Dự kiến thi đại học năm 2023

  • Có công bằng khi bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do?

Về dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo [CSĐT] và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, hướng dẫn các CSĐT rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Từ năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh cách tính điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học.

Đối với chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Theo Bộ GD&ĐT, năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở nên thiếu công bằng.

Nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2  Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGĐT. Với cách tính này,  thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên/3 môn thì điểm ưu tiên sẽ càng giảm và sẽ không có thí sinh nào có điểm xét đại học vượt quá 30 điểm.

  • Tuyển sinh đại học thêm nhiều điểm mới có lợi và công bằng cho thí sinh

Bộ GD&ĐT thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, 2024 sẽ giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 đang triển khai.

Đây là quan điểm được Bộ GD&ĐT đưa ra trong hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, tổ chức ở Bắc Ninh.

Theo đó, Bộ GD&ĐT thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, 2024 sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, qua quá trình rà soát, xem xét nếu cần thiết, Bộ sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thuận tiện. Dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022.

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết một vài phương án thay đổi đã được dự kiến và lấy ý kiến chuyên gia.

Bộ GD&ĐT nhấn mạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cần thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay, điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng nên kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thành công, đạt được các mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Kỳ thi nghiêm túc, công bằng, an toàn, phù hợp thực tế công tác giáo dục phổ thông trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Quy chế thi, thời gian thi và cách thức tổ chức kỳ thi này cơ bản giữ như các năm trước.

Năm 2022 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức đăng ký dự thi trực tuyến. 93,12% thí sinh đã lựa chọn hình thức đăng ký này trong tổng hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Tỷ lệ thí sinh đăng ký đã tham dự kỳ thi là 98,75%. 18 thí sinh trong tổng số 79 thí sinh thuộc diện F0 dự thi. Trên cả nước có 2.243 điểm thi với 42.293 phòng thi được đặt tại địa phương nơi thí sinh theo học.

Bộ GD&ĐT đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã từng bước hướng đến đổi mới, trong đó, dễ nhận thấy nhất là ở phương diện công nghệ, kỹ thuật và chuyển đổi số, học sinh được đăng ký dự thi trực tuyến.

Ngoài ra, công tác ra đề ở một số môn cũng có bước đổi mới, từ đội ngũ nhân lực làm đề thi, đến các yêu cầu của đề thi. Đặc biệt, hai môn Ngữ văn, Lịch sử có một số điều chỉnh theo hướng phát huy sự sáng tạo ở thí sinh hơn.

Theo Zing news

Bài viết khác

    Tuyển sinh Đại học 2023: Nghiên cứu điều chỉnh quy trình đơn giản, gọn nhẹ hơn

    Ngày đăng: 20/10/2022 - Lượt xem: 204

    Nhìn lại Kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Sư phạm Mầm non 2022, nhiều chuyên gia đánh giá, với nhiều điều chỉnh về mặt kỹ thuật, nhất là thực hiện xét tuyển chung các phương thức đã mang đến những thuận lợi nhưng cũng tạo không ít khó khăn với các trường và thí sinh. Năm tới - 2023, bên cạnh việc sớm ban hành quy chế tuyển sinh, Bộ Giáo dục...

    Xem thêm [+]

    Tuyển sinh đại học năm 2023: Phải thuận lợi, ổn định

    Ngày đăng: 17/10/2022 - Lượt xem: 218

    Đến thời điểm này, kỳ tuyển sinh đại học [ĐH] năm 2022 cơ bản kết thúc. Đây là kỳ tuyển sinh có nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật với mục đích giảm thí sinh ảo cho các trường qua hình thức lọc ảo chung cho nhiều phương thức xét tuyển, nhưng cũng là kỳ tuyển sinh có thời gian kéo dài và các trường ĐH hoàn toàn bị động. Theo nhiều chuyên gia,...

    Xem thêm [+]

    Hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ trong tuyển sinh

    Ngày đăng: 16/10/2022 - Lượt xem: 225

    Công tác tuyển sinh năm 2022 đã có những điều chỉnh tích cực, nhất là chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Ngay sau khi kết thúc tuyển sinh đợt một, nhiều trường ĐH đã cơ bản hoàn thành công tác tuyển sinh cho năm học mới.

    Xem thêm [+]

    Quy chế tuyển sinh đại học cần công bố sớm và tránh rắc rối

    Ngày đăng: 11/10/2022 - Lượt xem: 246

    Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] đánh giá kỳ tuyển sinh đại học năm 2022 rất thành công khi tỉ lệ thí sinh ảo giảm hẳn, thí sinh cũng được bảo đảm quyền lựa chọn trường, chọn ngành và cơ hội trúng tuyển lớn nhất. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, ở góc độ kỹ thuật và triển khai thực tế, vẫn còn rất nhiều vấn...

    Xem thêm [+]

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề