy rà, vì nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ của các chi tiết và thời gian sử dụng của xe.

2. Giai đoạn mòn ổn định [T2]

Mòn ổn định xuất hiện trong quá trình làm việc của chi tiết, mức độ mài mòn ở giai đoạn này là từ mức độ hao mòn ban đầu đến giới hạn hao mòn cho phép và được thể hiện trên giản đồ là T2 [từ B - C]. ở giai đoạn này bề mặt làm việc của chi tiết rất ổn định, khe hở giữa các chi tiết không tăng lên nhiều. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện bôi trơn và khả năng chịu tải bảo đảm theo thiết kế, thời điểm tiến hành chẩn đoán kỹ thuật và mức độ cải thiện của công tác bảo dưỡng.

Vì vậy, để kéo dài thời gian sử dụng xe, chính là phấn đấu kéo dài giai đoạn này, chủ yếu bằng cách tăng cường chăm sóc kỹ thuật và quan trọng hơn cả là sử dụng xe đúng kỹ thuật và đúng quy định.

3. Giai đoạn mài phá [T3]

Đặc điểm của giai đoạn này là khi mức độ hao mòn đến sát và nằm ngoài khu vực giới hạn cho phép thì mức độ hao mòn tăng rất nhanh, khe hở giữa các cặp chi tiết tăng lên, ứng với thời kỳ phá hỏng, tại C khe hở lắp ghép đạt giá trị giới hạn [ Smax]. Do khe hở tăng lên khá lớn nên bôi trơn kém đi [màng dầu bôi trơn bị phá huỷ], mặt khác do sự tăng thêm phụ tải va chạm nên mức độ mòn không những tăng rất nhanh mà còn dẫn đến vỡ g•y. Giai đoạn này là giai đoạn suy sụp của chi tiết, vì vậy không nên và cũng không thể sử dụng vì rất nguy hiểm. Tốt nhất là phải sửa chữa. Nếu vì một lý do nào đó mà vẫn tiếp tục sử dụng thì phải hết sức chú ý theo dõi và xử lý kịp thời mọi hiện tượng g•y vỡ chớm phát sinh.

1. Các sai hỏng của chi tiết

Sai hỏng do kết cấu: Là dạng sai hỏng phát sinh do quy luật trùng lặp nhiều lần do có đặc trưng giống nhau, thường ở vị trí nhất định trên chi tiết, lúc đó chi tiết bị rạn nứt hoặc g•y do ứng suất tập trung, do không đủ bền hoặc sai thiết kế.

Sai hỏng do công nghệ gia công: Không đảm bảo độ bóng, cấp chính xác hay độ cứng bề mặt...

Sai hỏng do vận hành: Vi phạm quy tắc vận hành, như để chi tiết làm việc quá tải, thiếu dầu bôi trơn và nước làm mát...

Sai hỏng do thời gian sử dụng: Xe sử dụng quá thời hạn quy định, các chi tiết  bị mòn nhanh, không có khả năng điều chỉnh phục hồi.

2. Các biện pháp kéo dài tuổi thọ chi tiết

Giảm khe hở lắp ghép cuối thời kỳ chạy rà [ giảm Sbđ].

Muốn giảm Sbđ thì trong sửa chữa gia công các chi tiết cần đảm bảo chính xác và độ bóng cao, lắp ghép cần sạch sẽ, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo đúng quy trình chạy rà của chi tiết.

Giảm cường độ mài mòn chi tiết [giảm tgα].

Muốn giảm tgα phải lựa chọn vật liệu chế tạo hợp lý đáp ứng được điều kiện làm việc. Chọn các chế độ nhiệt luyện phù hợp . Phải thực hiện đúng quy định về chăm sóc bảo dưỡng và nâng cao chất lượng sửa chữa với tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao.


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 89:1988

QUY PHẠM RÀ TRƠN ĐỘNG CƠ MÁY KÉO VÀ MÁY CÔNG TÁC Ở CƠ SỞ

SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Quy định chung

1.1. Rà trơn máy là một khâu quan trọng trong hệ thống phục vụ kỹ thuật. Rà trơn bằng cách cho động cơ, máy kéo làm việc với trọng tải tăng dần từ nhỏ đến lớn, tốc độ từ thấp lên cao nhằm mục đích làm nhẵn bề mặt các bộ phận làm việc của máy, kiểm tra và khắc phục sai sót trong quá trình di chuyển, bảo quản, sửa chữa, nâng cao hiệu suất sử dụng và góp phần kéo dài tuổi thọ của máy.

1.2. Tất cả các máy mới, sau đại tu, tiểu tu hay sửa chữa từng phần như thay hoặc mài trục động cơ, thay vòng găng, thay pít tông xi lanh... trước khi đưa vào sử dụng đều phải tiến hành rà trơn theo nội dung quy định của Xưởng hoặc Nhà máy chế tạo và những quy phạm của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

1.3. Phải phân công người chịu trách nhiệm về kỹ thuật khi rà trơn máy:

* Công nhân lái máy rà trơn phải có bằng, thành thạo thao tác sử dụng, chăm sóc kỹ thuật, an toàn lao động và quy trình kỹ thuật rà trơn.

* Cán bộ kỹ thuật của trạm, đội máy hoặc cơ sở sử dụng có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy trước, trong và sau khi rà, theo dõi và hướng dẫn công nhân thực hiện đúng quy trình, giải quyết những hiện tượng bất thường xảy ra.

1.4. Trong quá trình rà máy phải theo dõi ghi chép và sau khi rà xong phải lập biên bản rà máy [theo mẫu kèm theo phụ lục số 1]. Biên bản này làm thành 3 bản:

* Một bản giao cho xe trưởng;

* Một bản lưu tại trạm máy, phòng cơ khí nông trường hoặc cơ sở sử dụng máy.

* Một bản gửi về Chi cục, Công ty Cơ khí nông nghiệp ở tỉnh, thành hoặc cơ quan chỉ đạo kỹ thuật cấp trên của cơ sở sử dụng [nếu có].

1.5. Việc rà trơn máy phải thực hiện đầy đủ các bước sau đây:

* Chuẩn bị máy để rà;

* Rà trơn động cơ chạy không;

* Rà trơn hệ thống thủy lực;

* Rà trơn máy kéo chạy không;

* Rà trơn máy kéo có tải;

* Kiểm tra toàn bộ sau khi rà trơn máy.

1.6. Đối với những máy kéo có áp dụng chế độ bảo hành, trong quá trình rà trên nếu có hiện tượng không bình thường cần tuân theo chế độ bảo hành của người bán máy.

2. Kỹ thuật rà trơn máy

2.1. Kỹ thuật rà trơn động cơ và máy kéo

2.1.1. Chuẩn bị máy để rà trơn:

Phải lau chùi máy sạch sẽ, kiểm tra tình trạng đầy đủ của các chi tiết, bộ phận máy. Kiểm tra siết chặt các chỗ lắp ghép của các chi tiết và bộ phận máy. Xả hết dầu bảo quản và cho dầu mỡ nước, nhiên liệu vào các bộ phận đúng mức và đúng loại quy định. Thực hiện đầy đủ chăm sóc kỹ thuật hàng kíp cho máy.

Đối với các máy đã để lâu mới đem rà cần phải kiểm tra tình trạng két gỉ của các bộ phận máy. Nếu cần phải tháo ra súc rửa hoặc lau chùi, đảm bảo quay trơn và độ dịch chuyển cần thiết ở các bộ phận máy, các cơ cấu điều khiển không bị vướng kẹt. Cuối cùng cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra toàn bộ việc chuẩn bị, bảo đảm an toàn cho người và cho máy, sau đó mới quyết định cho rà.

2.1.2. Rà trơn động cơ chạy không:

Ngay sau khi động cơ nổ và trong thời gian rà phải quan sát và kiểm tra các biểu hiện làm việc của động cơ như: áp suất dầu trong mạch dầu chính, tiếng gõ của động cơ, khói, nhiệt độ của động cơ, mức độ rò rỉ, dầu, nước, nhiên liệu. Phải tìm cách khắc phục các hiện tượng làm việc không bình thường của động cơ khi phát hiện được.

Thời gian rà động cơ chạy không tuỳ từng loại máy kéo, thường trong 15 ¸ 30 phút [xem phụ lục 1 biểu 1 và phụ lục 2 bảng 10], lúc đầu cho động cơ làm việc ở số vòng quay thấp sau tăng dần đến số vòng quay định mức.

2.1.3. Rà trơn hệ thống thủy lực nâng hạ:

Những máy kéo được trang bị hệ thống thuỷ lực nâng hạ mới hoặc trong hệ thống vừa tiến hành sửa chữa hồi phục các bộ phận quan trọng như: bơm, cặp bánh răng, hộp phân phối, xi lanh lực... trước khi sử dụng phải tiến hành rà theo nội dung sau đây:

* Phải rà ngay sau khi đã rà động cơ chạy không;

* Cho dầu đúng loại và đúng mức quy định, kiểm tra siết chặt các chỗ lắp ghép, tình trạng gài và ly khai bơm thủy lực, tình trạng định vị ở các vị trí làm việc khác nhau của tay điều khiển hộp phân phối khi động cơ không làm việc;

* Cho bơm làm việc không tải trong khoảng 10 phút, lúc đầu ở số vòng quay thấp rồi tăng dần đến số vòng quay định mức sau đó cho hộp phân phối và cơ cấu treo làm việc nâng hạ vài lần không có tải;

* Cho hệ thống thủy lực nâng hạ làm việc với tải quy định khoảng 20 phút trong đó 10 phút ở số vòng quay trung bình và 10 phút ở số vòng quay định mức [phụ lục 3 bảng 2] phải thay đổi ở các vị trí làm việc khác nhau của tay điều khiển hộp phân phối;

Trong khi rà yêu cầu không được rò rỉ dầu, nóng quá mức, có tiếng kêu, sủi bọt và bảo đảm sự hoạt động bình thường củaؠhệ thống thuỷ lực nâng hạ.

2.1.4. Rà trơn máy kéo chạy không:

Trong khi rà máy kéo chạy không phải theo dõi tình trạng làm việc của động cơ, khả năng làm việc của các hệ thống truyền lực, di động và cơ cấu điều khiển lái máy vòng về bên phải và bên trái [chú ý đều cả hai phía].

Phải khắc phục kịp thời các tình trạng làm việc không bình thường của máy. Thời gian rà máy kéo chạy thông thường khoảng 5 giờ, rà từ số truyền thấp đến số truyền cao [xem phụ lục 4 bảng 3].

Sau khi rà máy kéo chạy không, phải xả dầu động cơ khi còn nóng, lau rửa lưới lọc, cho dầu mới tới mức quy định.

2.1.5. Rà trơn máy kéo khi có tải:

Trong quá trình rà máy kéo có tải vẫn phải tiếp tục theo dõi tình trạng kỹ thuật và khả năng làm việc của động cơ và các hệ thống khác. Kịp thời phát hiện các hiện tượng làm việc không bình thường của máy và tìm biện pháp khắc phục ngay. Thời gian rà máy khoảng 50 ¸ 55 giờ.

Công việc rà được tiến hành với sự thay đổi tải ở móc kéo từ nhỏ đến lớn và ở số truyền từ thấp đến cao. Dùng các máy nông nghiệp, máy công tác khác nhau để làm tải nhưng cần chú ý không được dùng các máy có thể làm tăng tải kéo quá mức. Khi xác định các chế độ tải ở móc kéo cần chú ý tính toán sao cho ở các số truyền khác nhau vẫn đảm bảo chế độ tải tăng dần đối với động cơ [xem phụ lục 5, bảng 4 và phụ lục 8, bảng 7A, 7B]. Sau mỗi kíp [8 đến 10 giờ] phải tiến hành đầy đủ nội dung chăm sóc kỹ thuật hàng kíp.

Sau khi thay vòng găng, pít tông, xi lanh nội dung rà theo phụ lục 6, bảng 5.

Sau khi kết thúc giai đoạn rà máy có tải phải xả dầu khi máy còn nóng ở tất cả các bộ phận: các te, động cơ, bơm cao áp, bộ điều hoà, hộp số, cầu sau, cầu trước, truyền lực cuối cùng, hệ thống thủy lực nâng hạ... súc rửa sạch và thay dầu mới.

2.1.6. Đối với một số máy kéo ủi có trang bị hộp biến tốc thuỷ lực, để tránh hộp biến tốc làm việc trong tình trạng thường xuyên bị trượt, gây nóng dầu và nóng máy, trong thời gian rà trơn phải luôn sử dụng động cơ ở số vòng quay định mức, rà bằng cách cho máy đi ủi hoặc làm các công việc khác nhau với mức độ sử dụng tải trọng từ 50 ¸ 80%.

2.1.7. Việc rà máy kéo có tải, có thể kết hợp phục vụ sản xuất nhưng phải thực hiện đúng thời gian, số truyền và lực kéo quy định [bằng cách dùng lực kế, công kế hoặc tính theo lực cản riêng của đất, xem phụ lục 7, bảng 6], không được rà máy kéo ở ruộng nước và ruộng không đồng đều có lực cản riêng của đất thay đổi liên tục và ở những nơi có độ dốc lớn hơn 5 độ.

2.1.8. Đối với các máy có tài liệu hướng dẫn cụ thể về rà của nhà máy chế tạo thì được tiến hành rà theo tài liệu đó. Đối với máy kéo không có tài liệu hướng dẫn thì tham khảo những máy tương đương để tiến hành rà.

2.2. Kỹ thuật rà trơn các loại máy công tác:

2.2.1. Các loại máy công tác là máy mới hoặc máy vừa sửa chữa nhiều bộ phận truyền động quan trọng, trước khi đưa vào sử dụng phải rà trơn theo nội dung và trình tự chung sau đây:

* Phải chuẩn bị máy như lau chùi, cho dầu mỡ, kiểm tra xiết chặt, kiểm tra phương tiện bảo vệ an toàn lao động.

* Chế độ rà cũng được tiến hành ở tốc độ thấp đến tốc độ bình thường và tăng tải từ nhỏ đến lớn.

* Trong quá trình rà phải theo dõi tình trạng làm việc của cả liên hiệp máy. Yêu cầu không có tiếng kêu khác thường, nóng quá mức hoặc rò rỉ dầu.

* Sau khi rà, xả dầu cũ, súc rửa sạch, thay dầu mới ở những nơi quy định.

2.2.2. Tuỳ theo từng loại máy công tác, yêu cầu tính chất công việc khác nhau, cần tiến hành rà khác nhau.

* Đối với các máy làm việc khi di động thì phải rà khi di động - máy cày, máy bừa [phụ lục 9 bảng 8].

* Đối với các máy làm việc vừa di động vừa nhận truyền lực từ trục thu công suất của máy kéo thì phải rà chạy không tại chỗ và rà khi di động [máy cắt lúa, cắt cỏ, phay...].

* Đối với các máy chỉ làm việc tĩnh tại thì phải rà tại chỗ [máy nghiền, thái, trộn...] phụ lục 10 bảng 9.

* Đối với các máy có động cơ riêng để truyền động hoặc máy tự hành thì rà theo mục 2.1.2.

PHỤ LỤC 1

BIỂU THEO DÕI QUÁ TRÌNH RÀ MÁY KÉO

Đơn vị:............................................................. [Biểu 1]

Biểu theo dõi quá trình rà máy kéo số…

Ngày rà

Số truyền

Trọng tải

Số giờ rà

Nhiên liệu tiêu thụ [lít]

Dầu nhờn động cơ tiêu thụ [lít]

Tình trạng kỹ thuật máy

Người phụ trách rà máy

Ghi chú

Loại trọng tải

Tính bằng lực [kG]

Đơn vị: ....................................................................................            [Biểu 2]

Biên bản rà máy kéo

Ký hiệu: .................................. Nơi sản xuất: ........................................................

Số đăng ký: ............................ Số động cơ: ............. Số khung: ..........................

Máy kéo mới hoặc vừa sửa chữa xong [đại tu, tiểu tu]: .................. [Năm]...........

Ngày bắt đầu rà: ...................................................................................................

Ngày kết thúc rà: ..................................................................................................

I. Rà chạy không

TT

Công việc

Thời gian rà [phút]

1

2

3

4

Rà động cơ chạy không

Rà số 1 không tải

Rà số 2 không tải

Rà số lùi

II. Rà có tải

Số truyền

Thời gian rà, giờ

Liên hợp máy

Lực kéo, kG

I

II

..............................

..............................

..............................

..............................

.............................

.............................

III. Sai hỏng trong quá trình rà trơn

TT

Sai hỏng

Ngày

Biện pháp khắc phục

Người khắc phục

Ghi chú

......

......

.................

.................

.............

.............

..................................

..................................

...........................

...........................

..............

..............

Kết luận về tình trạng kỹ thuật của máy sau khi rà

.................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Người thực hiện rà

Cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng đội công cụ cơ điện

Ngày ... tháng ... năm

Trạm [đội] trưởng

Trưởng phòng cơ khí hoặc người phụ trách cơ sở sử dụng

PHỤ LỤC 2

RÀ TRƠN ĐỘNG CƠ CHẠY KHÔNG

Bảng 1

Mã hiệu động cơ

Mã hiệu máy kéo

Thời gian rà [phút]

Số vòng quay trục khuỷu [v/ph]

Ghi chú

D-65

YUMZ.6

5

5

800 – 900

Tăng dần số vòng quay đến định mức

 

D-50

MTZ- 50/52

5

5

5

5

1.600 – 1.700

800 – 900

1.200 – 1.300

1.700

 

D-240

MTZ-80/82

5

5

5

800 – 900

Tăng dần số vòng quay đến định mức

2.200

 

D-110

U-650

5

10 - 15

700 – 800

Tăng dần tới số vòng quay 1.800

 

D-50

T-54 B

5

5

5

700 – 800

Tăng dần tới số vòng quay định mức

1.700

 

SMD-14

DT-75

5

5

10-15

500 – 600

Tăng dần tới số vòng quay định mức

1.700

 

D-180

T-100 M

10

Tăng dần số vòng quay từ thấp đến số vòng quay định mức 1.050

 

D-130 T

T-130

60

60

500 – 550

800 – 1.050

 

P-46

P-23

S-100

T-100 M

5

5

2.900

Tăng dần tới số vòng quay 3.500

 

PD-10

MTZ-50/52

5

1.600

 

PD-10 U

DT-75

MTZ-80/82

10

Tăng dần với số vòng quay 2.200

PHỤ LỤC 3

RÀ TRƠN HỆ THỐNG THỦY LỰC NÂNG HẠ

Bảng 2

Máy kéo

Số vòng quay trục khuỷu [vg/ph]

Thời gian rà [phút]

Khối lượng trọng vật đặt lên/kéo dọc cơ cấu treo [kg]

Ghi chú

YUMZ-6

MTZ 50/52

T-54 B

DT-75

700 – 800

1.600 – 1.750

800 – 900

1.700

700 - 1.000

1.700

900-1.000

1.700

10

10

10

10

10

10

10

10

100 – 150

100 – 150

100 – 150

100 – 150

500

500

PHỤ LỤC 4

RÀ MÁY KÉO CHẠY KHÔNG

Bảng 3

Máy kéo

Thời gian rà ở các số truyền [giờ]

Ghi chú

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

Số lùi

Cộng

 

YUMZ-6

Không giảm tốc

Có giảm tốc

 

1

1

0,5

1

1

-

-

-

-

0,5

5

 

MTZ-50/52

-

-

1

1

1

1

-

-

0,5

0,5

5

 

MTZ-80/82

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

5

 

T-150 K

Không giảm tốc

 

Có vòng ngoặt

Vòng êm dịu

 

 

 

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

-

0,25*

5

 

Có giảm tốc

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

-

-

2

 

T-54 B

-

-

-

1

1

1

1

0,5

0,5

-

5

 

DT-75

0,5**

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

-

-

0,5***

5,5

 

T-100 M

1

1

1

1

0,5

-

-

-

-

0,5

5

 

T-150

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

-

-

4

Ghi chú:           [*]         ở mỗi số truyền;

                                    [**]        0,5 cho mỗi số I và II chậm;

                                    [***]      Số 1 và số 2;

PHỤ LỤC 5

RÀ MÁY KÉO CÓ TẢI

Bảng 4

Máy kéo

Giai đoạn rà

Tải ở moóc [kg]

Thời gian rà ở các số truyền [giờ]

Tổng số thời gian [giờ]

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

MTZ-50/52

I

II

III

450

600

900

 

 

5

5

5

5

5

5

5

5

5

3

3

3

 

 

21

18

15

Cộng

54

YUM

Z-6

 

Không giảm tốc

Có giảm tốc

 

I

II

III

450

600

900

3

4

4

3

3,5

3,5

2

3,5

3,5

3

3,5

3,5

3

3,5

3,5

 

 

 

 

14

18

18

Cộng

90

MTZ-80/82

I

II

III

300-400

500-550

800-850

2

2

2

2

2

2

3

3

2

3

3

3

3

3

3

3

1

3

3

1

2

2

23

18

14

Cộng

55

T-54 B

 

Có giảm tốc

Không giảm tốc

 

I

II

III

400

700

1000

 

 

 

4

6

8

4

5

7

3

4

6

2

3

2

 

15

18

21

Cộng

54

DT-75

I

II

III

IV

500

1000

1500

2000

1+1

2+2

3+3

2+3

1+1

2+2

3+3

2+3

1

2

3

2

1

2

3

0,5

1

2

1

0,5

0,5

0,5

 

 

8

14,5

19

12,5

Cộng

54

T-100 M

I

II

III

IV

1500

1700

2500

2000

2

3

15

15

18

 

 

 

 

 

 

15

3

33

2

Cộng

53

T-130

I

II

III

1400¸1600

2000¸3000

4000¸5000

3

3

5

4

5

5

4

5

5

4

5

3

2

2

 

 

22

18

15

Cộng

55

Ghi chú: Ở các giai đoạn rà đều có rà thêm ở số I và số II có gài bộ tăng mô men quay.

PHỤ LỤC 6

RÀ SAU KHI MÁY THAY VÒNG GĂNG, PÍT TÔNG, XI LANH

Bảng 5

Chế độ rà

Số vòng quay trục khuỷu [vg/ph]

Thời gian

Rà nguội [+]

Động cơ chạy không

Máy kéo chạy không

Máy kéo có tải

600 ¸ 800 [++]

800 ¸ 1000 [++]

Số vòng quay định mức

-

-

3 phút

1 phút

1 giờ

20 phút

10 phút ở mỗi số truyền chính

2 giờ làm việc với 1/3 và 2/3 tải tiêu chuẩn ở số truyền I, II, III [mỗi trường hợp 20 phút]

+ Rà nguội: Dùng động cơ khởi động quay trục khuỷu động cơ chính lúc đầu có giảm áp, sau không giảm áp.

++ Đối với những động cơ có số vòng quay định mức dưới 100 vg/ph tiến hành rà ở 1/2 và 2/3 số vòng quay định mức, mỗi loại tốc độ rà trong 1 giờ.

PHỤ LỤC 7

LỰC CẢN RIÊNG CỦA MỘT SỐ MÁY NÔNG NGHIỆP

[DÙNG LÀM TẢI ĐỂ RÀ MÁY KÉO KHI CÓ TẢI]

Bảng 6

Tên máy

Công việc

Lực cản riêng [kG/cm2]

Ghi chú

Bừa răng

Trục lăn

Bừa đĩa

Máy xới

Máy gieo hàng trung bình

Máy gieo hàng hẹp

Máy cắt hàng

Bừa

Làm nhỏ đất

Xăm nhỏ đất

Xới toàn mặt

Gieo hạt

Gieo hạt

Cắt cây có hạt

50 ¸ 80

100 ¸ 180

120 ¸ 280

120 ¸ 260

100 ¸ 140

150 ¸ 180

120 ¸ 150

Tính số máy cần thiết:

P - lực cần ở móc [kG]

 

Cày

Cày đất nhẹ

Cày đất trung bình

Cày đất nặng

0,3 ¸ 0,4

0,4 ¸ 0,6

0,6 ¸ 0,8

Tính số lưỡi cày cần thiết:

N - số lưỡi cày cần thiết;

a - Độ sâu cày [cm]

b - Lực cản riêng [KG/cm2]

Rơ moóc

Chuyên chở trên đường đất cứng

Hệ số cản lăn 0,10 - 0,12

Trọng lượng cần thiết:

PHỤ LỤC 8

RÀ MÁY KÉO NHỎ HAI BÁNH [CÔNG NÔNG 7A*, ĐÔNG PHONG, BÔNG SEN 12]

Bảng 7A

Chế độ rà

Thời gian rà ở các số truyền [giờ]

Tổng cộng [giờ]

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

Động cơ chạy không

 

 

 

 

 

 

0,5

Tăng dần số vòng quay thấp đến số vòng quay định mức

Máy kéo chạy không

0,5

0,5

0,5

0,5

1

1

4

Trục phay quay 2 giờ ở cấp chậm

Máy kéo làm việc với 1/3 tải

3

3

3

3

-

-

12

 

Máy kéo làm việc với 2/3 tải

4

4

4

4

-

-

16

YZ - 12

Bảng 7B

Chế độ rà

Thời gian rà ở các thông số truyền [giờ]

Tổng cộng [giờ]

Ghi chú

1

2

3

4

Động cơ chạy không

 

 

 

 

10 phút

30 phút

Số vòng quay nhỏ nhất

Số vòng quay 1.500 vg/ph.

Máy kéo chạy không

1

1

1

1

4

Trục phay làm việc ở các số phay 1, 2, 3 trong 1 giờ [quay trơn không tải]

Máy kéo làm việc với 50% tải

3

3

3

3

12

 

Máy kéo làm việc với 70% tải

4

4

4

4

16

 

Máy kéo làm việc với 80% tải

4

4

4

4

16

Dùng phay để làm tĩnh tại và cho làm việc ở cấp phay chậm.

Ở số truyền 1 và 2, rà ở 1/3 tải ứng với độ sâu phay 4 - 5 cm.

Ở số truyền 1 và 2, rà ở 2/3 tải ứng với độ sâu phay 7 - 8 cm.

Ở số truyền 3 và 4, rà ở 1/3 tải ứng với độ sâu phay 4 - 5 cm.

Ở số truyền 3 và 4, rà ở 2/3 tải ứng với độ sâu phay 6 - 7 cm.

Đối với Công nông 7A rà một nửa thời gian ở cấp phay chậm và một nửa thời gian ở cấp phay nhanh [chú ý ở số truyền 4 chỉ được rà ở cấp phay chậm].

PHỤ LỤC 9

RÀ MÁY NÔNG NGHIỆP

Bảng 8

Tên máy

Thời gian rà [phút]

Ghi chú

Tĩnh tại

Di chuyển ở các số truyền

Ở 250-300 vg/ph

Ở 640 vg/ph

I

II

III

Cày, bừa, xới

-

-

5-10

-

 

Kiểm tra sự bắt chặt và khả năng làm việc của bộ phận nâng hạ, các gối đỡ

Máy gieo [rạch hàng bằng đĩa]

-

-

60

60

 

Kiểm tra sự bắt chặt và khả năng làm việc của bộ phận nâng hạ, các gối đỡ, các bộ phận truyền động

Máy gieo [rạch hàng bằng lưỡi]

-

-

30

30

30

nt

Máy cắt

10 -15

30

30

30

30

PHỤ LỤC 10

RÀ CÁC MÁY CÔNG TÁC TĨNH TẠI

Bảng 9

Thời gian rà [phút]

Ghi chú

Rà chạy không, vg/ph

Rà có tải [% công suất tiêu chuẩn]

Số vòng quay thấp

Số vòng quay trung bình

Số vòng quay định mức

15 - 20

30 - 50

60 - 80

5 - 10

5 - 10

5 - 10

60

60

60

Kiểm tra sự bắt chặt, khả năng làm việc của bộ phận truyền lực, các gối đỡ và bộ phận làm việc…

PHỤ LỤC 11

RÀ ĐỘNG CƠ CƠ KHÍ NHỎ TĨNH TẠI S - 320, D - 2 - 20, D - 12 VÀ D - 12MB

Bảng 10

Chế độ rà

Thời gian rà, giờ

Ghi chú

S-320,

 D-2-20

D-12M,

 D-12MB

Động cơ chạy không

0,5

0,5

Đầu tiên để ở số vòng quay thấp ổn định, sau tăng dần tới số vòng quay định mức

Động cơ có tải:

1/3

2/3

18

22

12

16

Dùng với các máy công tác, giữ không cho tải vượt quá mức quy định.

Ghi chú: Hiện tại trong sản xuất nông nghiệp đã được bổ sung thêm nhiều loại máy kéo và động cơ mới. Số liệu ở trong các phụ lục trình bày trên đây có tác dụng tham khảo khi tiến hành rà những máy kéo và động cơ cùng cỡ [N.B.S].

BẢNG ĐỐI CHIẾU NHIÊN LIỆU VÀ DẦU MỠ BÔI TRƠN CHO MÁY KÉO CỦA LIÊN XÔ VÀ MỘT SỐ HÃNG SẢN XUẤT

Dầu, mỡ Liên Xô

Gost

Dầu, mỡ nước ngoài

Nhà chế tạo

Dầu điezen + gia chất BHẩẩHẽ- 360 DC-11 [M10B] mùa hè

8581-63

Mobil và điezen 30

Dầu máy kéo SAE-30 Shell Rotella

T dầu 30

Essolube HD.30

Mobil và điezen 20 Tractor oil [dầu máy kéo]

Mobil

Shell

Esso

Mobil

DC-8 [M8B] mùa đông

8581-63

SAE-20 Shell Rotella T

dầu 20/20w

Essolube HD-20

Shell

Esso

Dầu ôtô máy kéo

 

 

 

AK11-10 mùa đông

1862-60

SAE-30 Shell Rotella

dầu 30

Shell

AK-15 mùa hè

1862-60

SAE-40 Shell Talpa

dầu 40 hay Shell Rotella

dầu 40

Shell

Mỡ YC-3

1033-51

Shell Retinax CD. Shell Retinax

Shell

Mỡ YCc-3

4366-56

Esso vạn năng

Mỡ H

Mỡ M.P

Esso

Mobil

Mỡ YC-2

1033-51

Shell Retinax T

Shell

Mỡ YCc-2

4366-56

 

 

Mỡ Xi a Chim-203

8773-58

Acroshell mỡ 6B, 7-8

Shell Retinax A, C, H, RB

Shell

Mỡ Xi a Chim-221

9433-60

Acroshell mỡ 6-14, 5B

MC-33, MC-44

Shell

Nhiên liệu điêzen

305-62

ASTM-10 DEF 2402

 

L. Xăng du lịch

2084-56

ASTM, 439-54 T Sort 70

Video liên quan

Chủ Đề